Sáng 5/3 tại Vientiane đã khai mạc Hội nghị Liên hợp quốc khu vực Á-Âu nhằm kiểm điểm thực hiện Chương trình hành động Almaty (APA) về các nước đang phát triển không có biển trong thời gian qua.
Tham dự hội nghị có 23 Bộ trưởng, Thứ trưởng của các nước trong khu vực Á-Âu, các nước quá cảnh, các đối tác phát triển và đại diện Liên hợp quốc.
Phát biểu khai mạc, ông Thongloun Sisoulith, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào chân thành cảm ơn các đại biểu đã tham dự hội nghị.
Phó Thủ tướng Lào đánh giá cao tiến bộ đạt được trong việc thực hiện Chương trình hành động Almaty (APA) trong một thập kỷ qua đã giải quyết các nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển không giáp biển trong một khuôn khổ toàn cầu mới về hợp tác vận tải quá cảnh đối với các nước đang phát triển không giáp biển và tin tưởng hội nghị sẽ chuẩn bị tốt cho các chương trình hành động tiếp theo.
Hội nghị đánh giá trong thời gian qua các nước đang phát triển không có biển, các nước quá cảnh tại lục địa Á-Âu và cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực lớn nhằm thực hiện Chương trình hành động Almaty.
Các lĩnh vực ưu tiên trong Chương trình hành động Almaty đã có những thành công như một số nước đã ký kết hoặc đang xây dựng các thỏa thuận nhằm hài hòa hóa, đơn giản hoá và tiêu chuẩn hóa các thủ tục, giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh người, hàng hóa; cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và năng lượng được chú trọng phát triển; quỹ đường được thành lập ở một số nước giúp huy động vốn bảo trì đường xá; giá trị xuất khẩu của một số nước trong một vài năm gần đây đã tăng trở lại, thủ tục xuất, nhập khẩu được đơn giản hóa hơn giúp tiết kiệm thời gian.
Đại diện đoàn Việt Nam, ông Hà Kim Ngọc,Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, với tư cách là nước đang phát triển quá cảnh, Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực trong các khuôn khổ khu vực, tiểu khu vực và song phương nhằm hỗ trợ các nước không có biển nói chung và Lào nói riêng.
Các nước ASEAN hiện đang tích cực triển khai Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) trên cả ba lĩnh vực là kết nối cơ sở hạ tầng, kết nối thể chế và kết nối con người.
Trong tiểu khu vực sông Mekong mở rộng, Việt Nam và Lào đang thực hiện thí điểm “một cửa-một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo-Đenxavanh, nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho đi lại và vận chuyển hàng hóa, không chỉ giữa hai nước, mà trên cả tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây nối liền bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Là nước quá cảnh chính của Lào, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hợp tác với Lào nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều với mục tiêu đạt 2 tỷ USD vào năm 2015.
Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tư hàng đầu tại Lào và có nhiều dự án hợp tác, đặc biệt là trong việc kết nối đường bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho Lào sử dụng các cảng biển của Việt Nam trong xuất, nhập khẩu.
Để thực hiện thành công Chương trình hành động Almaty và các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế cần tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có các nước không có biển và các nước quá cảnh./.
Tham dự hội nghị có 23 Bộ trưởng, Thứ trưởng của các nước trong khu vực Á-Âu, các nước quá cảnh, các đối tác phát triển và đại diện Liên hợp quốc.
Phát biểu khai mạc, ông Thongloun Sisoulith, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào chân thành cảm ơn các đại biểu đã tham dự hội nghị.
Phó Thủ tướng Lào đánh giá cao tiến bộ đạt được trong việc thực hiện Chương trình hành động Almaty (APA) trong một thập kỷ qua đã giải quyết các nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển không giáp biển trong một khuôn khổ toàn cầu mới về hợp tác vận tải quá cảnh đối với các nước đang phát triển không giáp biển và tin tưởng hội nghị sẽ chuẩn bị tốt cho các chương trình hành động tiếp theo.
Hội nghị đánh giá trong thời gian qua các nước đang phát triển không có biển, các nước quá cảnh tại lục địa Á-Âu và cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực lớn nhằm thực hiện Chương trình hành động Almaty.
Các lĩnh vực ưu tiên trong Chương trình hành động Almaty đã có những thành công như một số nước đã ký kết hoặc đang xây dựng các thỏa thuận nhằm hài hòa hóa, đơn giản hoá và tiêu chuẩn hóa các thủ tục, giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh người, hàng hóa; cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và năng lượng được chú trọng phát triển; quỹ đường được thành lập ở một số nước giúp huy động vốn bảo trì đường xá; giá trị xuất khẩu của một số nước trong một vài năm gần đây đã tăng trở lại, thủ tục xuất, nhập khẩu được đơn giản hóa hơn giúp tiết kiệm thời gian.
Đại diện đoàn Việt Nam, ông Hà Kim Ngọc,Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, với tư cách là nước đang phát triển quá cảnh, Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực trong các khuôn khổ khu vực, tiểu khu vực và song phương nhằm hỗ trợ các nước không có biển nói chung và Lào nói riêng.
Các nước ASEAN hiện đang tích cực triển khai Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) trên cả ba lĩnh vực là kết nối cơ sở hạ tầng, kết nối thể chế và kết nối con người.
Trong tiểu khu vực sông Mekong mở rộng, Việt Nam và Lào đang thực hiện thí điểm “một cửa-một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo-Đenxavanh, nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho đi lại và vận chuyển hàng hóa, không chỉ giữa hai nước, mà trên cả tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây nối liền bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Là nước quá cảnh chính của Lào, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hợp tác với Lào nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều với mục tiêu đạt 2 tỷ USD vào năm 2015.
Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tư hàng đầu tại Lào và có nhiều dự án hợp tác, đặc biệt là trong việc kết nối đường bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho Lào sử dụng các cảng biển của Việt Nam trong xuất, nhập khẩu.
Để thực hiện thành công Chương trình hành động Almaty và các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế cần tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có các nước không có biển và các nước quá cảnh./.
Hoàng Chương/Vientiane (Vietnam+)