Tình trạng cư trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc ngày càng gia tăng đang ngày càng ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lao động Việt Nam, dẫn đến nguy cơ đánh mất thị trường này.
Nguy cơ hiển hiện
Nhìn chung, đa số người lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc đánh giá cao về sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo… Chính vì vậy số lượng người lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động lựa chọn luôn dẫn đầu so với lao động của 14 quốc gia khác.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, hình ảnh của lao động Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do số lượng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Theo thống kê của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, trong tổng số trên 60.000 lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại Hàn Quốc, có 8.780 người đang cư trú bất hợp pháp, đứng đầu về số lượng so với các quốc gia phái cử khác (Trung Quốc là 5.100 người, Philippines là 4.958 người, Indonesia là 3.728 người, Mông Cổ là 3.515 người và Thái Lan là 3.216 người).
Nghiêm trọng hơn, tình trạng người lao động bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào Hàn Quốc cũng tăng lên trong thời gian gần đây.
Bên cạnh đó, người lao động Việt Nam đang bị phía Hàn Quốc xếp vào tốp dẫn đầu so với các nước khác về yêu cầu đòi chuyển đổi chỗ làm việc với các lý do không chính đáng (chiếm tỷ lệ 32%). Một bộ phận người lao động Việt Nam chưa có ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động, kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn còn nhiều hạn chế.
Tình trạng này đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh lao động Việt Nam và tình hình hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã cân nhắc đến biện pháp hạn chế việc tổ chức kỳ kiểm tra tiếng Hàn hoặc cắt giảm chỉ tiêu tiếp nhận lao động Việt Nam.
Hậu quả của tình trạng cư trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc ngày càng gia tăng là nước này đã phải hủy đợt kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng Hàn tổ chức vào ngày 7/8 vừa qua. Đợt kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng Hàn bị hủy khiến khoảng 16.500 lao động Việt Nam sẽ mất cơ hội đi lao động tại Hàn Quốc trong thời gian tới.
Đó mới chỉ là hồi chuông cảnh báo, nếu tình trạng trên trở nên nghiêm trọng hơn thì phía Hàn Quốc có thể sẽ áp dụng biện pháp dừng thực hiện thỏa thuận phái cử lao động Việt Nam sang Hàn Quốc.
Tìm giải pháp khắc phục
Đứng trước nguy cơ mất thị trường Hàn Quốc, ông Đào Công Hải - phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: “Trước tình trạng người lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp và chuyển đổi nơi làm việc vì lý do không chính đáng gia tăng, lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã giao cho Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án ngăn ngừa tình trạng cư trú bất hợp pháp và chuyển đổi nơi làm việc vì lý do không chính đáng của người lao động làm việc tại Hàn Quốc.”
Theo ông Hải, đề án đã đưa ra một số giải pháp như: thay đổi cách thức tuyển chọn lao động trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp, xử phạt các trường hợp cư trú bất hợp pháp; áp dụng biện pháp hạn chế tuyển chọn người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc từ các xã, phường có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao; áp dụng hình thức đặt cọc hoặc bảo lãnh để chống bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp đồng thời tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về trách nhiệm phải về nước đúng hạn...
Bên cạnh đó, nhằm góp phần cải thiện tình trạng cư trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Đại diện cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tại Việt Nam cũng cho biết, Chính phủ Hàn Quốc cũng đang thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại nước này.
Hiện nay, Cảnh sát tư pháp của Hàn Quốc tăng cường tổ chức các lực lượng để truy quét gắt gao lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng hình thức xử phạt đối với chủ sử dụng lao động sử dụng lao động bất hợp pháp. Cụ thể, các chủ sử dụng này sẽ bị phạt tiền tối đa 20.000 USD, bị cấm vĩnh viễn không được sử dụng lao động nước ngoài hoặc có thể bị cấm hoạt động.
Mặt khác, người lao động cư trú bất hợp pháp sẽ bị xử phạt tối đa 40 triệu won (hơn 700 triệu đồng) hoặc bị phạt tù tối đa là 12 tháng. Trong trường hợp người lao động không nộp phạt thì sẽ bị buộc phải cải tạo lao động để đủ tiền nộp phạt. Những lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ không bao giờ được quay trở lại nước này làm việc./.
Nguy cơ hiển hiện
Nhìn chung, đa số người lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc đánh giá cao về sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo… Chính vì vậy số lượng người lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động lựa chọn luôn dẫn đầu so với lao động của 14 quốc gia khác.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, hình ảnh của lao động Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do số lượng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Theo thống kê của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, trong tổng số trên 60.000 lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại Hàn Quốc, có 8.780 người đang cư trú bất hợp pháp, đứng đầu về số lượng so với các quốc gia phái cử khác (Trung Quốc là 5.100 người, Philippines là 4.958 người, Indonesia là 3.728 người, Mông Cổ là 3.515 người và Thái Lan là 3.216 người).
Nghiêm trọng hơn, tình trạng người lao động bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào Hàn Quốc cũng tăng lên trong thời gian gần đây.
Bên cạnh đó, người lao động Việt Nam đang bị phía Hàn Quốc xếp vào tốp dẫn đầu so với các nước khác về yêu cầu đòi chuyển đổi chỗ làm việc với các lý do không chính đáng (chiếm tỷ lệ 32%). Một bộ phận người lao động Việt Nam chưa có ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động, kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn còn nhiều hạn chế.
Tình trạng này đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh lao động Việt Nam và tình hình hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã cân nhắc đến biện pháp hạn chế việc tổ chức kỳ kiểm tra tiếng Hàn hoặc cắt giảm chỉ tiêu tiếp nhận lao động Việt Nam.
Hậu quả của tình trạng cư trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc ngày càng gia tăng là nước này đã phải hủy đợt kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng Hàn tổ chức vào ngày 7/8 vừa qua. Đợt kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng Hàn bị hủy khiến khoảng 16.500 lao động Việt Nam sẽ mất cơ hội đi lao động tại Hàn Quốc trong thời gian tới.
Đó mới chỉ là hồi chuông cảnh báo, nếu tình trạng trên trở nên nghiêm trọng hơn thì phía Hàn Quốc có thể sẽ áp dụng biện pháp dừng thực hiện thỏa thuận phái cử lao động Việt Nam sang Hàn Quốc.
Tìm giải pháp khắc phục
Đứng trước nguy cơ mất thị trường Hàn Quốc, ông Đào Công Hải - phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: “Trước tình trạng người lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp và chuyển đổi nơi làm việc vì lý do không chính đáng gia tăng, lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã giao cho Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án ngăn ngừa tình trạng cư trú bất hợp pháp và chuyển đổi nơi làm việc vì lý do không chính đáng của người lao động làm việc tại Hàn Quốc.”
Theo ông Hải, đề án đã đưa ra một số giải pháp như: thay đổi cách thức tuyển chọn lao động trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp, xử phạt các trường hợp cư trú bất hợp pháp; áp dụng biện pháp hạn chế tuyển chọn người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc từ các xã, phường có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao; áp dụng hình thức đặt cọc hoặc bảo lãnh để chống bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp đồng thời tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về trách nhiệm phải về nước đúng hạn...
Bên cạnh đó, nhằm góp phần cải thiện tình trạng cư trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Đại diện cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tại Việt Nam cũng cho biết, Chính phủ Hàn Quốc cũng đang thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại nước này.
Hiện nay, Cảnh sát tư pháp của Hàn Quốc tăng cường tổ chức các lực lượng để truy quét gắt gao lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng hình thức xử phạt đối với chủ sử dụng lao động sử dụng lao động bất hợp pháp. Cụ thể, các chủ sử dụng này sẽ bị phạt tiền tối đa 20.000 USD, bị cấm vĩnh viễn không được sử dụng lao động nước ngoài hoặc có thể bị cấm hoạt động.
Mặt khác, người lao động cư trú bất hợp pháp sẽ bị xử phạt tối đa 40 triệu won (hơn 700 triệu đồng) hoặc bị phạt tù tối đa là 12 tháng. Trong trường hợp người lao động không nộp phạt thì sẽ bị buộc phải cải tạo lao động để đủ tiền nộp phạt. Những lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ không bao giờ được quay trở lại nước này làm việc./.
Hồng Kiều (Vietnnam+)