Tại Hội thảo báo cáo khảo sát, nghiên cứu các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp ngày 17/10 do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức, ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng Quản lý Báo chí Trung ương (Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông) nhận định, tình trạng cản trở nhà báo tác nghiệp ngày càng gia tăng và các đối tượng manh động, tinh vi…
Chỉ tính trong hai năm gần đây, đã có 12 vụ với tính chất nghiêm trọng được báo chí phản ánh. Đó là trường hợp của nhà báo Thế Dũng (báo Người Lao động) bị kẻ thủ ác hành hung dã man tại Lạng Sơn, sau đó chúng còn táo tợn khi đưa anh lên xe chở đến đồn công an.
Gần đây, vào 14/6/2011, hai phóng viên của VTC và báo An ninh Thủ đô đã bị côn đồ chửi bới, đánh vào mặt ngay tại Thủ đô Hà Nội. Ngày 30/5/2011, nhà báo Võ Thanh Mai (báo Nông nghiệp Việt Nam) trong khi đổ xăng bị hai đối tượng bịt mặt lao vào dùng dao tấn công…
Đấy chỉ là một số ít nhưng câu chuyện cánh báo chí bị đối xử thậm tệ trong quá trình tác nghiệp, hoặc bị trả thù. Còn những tin nhắn, cuộc gọi thoại có tính chất đe dọa thì rất nhiều. Mới nhất, nhà báo Vũ Tiến Dũng (Đài Phát thanh truyền hình Lào Cai) nhận được tin nhắn với nội dung sởn da gà: “Đợt này mày chết rồi con ạ… Tao chỉ khóc thương cho mày khi vợ trẻ, con thơ…”
Kể ra chuyện phóng viên báo Hà Nội Mới bị một đối tượng vi phạm luật giao thông “đạp tung máy ảnh,” nhà báo Nguyễn Thanh Hà (Tổng thư ký Tòa soạn, Báo điện tử VTC News) cho rằng, nguyên nhân khiến cánh báo chí bị tấn công chính là việc chưa có một cơ chế pháp luật đồng bộ, đủ mạnh để bảo vệ phóng viên tác nghiệp. Cho dù, quyền của phóng viên đã được quy định, nhưng cơ chế thực thi còn chưa cụ thể.
Ở một góc độ khác, báo cáo điều tra cũng nêu ra nguyên nhân của việc nhà báo bị cản trở. Có tới 55,47% ý kiến từ khảo sát cho rằng đó là do phóng viên thiếu kỹ năng làm việc, gây khó chịu cho đối tượng; 8,07% là do nhà báo, phóng viên có “dụng ý xấu” khi đặt vấn đề làm việc và 13,8% do không khách quan khi đặt vấn đề làm việc.
Chuyện thiếu kỹ năng làm việc có thể đơn giản chỉ là không biết trình bày nguyện vọng, đặt vấn đề phỏng vấn khi liên hệ trước, hoặc gặp đối tượng tại hiện trường. Từ chuyện này, việc mất uy tín và dẫn đến mất quan hệ khiến việc liên hệ tác nghiệp càng khó khăn hơn.
Theo bà Kim Chi, Trưởng Ban Kiểm tra của Hội Nhà báo Việt Nam, cách giao tiếp của một số phóng viên trẻ còn hạn chế, thiếu sự khéo léo. Bên cạnh đó, nhiều phóng viên khi phát hiện ra đề tài, không có sự báo cáo với tòa soạn để nhận chỉ đạo cũng như phối hợp làm việc...
Tuy nhiên, cho dù cản trở tác nghiệp, nhưng việc hành hung gây thương tích là khó có thể chấp nhận. Thế nhưng, rất nhiều vụ việc phóng viên bị tấn công lại chưa được cơ quan chức năng xử lý nhanh chóng.
Bên cạnh đó, việc coi phóng viên, nhà báo đi tác nghiệp có phải là người thi hành công vụ hay không vẫn còn được bàn cãi. Điều đó dẫn đến việc nhiều tình huống bị cản trở, xâm hại đến mức xử lý hình sự trong khi tác nghiệp nhưng hầu hết lại được xử lý không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi…
Theo thống kê của Hội Nhà báo Việt Nam, từ 2006 đến quý I/2010 có 13 vụ hành hung phóng viên, song chỉ có 4 vụ được khởi tố.
Bà Kim Chi nói, Hội đã kiến nghị Quốc hội khi chỉnh sửa Luật cần bổ sung chi tiết nhà báo tác nghiệp phải được coi là thi hành công vụ.
Ở góc độ tòa soạn, để bảo vệ cho phóng viên của mình, ông Nguyễn Thanh Hà cho biết, VTC luôn có quy chế làm việc đặc biệt đối với các trường hợp phóng sự điều tra, vụ việc bảo vệ người tiêu dùng. Báo này cũng hạn chế số người biết thông tin trong một số trường hợp, và người biết vụ việc có khi chỉ là Tổng biên tập, Thư ký tòa soạn, Trưởng ban và phóng viên liên quan mà thôi.
Một số tòa soạn thường xuyên hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ khi tác nghiệp tại “hiện trường nóng” với các phóng viên trẻ, giúp họ có những kinh nghiệm ứng phó trong các tình huống xấu.
Đông đảo nhà báo tham gia vào khảo sát thì cho rằng, ngoài việc tuyên truyền giáo dục cho các nhà báo cũng như người dân hiểu luật, thì cần kiện toàn luật pháp, nâng cao vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam… là rất quan trọng.
Ông Hà đề nghị Hội Nhà báo, Bộ Thông tin và Truyền thông cần có Quỹ để hỗ trợ các nhà báo bị thương tật khi tác nghiệp, hoặc có chế độ nếu họ không may bị thiệt mạng. Có như thế, các nhà báo, phóng viên mới yên tâm lao vào điểm nóng để tác nghiệp.
Còn nhóm chuyên gia nghiên cứu cho rằng, cần xây dựng một tội riêng về cản trở, hành hung phóng viên khi tác nghiệp, bổ sung vào Bộ Luật hình sự. Ngoài ra, cần xây dựng một Thông tư hướng dẫn, làm rõ Nghị định 02/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản (hành vi cản trở chưa được làm rõ, nội dung xử phạt còn chung chung)…
Trong lúc chờ đợi luật pháp sửa đổi hoàn thiện cũng như sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí cần có cơ chế tự trau dồi, nâng cao, chia sẻ kỹ năng tác nghiệp, hỗ trợ, bảo vệ nhau trước hành vi cản trở báo chí./.
Chỉ tính trong hai năm gần đây, đã có 12 vụ với tính chất nghiêm trọng được báo chí phản ánh. Đó là trường hợp của nhà báo Thế Dũng (báo Người Lao động) bị kẻ thủ ác hành hung dã man tại Lạng Sơn, sau đó chúng còn táo tợn khi đưa anh lên xe chở đến đồn công an.
Gần đây, vào 14/6/2011, hai phóng viên của VTC và báo An ninh Thủ đô đã bị côn đồ chửi bới, đánh vào mặt ngay tại Thủ đô Hà Nội. Ngày 30/5/2011, nhà báo Võ Thanh Mai (báo Nông nghiệp Việt Nam) trong khi đổ xăng bị hai đối tượng bịt mặt lao vào dùng dao tấn công…
Đấy chỉ là một số ít nhưng câu chuyện cánh báo chí bị đối xử thậm tệ trong quá trình tác nghiệp, hoặc bị trả thù. Còn những tin nhắn, cuộc gọi thoại có tính chất đe dọa thì rất nhiều. Mới nhất, nhà báo Vũ Tiến Dũng (Đài Phát thanh truyền hình Lào Cai) nhận được tin nhắn với nội dung sởn da gà: “Đợt này mày chết rồi con ạ… Tao chỉ khóc thương cho mày khi vợ trẻ, con thơ…”
Kể ra chuyện phóng viên báo Hà Nội Mới bị một đối tượng vi phạm luật giao thông “đạp tung máy ảnh,” nhà báo Nguyễn Thanh Hà (Tổng thư ký Tòa soạn, Báo điện tử VTC News) cho rằng, nguyên nhân khiến cánh báo chí bị tấn công chính là việc chưa có một cơ chế pháp luật đồng bộ, đủ mạnh để bảo vệ phóng viên tác nghiệp. Cho dù, quyền của phóng viên đã được quy định, nhưng cơ chế thực thi còn chưa cụ thể.
Ở một góc độ khác, báo cáo điều tra cũng nêu ra nguyên nhân của việc nhà báo bị cản trở. Có tới 55,47% ý kiến từ khảo sát cho rằng đó là do phóng viên thiếu kỹ năng làm việc, gây khó chịu cho đối tượng; 8,07% là do nhà báo, phóng viên có “dụng ý xấu” khi đặt vấn đề làm việc và 13,8% do không khách quan khi đặt vấn đề làm việc.
Chuyện thiếu kỹ năng làm việc có thể đơn giản chỉ là không biết trình bày nguyện vọng, đặt vấn đề phỏng vấn khi liên hệ trước, hoặc gặp đối tượng tại hiện trường. Từ chuyện này, việc mất uy tín và dẫn đến mất quan hệ khiến việc liên hệ tác nghiệp càng khó khăn hơn.
Theo bà Kim Chi, Trưởng Ban Kiểm tra của Hội Nhà báo Việt Nam, cách giao tiếp của một số phóng viên trẻ còn hạn chế, thiếu sự khéo léo. Bên cạnh đó, nhiều phóng viên khi phát hiện ra đề tài, không có sự báo cáo với tòa soạn để nhận chỉ đạo cũng như phối hợp làm việc...
Tuy nhiên, cho dù cản trở tác nghiệp, nhưng việc hành hung gây thương tích là khó có thể chấp nhận. Thế nhưng, rất nhiều vụ việc phóng viên bị tấn công lại chưa được cơ quan chức năng xử lý nhanh chóng.
Bên cạnh đó, việc coi phóng viên, nhà báo đi tác nghiệp có phải là người thi hành công vụ hay không vẫn còn được bàn cãi. Điều đó dẫn đến việc nhiều tình huống bị cản trở, xâm hại đến mức xử lý hình sự trong khi tác nghiệp nhưng hầu hết lại được xử lý không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi…
Theo thống kê của Hội Nhà báo Việt Nam, từ 2006 đến quý I/2010 có 13 vụ hành hung phóng viên, song chỉ có 4 vụ được khởi tố.
Bà Kim Chi nói, Hội đã kiến nghị Quốc hội khi chỉnh sửa Luật cần bổ sung chi tiết nhà báo tác nghiệp phải được coi là thi hành công vụ.
Ở góc độ tòa soạn, để bảo vệ cho phóng viên của mình, ông Nguyễn Thanh Hà cho biết, VTC luôn có quy chế làm việc đặc biệt đối với các trường hợp phóng sự điều tra, vụ việc bảo vệ người tiêu dùng. Báo này cũng hạn chế số người biết thông tin trong một số trường hợp, và người biết vụ việc có khi chỉ là Tổng biên tập, Thư ký tòa soạn, Trưởng ban và phóng viên liên quan mà thôi.
Một số tòa soạn thường xuyên hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ khi tác nghiệp tại “hiện trường nóng” với các phóng viên trẻ, giúp họ có những kinh nghiệm ứng phó trong các tình huống xấu.
Đông đảo nhà báo tham gia vào khảo sát thì cho rằng, ngoài việc tuyên truyền giáo dục cho các nhà báo cũng như người dân hiểu luật, thì cần kiện toàn luật pháp, nâng cao vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam… là rất quan trọng.
Ông Hà đề nghị Hội Nhà báo, Bộ Thông tin và Truyền thông cần có Quỹ để hỗ trợ các nhà báo bị thương tật khi tác nghiệp, hoặc có chế độ nếu họ không may bị thiệt mạng. Có như thế, các nhà báo, phóng viên mới yên tâm lao vào điểm nóng để tác nghiệp.
Còn nhóm chuyên gia nghiên cứu cho rằng, cần xây dựng một tội riêng về cản trở, hành hung phóng viên khi tác nghiệp, bổ sung vào Bộ Luật hình sự. Ngoài ra, cần xây dựng một Thông tư hướng dẫn, làm rõ Nghị định 02/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản (hành vi cản trở chưa được làm rõ, nội dung xử phạt còn chung chung)…
Trong lúc chờ đợi luật pháp sửa đổi hoàn thiện cũng như sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí cần có cơ chế tự trau dồi, nâng cao, chia sẻ kỹ năng tác nghiệp, hỗ trợ, bảo vệ nhau trước hành vi cản trở báo chí./.
Phương Chi (Vietnam+)