Hy vọng Chính phủ Lào sẽ được công nhận là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang dần trở thành hiện thực sau phiên họp lần thứ 10 của Nhóm làm việc về vấn đề gia nhập WTO của Lào vừa kết thúc cuối tuần qua tại Geneva.
Trưởng đoàn đàm phán Lào, Bộ trưởng Bộ Công thương Lào Nam Viyaketh, cho biết phiên họp lần thứ 10 này thành công tốt đẹp và hiện đã trải qua mọi cuộc thương lượng cần thiết.
Các nước thành viên WTO đã thông qua gói quy chế thành viên dự kiến sẽ được xem xét và chính thức thông qua tại Đại hội đồng được tổ chức ở Geneva vào ngày 26/10.
Để có được sự phê duyệt cuối cùng tại hội đồng chung trong cuộc họp tới, Lào cần phải được sự đồng ý thông qua của 2/3 số thành viên WTO. Sau đó, Lào vẫn cần phải phê chuẩn thỏa thuận và thông báo lên WTO mà tổ chức này cũng có những bước tương tự và khoảng 30 ngày sau đó Lào sẽ chính thức gia nhập WTO. Như vậy, Lào sẽ có thể chính thức là thành viên của tổ chức thương mại toàn cầu trong quý 1 hoặc đầu quý 2 năm tới.
Đại sứ Lào tại Geneva, ông Yong Chanthalangsy, cho biết Lào đã gần kết thúc quá trình đàm phán gia nhập WTO được bắt đầu từ cuối năm 1996. Đây là một quãng thời gian dài, đầy khó khăn và Lào đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế, các nước bạn bè trong ASEAN và đặc biệt là Việt Nam.
Lào cũng đã học được nhiều từ những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc đàm phán gia nhập WTO, việc tuân thủ toàn bộ luật lệ và các quy định của WTO.
Việc trở thành thành viên của WTO là một bước phát triển quan trọng cho Lào cũng như quan hệ kinh tế và thương mại giữa Lào và Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam có 435 dự án với tổng vốn đầu tư trên 5,2 tỷ USD, đứng ở tốp đầu trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Lào. Các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào có ý thức trách nhiệm thực hiện đầy đủ pháp luật của cả Lào và Việt Nam về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cũng như các công ước quốc tế liên quan mà hai nước đã ký kết.
Những vấn đề môi trường của hai nước là những vấn đề chung mà các nhà đầu tư phải nắm bắt tương tự như những vấn đề kinh tế trong quá trình hoạt động của mình.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào trong những năm qua liên tục tăng và riêng sáu tháng đầu năm 2012, đạt 465,7 triệu USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai nước phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 1 tỷ USD năm 2012 và đạt 2 tỷ USD năm 2015./.
Trưởng đoàn đàm phán Lào, Bộ trưởng Bộ Công thương Lào Nam Viyaketh, cho biết phiên họp lần thứ 10 này thành công tốt đẹp và hiện đã trải qua mọi cuộc thương lượng cần thiết.
Các nước thành viên WTO đã thông qua gói quy chế thành viên dự kiến sẽ được xem xét và chính thức thông qua tại Đại hội đồng được tổ chức ở Geneva vào ngày 26/10.
Để có được sự phê duyệt cuối cùng tại hội đồng chung trong cuộc họp tới, Lào cần phải được sự đồng ý thông qua của 2/3 số thành viên WTO. Sau đó, Lào vẫn cần phải phê chuẩn thỏa thuận và thông báo lên WTO mà tổ chức này cũng có những bước tương tự và khoảng 30 ngày sau đó Lào sẽ chính thức gia nhập WTO. Như vậy, Lào sẽ có thể chính thức là thành viên của tổ chức thương mại toàn cầu trong quý 1 hoặc đầu quý 2 năm tới.
Đại sứ Lào tại Geneva, ông Yong Chanthalangsy, cho biết Lào đã gần kết thúc quá trình đàm phán gia nhập WTO được bắt đầu từ cuối năm 1996. Đây là một quãng thời gian dài, đầy khó khăn và Lào đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế, các nước bạn bè trong ASEAN và đặc biệt là Việt Nam.
Lào cũng đã học được nhiều từ những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc đàm phán gia nhập WTO, việc tuân thủ toàn bộ luật lệ và các quy định của WTO.
Việc trở thành thành viên của WTO là một bước phát triển quan trọng cho Lào cũng như quan hệ kinh tế và thương mại giữa Lào và Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam có 435 dự án với tổng vốn đầu tư trên 5,2 tỷ USD, đứng ở tốp đầu trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Lào. Các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào có ý thức trách nhiệm thực hiện đầy đủ pháp luật của cả Lào và Việt Nam về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cũng như các công ước quốc tế liên quan mà hai nước đã ký kết.
Những vấn đề môi trường của hai nước là những vấn đề chung mà các nhà đầu tư phải nắm bắt tương tự như những vấn đề kinh tế trong quá trình hoạt động của mình.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào trong những năm qua liên tục tăng và riêng sáu tháng đầu năm 2012, đạt 465,7 triệu USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai nước phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 1 tỷ USD năm 2012 và đạt 2 tỷ USD năm 2015./.
Tố Uyên (TTXVN)