Đầu tháng ba không khí Tết Canh Dần còn chưa qua, đất trời Buôn Ma Thuột đã rợp cờ hoa mừng 35 năm ngày giải phóng. Lên Tây Nguyên, việc đầu tiên của chúng tôi là đến thăm "người cũ" - vị Chủ tịch Ủy ban quân quản Buôn Ma Thuột năm 1975-Thiếu tướng Y Blốc Eban, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, để được nghe ông kể pho sử thi Cách mạng trên đất Tây Nguyên.
Và sau đó là đi đến những nơi ghi dấu ấn oai hùng của cuộc kháng chiến thần thánh cùng những công trình quốc kế dân sinh sau ngày Tây Nguyên giải phóng, góp phần tạo nên cuộc đổi đời cho các dân tộc Tây Nguyên.
Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 7-8 km, theo đường đi Nha Trang, những cánh rừng cao su xuất hiện, hơi hướng phố xá đã dần lùi xa. Nhà của vị lão tướng bên mé rừng cao su, ở sâu cuối vườn cà phê. Căn nhà lợp tôn ẩn trong bóng cây, dựa vào sườn đồi nên nhìn mặt sau thành nhà một trệt một lầu, xây ba gian, quay mặt ra hồ nước. Đây cũng là “tư dinh” của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm xưa.
- Thưa bác, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng Buôn Ma Thuột, chúng cháu là phóng viên TTXVN xin nhiệt liệt chúc mừng bác.
Tôi bước tới nắm bàn tay gân guốc mà nồng ấm của ông. Một nụ cười đôn hậu và rạng rỡ trên nét mặt của vị lão tướng 92 tuổi đã xua tan những e ngại trong lòng. Ông chỉ chúng tôi vào phòng khách rộng khoảng 14 m2, cách bài trí so với 5 năm trước không thay đổi, và bắt đầu kể câu chuyện sử thi về đời mình. Đúng là giọng kể khan của già làng Tây Nguyên.
Năm 1961 trở lại miền Nam, Bác Hồ đặt tên cho chúng tôi là Ngọc, Hà, Hải, Vân. Anh Võ Thứ là Ngọc, tôi là Hà, anh Hồ Xuân Anh là Hải, để vào khu VI xây dựng lực lượng vũ trang và tôi làm quyền Tư lệnh Quân khu VI đến khi bàn giao cho anh Năm Ngà (sau là Thượng tướng Nguyễn Minh Châu).
Từng giai đoạn chiến tranh với những âm mưu của kẻ thù và những sách lược đối phó của ta, ông nhớ như in, y như người đang đọc một cuốn sách.
Khi địch chuyển sang chiến tranh cục bộ, khu VI chia làm ba phân khu, tôi về chỉ đạo phân khu 10. Đến tháng 8/1968, địch thua trong chiến tranh cục bộ thì năm 1969, tôi được gọi ra Bộ Tổng tham mưu học. Tôi mừng lắm vì ra Bắc sẽ được gặp lại Bác Hồ.
Bỗng nhiên giọng vị lão tướng có vẻ nghẹn ngào... Phu nhân ông bảo tôi: "Nhắc tới Bác Hồ là ông lại buồn đó."
- Thưa bác vì sao ạ?
Là thế này, năm 1969, tôi đang mang bầu thằng lớn thì ông móc tôi đi theo ông ra Bắc để ông vừa học tập vừa chữa bệnh. Đi mấy tháng vô cùng gian khổ, gần ra đến nơi thì được lệnh quay lại vì trong này thiếu cán bộ. Chúng tôi quay về. Giữa đường bất ngờ nghe tin Bác Hồ mất, thế là ông không ăn, không uống, không ngủ rồi khóc miết ba ngày.
Ông bảo: "Tôi có lỗi với Bác Hồ rồi, chưa đánh giặc xong, Tây Nguyên chưa giải phóng để rước Bác vô với bà con."
Nhìn ông héo hắt mỗi ngày tôi lo quá, anh em cũng xúm vào động viên ông: Thủ trưởng phải ăn, phải nghỉ để lấy sức chỉ huy chúng tôi đánh giặc. Nếu Bác biết thủ trưởng thế này chắc Bác không vui đâu.
Thế là ông đau đớn đứng dậy lập bàn thờ cúng Bác rồi tiếp tục lên đường. Đối với Bác Hồ, ông kính trọng hơn cha mẹ mình.
Bà Kpá H Ngót nói tiếp: Khi quay về tới căn cứ tôi nói với ông: Ra Bắc gian khổ như vậy lần sau tôi không đi nữa.
Ông bảo: Sau này ra Bắc thì đi bằng ôtô chứ không đi như vậy, lúc đó tôi không tin. Vậy mà mấy năm sau, lời ông nói thành sự thật.
Bà bảo tôi, năm 1961, khi ông quay trở lại chiến trường miền Nam có một kỷ niệm riêng tư là năm đó ông gặp bà, khi bà đang hoạt động ở quê nhà Phú Yên, nhưng phải tới năm 1966 ông bà mới thành hôn.
Trầm tĩnh nghe câu chuyện của bà Kpá H Ngót, qua cơn xúc động, ông kể tiếp: Về căn cứ anh em mừng lắm vì cán bộ thiếu quá, người bị bệnh, người thuyên chuyển đi nơi khác. Tôi được điều về Đắk Lắk. Cấp trên hỏi tôi: Đang ở đơn vị lớn điều về đơn vị nhỏ, có vấn đề gì không? Tôi bảo: Không, cấp chức mà làm gì. Sau này có thời kỳ tôi đang làm Phó Bí thư Tỉnh ủy thì lại được điều sang làm Trưởng ban dân vận, đi khắp buôn làng vận động nhân dân diệt ác phá kiềm, xây dựng chính quyền cách mạng. Tôi không nghĩ cấp này cấp nọ mà vui sướng nhất là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao cho.
Lời nói của vị lão tướng nhẹ như một làn gió thoảng.
- Bác có thể kể về thời khắc bác nhận lệnh giữ chức Chủ tịch Ủy ban quân quản?
Vị lão tướng bỗng trầm giọng hồi ức: Khi ta giải phóng thị xã rồi, nhiều người còn chưa tin hẳn vì sợ như năm 1968. Nhưng tôi bảo đánh kỳ này khác Mậu Thân, đánh là giữ luôn cho nên phải thành lập quân quản tuyên bố cho dân biết là Buôn Ma Thuột đã giải phóng để nhanh chóng ổn định tình hình. Anh em ủy nhiệm mình làm Chủ tịch quân quản, mình bảo khó lắm không làm được. Nhưng anh em lại bảo có dân là làm được.
- Tâm trạng của bác khi đó thế nào?
Tôi gặp lại những đồng đội của mấy chục năm trước và những cán bộ sau này mới đưa vào thị xã hoạt động, tất cả đều tin tưởng vào chiến thắng; và trên cương vị Chủ tịch quân quản, tôi tuyên bố Buôn Ma Thuột đã được giải phóng. Khi đó tôi rất xúc động.
- Việc đầu tiên của Chủ tịch Ủy ban quân quản là gì?
Giữ trật tự an ninh, ngăn chặn bọn tàn quân phá máy bơm. Khi vào thị xã có hai việc tôi lo là điện và nước. Điện thì một ngày sau khi giải phóng đã có lại, còn nước là vấn đề phải lo.
Kể về những ngày làm Chủ tịch quân quản, vị lão tướng như trẻ lại, giọng nói âm vang lạ lùng, vẫn mang hùng khí của một vị tướng quân dày dạn trận mạc.
Quân quản là lo cho dân, lão tướng nói tiếp. Khi chiến sự xảy ra dân sơ tán hết, nhà cửa bỏ không, bộ đội mình vào niêm phong lại, khi dân về thì giao lại cho dân. Có trường hợp nhà của một trung tá ngụy di tản sau này mới về cũng được bộ đội quân quản giữ gìn và trao lại nguyên vẹn. Nhưng điều quan trọng hơn hết là phải lo làm kinh tế. Phải lấy đồn điền của tây thành của mình, phải đưa bộ đội đi mở những nông trường. Nhưng đấy là những việc về sau...
Từ cuối thập niên 70 đến đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, ông làm Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.
Thời kỳ này, hàng loạt công trình thủy lợi được xây dựng và các nông trường làm cà phê, cao su được ra đời và trở thành những điển hình tốt như nông trường Việt Đức, Phước An.
- Là người trực tiếp tham gia chiến dịch Buôn Ma Thuột, bác đánh giá chiến thắng này như thế nào?
Chiến thắng Buôn Ma Thuột là chiến thắng lịch sử có thể so sánh với Chi Lăng, Đống Đa. Chiến thắng này cũng như Điện Biên Phủ, là do cách mạng làm nên.
Gần 2 giờ đồng hồ bên vị lão tướng chúng tôi còn muốn nghe ông nữa, nhưng phu nhân ông tỏ ý nhắc nhở vì năm ngoái ông phải đi cấp cứu bốn lần, người không khỏe nên chúng tôi đành chia tay vị lão tướng.
- Thành tựu lớn nhất trong 35 năm sau giải phóng của Đắk Lắk của Tây Nguyên là gì?
Lão tướng chậm rãi "Thành quả vô cùng to lớn, không kể hết được, nhưng phá mất nhiều rừng quá, tiếc lắm."
Tạm biệt, Tướng Y Blốc Eban nắm chặt tay chúng tôi hẹn gặp lại và cười bảo: "Tôi nói thế nhưng viết thế nào cho đúng nghe..."./.
Bài 2: Đắk Lắk sau chiến thắng Buôn Ma Thuột
Và sau đó là đi đến những nơi ghi dấu ấn oai hùng của cuộc kháng chiến thần thánh cùng những công trình quốc kế dân sinh sau ngày Tây Nguyên giải phóng, góp phần tạo nên cuộc đổi đời cho các dân tộc Tây Nguyên.
Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 7-8 km, theo đường đi Nha Trang, những cánh rừng cao su xuất hiện, hơi hướng phố xá đã dần lùi xa. Nhà của vị lão tướng bên mé rừng cao su, ở sâu cuối vườn cà phê. Căn nhà lợp tôn ẩn trong bóng cây, dựa vào sườn đồi nên nhìn mặt sau thành nhà một trệt một lầu, xây ba gian, quay mặt ra hồ nước. Đây cũng là “tư dinh” của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm xưa.
- Thưa bác, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng Buôn Ma Thuột, chúng cháu là phóng viên TTXVN xin nhiệt liệt chúc mừng bác.
Tôi bước tới nắm bàn tay gân guốc mà nồng ấm của ông. Một nụ cười đôn hậu và rạng rỡ trên nét mặt của vị lão tướng 92 tuổi đã xua tan những e ngại trong lòng. Ông chỉ chúng tôi vào phòng khách rộng khoảng 14 m2, cách bài trí so với 5 năm trước không thay đổi, và bắt đầu kể câu chuyện sử thi về đời mình. Đúng là giọng kể khan của già làng Tây Nguyên.
Năm 1961 trở lại miền Nam, Bác Hồ đặt tên cho chúng tôi là Ngọc, Hà, Hải, Vân. Anh Võ Thứ là Ngọc, tôi là Hà, anh Hồ Xuân Anh là Hải, để vào khu VI xây dựng lực lượng vũ trang và tôi làm quyền Tư lệnh Quân khu VI đến khi bàn giao cho anh Năm Ngà (sau là Thượng tướng Nguyễn Minh Châu).
Từng giai đoạn chiến tranh với những âm mưu của kẻ thù và những sách lược đối phó của ta, ông nhớ như in, y như người đang đọc một cuốn sách.
Khi địch chuyển sang chiến tranh cục bộ, khu VI chia làm ba phân khu, tôi về chỉ đạo phân khu 10. Đến tháng 8/1968, địch thua trong chiến tranh cục bộ thì năm 1969, tôi được gọi ra Bộ Tổng tham mưu học. Tôi mừng lắm vì ra Bắc sẽ được gặp lại Bác Hồ.
Bỗng nhiên giọng vị lão tướng có vẻ nghẹn ngào... Phu nhân ông bảo tôi: "Nhắc tới Bác Hồ là ông lại buồn đó."
- Thưa bác vì sao ạ?
Là thế này, năm 1969, tôi đang mang bầu thằng lớn thì ông móc tôi đi theo ông ra Bắc để ông vừa học tập vừa chữa bệnh. Đi mấy tháng vô cùng gian khổ, gần ra đến nơi thì được lệnh quay lại vì trong này thiếu cán bộ. Chúng tôi quay về. Giữa đường bất ngờ nghe tin Bác Hồ mất, thế là ông không ăn, không uống, không ngủ rồi khóc miết ba ngày.
Ông bảo: "Tôi có lỗi với Bác Hồ rồi, chưa đánh giặc xong, Tây Nguyên chưa giải phóng để rước Bác vô với bà con."
Nhìn ông héo hắt mỗi ngày tôi lo quá, anh em cũng xúm vào động viên ông: Thủ trưởng phải ăn, phải nghỉ để lấy sức chỉ huy chúng tôi đánh giặc. Nếu Bác biết thủ trưởng thế này chắc Bác không vui đâu.
Thế là ông đau đớn đứng dậy lập bàn thờ cúng Bác rồi tiếp tục lên đường. Đối với Bác Hồ, ông kính trọng hơn cha mẹ mình.
Bà Kpá H Ngót nói tiếp: Khi quay về tới căn cứ tôi nói với ông: Ra Bắc gian khổ như vậy lần sau tôi không đi nữa.
Ông bảo: Sau này ra Bắc thì đi bằng ôtô chứ không đi như vậy, lúc đó tôi không tin. Vậy mà mấy năm sau, lời ông nói thành sự thật.
Bà bảo tôi, năm 1961, khi ông quay trở lại chiến trường miền Nam có một kỷ niệm riêng tư là năm đó ông gặp bà, khi bà đang hoạt động ở quê nhà Phú Yên, nhưng phải tới năm 1966 ông bà mới thành hôn.
Trầm tĩnh nghe câu chuyện của bà Kpá H Ngót, qua cơn xúc động, ông kể tiếp: Về căn cứ anh em mừng lắm vì cán bộ thiếu quá, người bị bệnh, người thuyên chuyển đi nơi khác. Tôi được điều về Đắk Lắk. Cấp trên hỏi tôi: Đang ở đơn vị lớn điều về đơn vị nhỏ, có vấn đề gì không? Tôi bảo: Không, cấp chức mà làm gì. Sau này có thời kỳ tôi đang làm Phó Bí thư Tỉnh ủy thì lại được điều sang làm Trưởng ban dân vận, đi khắp buôn làng vận động nhân dân diệt ác phá kiềm, xây dựng chính quyền cách mạng. Tôi không nghĩ cấp này cấp nọ mà vui sướng nhất là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao cho.
Lời nói của vị lão tướng nhẹ như một làn gió thoảng.
- Bác có thể kể về thời khắc bác nhận lệnh giữ chức Chủ tịch Ủy ban quân quản?
Vị lão tướng bỗng trầm giọng hồi ức: Khi ta giải phóng thị xã rồi, nhiều người còn chưa tin hẳn vì sợ như năm 1968. Nhưng tôi bảo đánh kỳ này khác Mậu Thân, đánh là giữ luôn cho nên phải thành lập quân quản tuyên bố cho dân biết là Buôn Ma Thuột đã giải phóng để nhanh chóng ổn định tình hình. Anh em ủy nhiệm mình làm Chủ tịch quân quản, mình bảo khó lắm không làm được. Nhưng anh em lại bảo có dân là làm được.
- Tâm trạng của bác khi đó thế nào?
Tôi gặp lại những đồng đội của mấy chục năm trước và những cán bộ sau này mới đưa vào thị xã hoạt động, tất cả đều tin tưởng vào chiến thắng; và trên cương vị Chủ tịch quân quản, tôi tuyên bố Buôn Ma Thuột đã được giải phóng. Khi đó tôi rất xúc động.
- Việc đầu tiên của Chủ tịch Ủy ban quân quản là gì?
Giữ trật tự an ninh, ngăn chặn bọn tàn quân phá máy bơm. Khi vào thị xã có hai việc tôi lo là điện và nước. Điện thì một ngày sau khi giải phóng đã có lại, còn nước là vấn đề phải lo.
Kể về những ngày làm Chủ tịch quân quản, vị lão tướng như trẻ lại, giọng nói âm vang lạ lùng, vẫn mang hùng khí của một vị tướng quân dày dạn trận mạc.
Quân quản là lo cho dân, lão tướng nói tiếp. Khi chiến sự xảy ra dân sơ tán hết, nhà cửa bỏ không, bộ đội mình vào niêm phong lại, khi dân về thì giao lại cho dân. Có trường hợp nhà của một trung tá ngụy di tản sau này mới về cũng được bộ đội quân quản giữ gìn và trao lại nguyên vẹn. Nhưng điều quan trọng hơn hết là phải lo làm kinh tế. Phải lấy đồn điền của tây thành của mình, phải đưa bộ đội đi mở những nông trường. Nhưng đấy là những việc về sau...
Từ cuối thập niên 70 đến đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, ông làm Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.
Thời kỳ này, hàng loạt công trình thủy lợi được xây dựng và các nông trường làm cà phê, cao su được ra đời và trở thành những điển hình tốt như nông trường Việt Đức, Phước An.
- Là người trực tiếp tham gia chiến dịch Buôn Ma Thuột, bác đánh giá chiến thắng này như thế nào?
Chiến thắng Buôn Ma Thuột là chiến thắng lịch sử có thể so sánh với Chi Lăng, Đống Đa. Chiến thắng này cũng như Điện Biên Phủ, là do cách mạng làm nên.
Gần 2 giờ đồng hồ bên vị lão tướng chúng tôi còn muốn nghe ông nữa, nhưng phu nhân ông tỏ ý nhắc nhở vì năm ngoái ông phải đi cấp cứu bốn lần, người không khỏe nên chúng tôi đành chia tay vị lão tướng.
- Thành tựu lớn nhất trong 35 năm sau giải phóng của Đắk Lắk của Tây Nguyên là gì?
Lão tướng chậm rãi "Thành quả vô cùng to lớn, không kể hết được, nhưng phá mất nhiều rừng quá, tiếc lắm."
Tạm biệt, Tướng Y Blốc Eban nắm chặt tay chúng tôi hẹn gặp lại và cười bảo: "Tôi nói thế nhưng viết thế nào cho đúng nghe..."./.
Bài 2: Đắk Lắk sau chiến thắng Buôn Ma Thuột
(Báo Tin Tức/Vietnam+)