Ngày 12/2, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã công bố thành lập Nhóm cố vấn tài chính cấp cao chống biến đổi khí hậu do Thủ tướng Anh Gordon Brown và Thủ tướng Ethiopia Meles Zenawi đứng đầu nhằm thúc đẩy việc huy động nguồn tài chính hỗ trợ cho các nước đang phát triển đấu tranh với biến đổi khí hậu.
Nhóm cố vấn này còn bao gồm Tổng thống Guyana Bharrat Jagdeo, Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg, các bộ trưởng, quan chức ngân hàng trung ương các nước và các chuyên gia về tài chính-phát triển.
Nhiệm vụ của nhóm cố vấn là đưa ra những đề xuất nhằm thúc đẩy việc huy động tài chính để thực hiện chiến lược giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu ngắn hạn và dài hạn ở các nước đang phát triển.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung thông qua cầu truyền hình với Thủ tướng Gordon Brown và Thủ tướng Meles Zenawi, ông Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng các nước đang phát triển cần nhanh chóng hướng tới sự phát triển và phồn thịnh ít gây ra khí thải, tuy nhiên, sự trợ giúp cho các nước này cũng là cấp thiết và là sự đầu tư thông minh cho một thế giới an toàn-bền vững hơn.
Theo thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Liên hợp quốc tổ chức tại Copenhagen cuối năm 2009, từ nay đến năm 2012, các nước đang phát triển sẽ được nhận 30 tỷ USD và từ năm 2012 đến 2020 sẽ được nhận 100 tỷ USD mỗi năm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Thỏa thuận cũng bao gồm việc cùng nhau hành động để hạn chế nhiệt độ của Trái Đất tăng dưới 2 độ C và giảm thiểu lượng khí thải./.
Nhóm cố vấn này còn bao gồm Tổng thống Guyana Bharrat Jagdeo, Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg, các bộ trưởng, quan chức ngân hàng trung ương các nước và các chuyên gia về tài chính-phát triển.
Nhiệm vụ của nhóm cố vấn là đưa ra những đề xuất nhằm thúc đẩy việc huy động tài chính để thực hiện chiến lược giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu ngắn hạn và dài hạn ở các nước đang phát triển.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung thông qua cầu truyền hình với Thủ tướng Gordon Brown và Thủ tướng Meles Zenawi, ông Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng các nước đang phát triển cần nhanh chóng hướng tới sự phát triển và phồn thịnh ít gây ra khí thải, tuy nhiên, sự trợ giúp cho các nước này cũng là cấp thiết và là sự đầu tư thông minh cho một thế giới an toàn-bền vững hơn.
Theo thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Liên hợp quốc tổ chức tại Copenhagen cuối năm 2009, từ nay đến năm 2012, các nước đang phát triển sẽ được nhận 30 tỷ USD và từ năm 2012 đến 2020 sẽ được nhận 100 tỷ USD mỗi năm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Thỏa thuận cũng bao gồm việc cùng nhau hành động để hạn chế nhiệt độ của Trái Đất tăng dưới 2 độ C và giảm thiểu lượng khí thải./.
(TTXVN/Vietnam+)