Tình hình Kyrgyzstan trở nên căng thẳng khi tối 6/4, hàng nghìn người biểu tình ủng hộ phe đối lập tái chiếm trụ sở chính quyền tỉnh Talas ở Tây Bắc nước này.
Những người biểu tình đã đốt ảnh Tổng thống Kourmanbek Bakiev, dùng gậy gộc, đất đá và chai lọ chống lại sự can thiệp của cảnh sát, đập phá các cửa sổ, đốt lửa trong tòa nhà chính quyền và đốt xe của cảnh sát.
Hơn 400 cảnh sát đã được huy động ngăn chặn sự quá khích của những người biểu tình và cảnh sát phải sử dụng súng hơi cay để can thiệp. Bộ trưởng Nội vụ Kyrgyzstan Moldomusa Kongantiyev cho biết khu vực quảng trường trung tâm Talas và tòa nhà chính quyền tỉnh đã phải "sơ tán" vào lúc khuya 6/4, trong khi nhiều người, trong đó có cảnh sát, đã bị thương.
Trước đó, từ sáng 6/4, đám đông biểu tình đã tập trung tại Talas để phản đối việc tăng thuế các mặt hàng thiết thực và đòi Tỉnh trưởng Bolotbek Beishenbekov từ chức.
Nhiều người biểu tình đã xông vào bên trong tòa nhà chính quyền Talas với ý định bắt tỉnh trưởng làm con tin, nhưng cảnh sát đã can thiệp buộc họ phải rời khỏi tòa nhà.
Các cuộc bạo động này diễn ra một ngày sau khi đảng đối lập Phong trào Nhân dân thống nhất Kyrgyzstan kêu gọi biểu tình trên toàn quốc phản đối chính sách của Tổng thống Bakiev.
Từ nhiều tháng qua, phe đối lập đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền của Tổng thống Bakiev. Các nhà quan sát cho rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại nước này là nguyên nhân những căng thẳng chính trị hiện nay. Mỹ có đặt một căn cứ không quân tại quốc gia Trung Á này với chức năng chính là hỗ trợ các hoạt động quân sự của Mỹ ở Afghanistan, nước láng giềng của Kyrgyzstan.
Các nguồn tin cho biết, cùng ngày 6/4, tại thủ đô Bishkek, cảnh sát Kyrgyzstan đã bắt giữ một số nhân vật chính trị đối lập, trong đó có ông Almazbek Atambayev, cựu ứng cử viên tổng thống thuộc phe đối lập và ông Omurkbek Telebayev, người đứng đầu đảng đối lập chính Ata-Meken.
Thủ tướng Kyrgyzstan Daniar Usenov đã buộc tội phe đối lập âm mưu tổ chức cuộc nổi dậy vũ trang và coi đó là những hành động phá hoại cần phải bị trừng trị.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày 6/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ lo ngại trước việc người biểu tình chiếm giữ tòa nhà chính quyền ở Talas và kêu gọi các bên kiềm chế và giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại./.
Những người biểu tình đã đốt ảnh Tổng thống Kourmanbek Bakiev, dùng gậy gộc, đất đá và chai lọ chống lại sự can thiệp của cảnh sát, đập phá các cửa sổ, đốt lửa trong tòa nhà chính quyền và đốt xe của cảnh sát.
Hơn 400 cảnh sát đã được huy động ngăn chặn sự quá khích của những người biểu tình và cảnh sát phải sử dụng súng hơi cay để can thiệp. Bộ trưởng Nội vụ Kyrgyzstan Moldomusa Kongantiyev cho biết khu vực quảng trường trung tâm Talas và tòa nhà chính quyền tỉnh đã phải "sơ tán" vào lúc khuya 6/4, trong khi nhiều người, trong đó có cảnh sát, đã bị thương.
Trước đó, từ sáng 6/4, đám đông biểu tình đã tập trung tại Talas để phản đối việc tăng thuế các mặt hàng thiết thực và đòi Tỉnh trưởng Bolotbek Beishenbekov từ chức.
Nhiều người biểu tình đã xông vào bên trong tòa nhà chính quyền Talas với ý định bắt tỉnh trưởng làm con tin, nhưng cảnh sát đã can thiệp buộc họ phải rời khỏi tòa nhà.
Các cuộc bạo động này diễn ra một ngày sau khi đảng đối lập Phong trào Nhân dân thống nhất Kyrgyzstan kêu gọi biểu tình trên toàn quốc phản đối chính sách của Tổng thống Bakiev.
Từ nhiều tháng qua, phe đối lập đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền của Tổng thống Bakiev. Các nhà quan sát cho rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại nước này là nguyên nhân những căng thẳng chính trị hiện nay. Mỹ có đặt một căn cứ không quân tại quốc gia Trung Á này với chức năng chính là hỗ trợ các hoạt động quân sự của Mỹ ở Afghanistan, nước láng giềng của Kyrgyzstan.
Các nguồn tin cho biết, cùng ngày 6/4, tại thủ đô Bishkek, cảnh sát Kyrgyzstan đã bắt giữ một số nhân vật chính trị đối lập, trong đó có ông Almazbek Atambayev, cựu ứng cử viên tổng thống thuộc phe đối lập và ông Omurkbek Telebayev, người đứng đầu đảng đối lập chính Ata-Meken.
Thủ tướng Kyrgyzstan Daniar Usenov đã buộc tội phe đối lập âm mưu tổ chức cuộc nổi dậy vũ trang và coi đó là những hành động phá hoại cần phải bị trừng trị.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày 6/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ lo ngại trước việc người biểu tình chiếm giữ tòa nhà chính quyền ở Talas và kêu gọi các bên kiềm chế và giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại./.
(TTXVN/Vietnam+)