Mặc dù các ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất huy động tiền đồng trong khoảng từ 11 - 11,5%/năm được gần hai tuần nhưng tình hình huy động vẫn bình thường, không có sự gia tăng đột biến.
Minh bạch lãi suất
Ngay sau khi ACB phá rào và chính thức điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi lên mức cao nhất 11,6%/năm trong ngày 13/4, các nhà băng khác như BIDV, Vietinbank, VietBank, SHB, VIB, Tienphong Bank... cũng chính thức công bố lãi suất huy động tối đa ở mức 11,5%/năm. Đây cũng được xem là mức trần lãi suất huy động hiện nay của các ngân hàng.
Nhìn chung, mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi đã làm hài lòng khách hàng. Bởi nhiều tháng nay, mức lãi suất tối đa chỉ đạt 10,499%/năm kèm theo dự thưởng khuyến mãi nhưng không phải khách hàng nào gửi tiền cũng trúng thưởng.
Tuy nhiên, mức lãi suất mới về bản chất không cao so với mức trần huy động 10,5% trước đó vì ngoài lãi suất, các ngân hàng còn phải cộng thêm các loại phí khuyến mãi, các khoản thưởng thêm khác. Chính vì vậy, lãi suất tiền gửi thực tế đã trên 12%/năm từ lâu. Nay nếu không còn các khoản khuyến mãi trá hình mà ngân hàng phải buộc đưa ra để lách, thì mức lãi suất 11,5%/năm thực sự là thấp hơn mức mà họ đã phải trả và như thế là hạ lãi suất tiền gửi, chứ không phải cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi.
Theo Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, lãi suất huy động được công khai là tín hiệu rất tốt cho thị trường tín dụng, đã hợp thức hóa chuyện ngân hàng thương mại thu thêm phí khi huy động và trả thêm phí khi cho vay, làm cho thị trường tín dụng trở nên minh bạch hơn.
Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu thực phẩm Thông Tấn cũng cho rằng, việc công bố lãi suất huy động đồng nghĩa với việc các ngân hàng chấp nhận minh bạch hơn trong lãi suất cho vay, giúp người dân và doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định của mình.
Ngoài những lợi ích trên, các chuyên gia ngân hàng cũng nhận định, việc bỏ lãi trần lãi suất khiến các ngân hàng đỡ đau đầu nghĩ ra các loại mẹo để lách các quy định không phù hợp; các cơ quan Nhà nước bớt dùng biện pháp hành chính để can thiệp một cách không cần thiết vào nền kinh tế; cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau cũng lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, trên thị trường vẫn còn có những ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ xé rào, đưa lãi suất huy động lên cao bằng các chương trình khuyến mãi như tặng thêm tiền để thu hút khách.
Vốn vẫn chưa chạy theo lãi suất
Sau gần hai tuần các ngân hàng đưa ra biểu lãi suất mới hấp dẫn hơn trước nhưng theo ghi nhận của phóng viên Vietnam+ tại một số ngân hàng thì mức gửi tiền của người dân và doanh nghiệp vào ngân hàng có tăng nhưng mức tăng không đáng kể.
Theo một số ngân hàng, khách hàng đến gửi tiền chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn và mức tiền gửi cũng không nhiều. Nguyên nhân được nhiều ngân hàng đưa ra là đợt điều chỉnh lãi suất lần này rơi đúng vào tuần nghỉ lễ dài ngày nên vẫn chưa thấy được xu hướng rõ ràng của vốn huy động vào ngân hàng.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản và chứng khoán đang sôi động nên ít nhiều cũng tác động đến kênh tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. Để có cái nhìn toàn diện về xu hướng tiền gửi thì cần đợi sau một hai tháng kể từ ngày áp dụng lãi suất mới.
Giám đốc chi nhánh của một ngân hàng quốc doanh cho biết việc niêm yết mức lãi suất huy động cao hơn chỉ có thể giúp chi nhánh này giữ khách hàng ở lại chứ không làm tăng huy động.
Nhiều ngân hàng cũng nhận định, thực chất mức lãi suất huy động hiện giờ của các ngân hàng cũng không cao hơn so với lãi suất của tháng trước, chỉ là các ngân hàng giảm bớt các chương trình khuyến mãi so với trước đây để tăng lãi suất huy động thực tế lên./.
Minh bạch lãi suất
Ngay sau khi ACB phá rào và chính thức điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi lên mức cao nhất 11,6%/năm trong ngày 13/4, các nhà băng khác như BIDV, Vietinbank, VietBank, SHB, VIB, Tienphong Bank... cũng chính thức công bố lãi suất huy động tối đa ở mức 11,5%/năm. Đây cũng được xem là mức trần lãi suất huy động hiện nay của các ngân hàng.
Nhìn chung, mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi đã làm hài lòng khách hàng. Bởi nhiều tháng nay, mức lãi suất tối đa chỉ đạt 10,499%/năm kèm theo dự thưởng khuyến mãi nhưng không phải khách hàng nào gửi tiền cũng trúng thưởng.
Tuy nhiên, mức lãi suất mới về bản chất không cao so với mức trần huy động 10,5% trước đó vì ngoài lãi suất, các ngân hàng còn phải cộng thêm các loại phí khuyến mãi, các khoản thưởng thêm khác. Chính vì vậy, lãi suất tiền gửi thực tế đã trên 12%/năm từ lâu. Nay nếu không còn các khoản khuyến mãi trá hình mà ngân hàng phải buộc đưa ra để lách, thì mức lãi suất 11,5%/năm thực sự là thấp hơn mức mà họ đã phải trả và như thế là hạ lãi suất tiền gửi, chứ không phải cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi.
Theo Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, lãi suất huy động được công khai là tín hiệu rất tốt cho thị trường tín dụng, đã hợp thức hóa chuyện ngân hàng thương mại thu thêm phí khi huy động và trả thêm phí khi cho vay, làm cho thị trường tín dụng trở nên minh bạch hơn.
Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu thực phẩm Thông Tấn cũng cho rằng, việc công bố lãi suất huy động đồng nghĩa với việc các ngân hàng chấp nhận minh bạch hơn trong lãi suất cho vay, giúp người dân và doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định của mình.
Ngoài những lợi ích trên, các chuyên gia ngân hàng cũng nhận định, việc bỏ lãi trần lãi suất khiến các ngân hàng đỡ đau đầu nghĩ ra các loại mẹo để lách các quy định không phù hợp; các cơ quan Nhà nước bớt dùng biện pháp hành chính để can thiệp một cách không cần thiết vào nền kinh tế; cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau cũng lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, trên thị trường vẫn còn có những ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ xé rào, đưa lãi suất huy động lên cao bằng các chương trình khuyến mãi như tặng thêm tiền để thu hút khách.
Vốn vẫn chưa chạy theo lãi suất
Sau gần hai tuần các ngân hàng đưa ra biểu lãi suất mới hấp dẫn hơn trước nhưng theo ghi nhận của phóng viên Vietnam+ tại một số ngân hàng thì mức gửi tiền của người dân và doanh nghiệp vào ngân hàng có tăng nhưng mức tăng không đáng kể.
Theo một số ngân hàng, khách hàng đến gửi tiền chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn và mức tiền gửi cũng không nhiều. Nguyên nhân được nhiều ngân hàng đưa ra là đợt điều chỉnh lãi suất lần này rơi đúng vào tuần nghỉ lễ dài ngày nên vẫn chưa thấy được xu hướng rõ ràng của vốn huy động vào ngân hàng.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản và chứng khoán đang sôi động nên ít nhiều cũng tác động đến kênh tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. Để có cái nhìn toàn diện về xu hướng tiền gửi thì cần đợi sau một hai tháng kể từ ngày áp dụng lãi suất mới.
Giám đốc chi nhánh của một ngân hàng quốc doanh cho biết việc niêm yết mức lãi suất huy động cao hơn chỉ có thể giúp chi nhánh này giữ khách hàng ở lại chứ không làm tăng huy động.
Nhiều ngân hàng cũng nhận định, thực chất mức lãi suất huy động hiện giờ của các ngân hàng cũng không cao hơn so với lãi suất của tháng trước, chỉ là các ngân hàng giảm bớt các chương trình khuyến mãi so với trước đây để tăng lãi suất huy động thực tế lên./.
Minh Thuý (Vietnam+)