Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết: Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm sẽ nâng lên 50 năm, bằng với thời hạn đất trồng cây lâu năm. Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp tăng lên thông qua mở rộng chuyển nhượng đất nông nghiệp. Phương án cuối cùng sẽ được công bố vào tháng 10 tới.
Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh các thông tin ông công bố về thời hạn và hạn mức đất nông nghiệp tại phiên chất vấn tại Quốc hội sáng 13/6.
- Thưa Bộ trưởng, trả lời trong phiên chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng nói rằng, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm sẽ kéo dài 50 năm. Cơ sở nào để đưa ra phương án này?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Phương án đó được đưa ra là để đồng nhất với thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm. Hiện đất trồng cây lâu năm được giao trong 50 năm và đất trồng cây hàng năm cũng sẽ được gộp chung vào cùng thời hạn đó.
Còn nói cụ thể vì sao là 50 năm thì cũng khó. Giao đất trồng cây lâu năm trong 50 năm là tính cho 2 chu kỳ trồng và khai thác; còn cây hàng năm thì ngắn ngày, không tính theo chu kỳ được. Có thể nói, giao đất 50 năm là ổn định cho một chu kỳ đời người.
Tháng Mười tới, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ được đưa ra lần đầu với nhiều phương án để Quốc hội lựa chọn, quyết định. Cũng có ý kiến đề nghị là 30 năm, cũng có ý kiến đề nghị là 90, 100 năm, thậm chí là không có thời hạn. Nhưng nhìn chung, hầu hết các ý kiến đều thống nhất là nên kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp để ổn định cho người nông dân sản xuất.
Chủ trương lần này là không chia lại đất nông nghiệp vào năm 2013. Tuy có ý kiến nói cần phải điều chỉnh lại đất nông nghiệp để có đất cho thế hệ mới sinh nhưng việc điều chỉnh là hết sức phức tạp. Đất đai phải ổn định, các thế hệ vẫn nối tiếp nhau để sử dụng. Việc giải quyết từng trường hợp là rất khó.
- Bộ trưởng cũng đề cập đến việc tăng hạn điền trong Luật Đất đai sửa đổi sắp tới từ 5-10 lần hiện nay. Phương án cụ thể sẽ như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Đấy không phải tăng hạn điền mà tăng hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hạn điền vẫn giữ, còn hạn mức chuyển quyền sử dụng đất sẽ tăng lên để tăng tích tụ ruộng đất. Còn nếu nói tăng hạn điền thì sẽ phải chia lại ruộng đất. Như vậy là, đất được chia theo Nghị định 64/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân vẫn được sử dụng ổn định.
Tuy nhiên, tăng bao nhiêu vẫn chưa có phương án cụ thể. Có thể, mỗi gia đình sẽ có quyền sử dụng đất nông nghiệp lên đến 50 hoặc 100 ha. Nhưng việc tăng diện tích đất nông nghiệp đó phải được quản lý để tránh đầu cơ. Diện tích càng rộng thì thuế đất sẽ càng cao và việc mở đến mức nào cũng phải xem xét kỹ càng. Tóm lại Nhà nước vẫn phải kiểm soát được đất nông nghiệp.
- Trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 sắp tới sẽ tiếp tục bàn về việc sửa đổi Luật Đất đai. Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết là gì thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Hiện nay còn một số vấn đề nữa. Thứ nhất là vấn đề giá đất. Hiện có hai luồng ý kiến trái chiều là có nên bỏ khung giá đất hay không. Thứ hai là có nên duy trì hình thức tự thỏa thuận (giữa người dân và chủ đầu tư - PV) trong đền bù giải phóng mặt bằng nữa hay không. Hiện nay, Nhà nước chỉ đứng ra giải phóng mặt bằng đối với các dự án an ninh quốc phòng...; còn với các dự án quy mô nhỏ là do nhà đầu tư tự thỏa thuận với người dân.
Hiện có nhiều ý kiến vẫn duy trì hình thức thỏa thuận nhưng có nhiều địa phương đề nghị Nhà nước đứng ra thu hồi, không thỏa thuận nữa vì như vậy sẽ tạo ra hai mức giá khác nhau, người dân sẽ so sánh.
Quan điểm của Bộ là vẫn nên duy trì hai hình thức như hiện nay. Nhà nước thu hồi các dự án của Nhà nước, còn lại là thỏa thuận. Tuy nhiên, việc thỏa thuận sẽ vẫn có sự tham gia của Nhà nước, như vậy, Nhà nước mới có thể điều tiết được phần thu nhập từ dự án đó. Nếu để người dân và chủ đầu tư tự mua bán với nhau thì Nhà nước sẽ không còn đóng vai trò quan trọng trong quản lý đất đai.
- Cũng tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, một dự án đầu tư làm đến đâu, giao đến đây, không nên giao trước quá xa để ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Bộ trưởng đánh giá thế nào về đề xuất này?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Hiện nay, nông dân vẫn sản xuất ở các diện tích có quy hoạch nhưng chưa thu hồi. Chẳng hạn, khu đô thị Ecopark [Văn Giang – Hưng Yên - PV] quy hoạch hơn 500 ha nhưng mới thu hồi 129 ha, phần chưa thu hồi người dân vẫn tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, việc này sẽ được hướng dẫn cụ thể hơn.
- Hướng giải quyết tiếp theo của Bộ Tài nguyên và Môi trường với khu đất Văn Giang như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp xem xét lại kiến nghị của người dân về việc thu hẹp diện tích dự án để giữ đất sản xuất, trước là 500ha, nay có thể rút xuống 400-300ha.
Có điều chỉnh hay không là thẩm quyền của Chính phủ, vì quyết định là do Thủ tướng ký, chúng tôi chỉ phản ánh lại những điều nghe được khi tiếp xúc người dân. Nhưng đó là ý kiến của dân, cần nghiên cứu, xem xét và trao đổi với nhà đầu tư.
Tôi cho rằng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm khu công nghiệp, khu đô thị là chủ trương đúng đắn. Khu đất ở Văn Giang này gắn với Hà Nội nên chuyển đổi để làm khu đô thị là tất yếu.
- Lần đầu tiên đăng đàn trước Quốc hội, Bộ trưởng cảm thấy thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Ai cũng vậy thôi, ngày đầu chưa quen, đường cày chưa thẳng. Hơn nữa, lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường với các vấn đề đất đai, môi trường, khoáng sản, biến đổi khí hậu luôn là lĩnh vực nóng.../.
Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh các thông tin ông công bố về thời hạn và hạn mức đất nông nghiệp tại phiên chất vấn tại Quốc hội sáng 13/6.
- Thưa Bộ trưởng, trả lời trong phiên chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng nói rằng, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm sẽ kéo dài 50 năm. Cơ sở nào để đưa ra phương án này?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Phương án đó được đưa ra là để đồng nhất với thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm. Hiện đất trồng cây lâu năm được giao trong 50 năm và đất trồng cây hàng năm cũng sẽ được gộp chung vào cùng thời hạn đó.
Còn nói cụ thể vì sao là 50 năm thì cũng khó. Giao đất trồng cây lâu năm trong 50 năm là tính cho 2 chu kỳ trồng và khai thác; còn cây hàng năm thì ngắn ngày, không tính theo chu kỳ được. Có thể nói, giao đất 50 năm là ổn định cho một chu kỳ đời người.
Tháng Mười tới, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ được đưa ra lần đầu với nhiều phương án để Quốc hội lựa chọn, quyết định. Cũng có ý kiến đề nghị là 30 năm, cũng có ý kiến đề nghị là 90, 100 năm, thậm chí là không có thời hạn. Nhưng nhìn chung, hầu hết các ý kiến đều thống nhất là nên kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp để ổn định cho người nông dân sản xuất.
Chủ trương lần này là không chia lại đất nông nghiệp vào năm 2013. Tuy có ý kiến nói cần phải điều chỉnh lại đất nông nghiệp để có đất cho thế hệ mới sinh nhưng việc điều chỉnh là hết sức phức tạp. Đất đai phải ổn định, các thế hệ vẫn nối tiếp nhau để sử dụng. Việc giải quyết từng trường hợp là rất khó.
- Bộ trưởng cũng đề cập đến việc tăng hạn điền trong Luật Đất đai sửa đổi sắp tới từ 5-10 lần hiện nay. Phương án cụ thể sẽ như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Đấy không phải tăng hạn điền mà tăng hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hạn điền vẫn giữ, còn hạn mức chuyển quyền sử dụng đất sẽ tăng lên để tăng tích tụ ruộng đất. Còn nếu nói tăng hạn điền thì sẽ phải chia lại ruộng đất. Như vậy là, đất được chia theo Nghị định 64/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân vẫn được sử dụng ổn định.
Tuy nhiên, tăng bao nhiêu vẫn chưa có phương án cụ thể. Có thể, mỗi gia đình sẽ có quyền sử dụng đất nông nghiệp lên đến 50 hoặc 100 ha. Nhưng việc tăng diện tích đất nông nghiệp đó phải được quản lý để tránh đầu cơ. Diện tích càng rộng thì thuế đất sẽ càng cao và việc mở đến mức nào cũng phải xem xét kỹ càng. Tóm lại Nhà nước vẫn phải kiểm soát được đất nông nghiệp.
- Trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 sắp tới sẽ tiếp tục bàn về việc sửa đổi Luật Đất đai. Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết là gì thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Hiện nay còn một số vấn đề nữa. Thứ nhất là vấn đề giá đất. Hiện có hai luồng ý kiến trái chiều là có nên bỏ khung giá đất hay không. Thứ hai là có nên duy trì hình thức tự thỏa thuận (giữa người dân và chủ đầu tư - PV) trong đền bù giải phóng mặt bằng nữa hay không. Hiện nay, Nhà nước chỉ đứng ra giải phóng mặt bằng đối với các dự án an ninh quốc phòng...; còn với các dự án quy mô nhỏ là do nhà đầu tư tự thỏa thuận với người dân.
Hiện có nhiều ý kiến vẫn duy trì hình thức thỏa thuận nhưng có nhiều địa phương đề nghị Nhà nước đứng ra thu hồi, không thỏa thuận nữa vì như vậy sẽ tạo ra hai mức giá khác nhau, người dân sẽ so sánh.
Quan điểm của Bộ là vẫn nên duy trì hai hình thức như hiện nay. Nhà nước thu hồi các dự án của Nhà nước, còn lại là thỏa thuận. Tuy nhiên, việc thỏa thuận sẽ vẫn có sự tham gia của Nhà nước, như vậy, Nhà nước mới có thể điều tiết được phần thu nhập từ dự án đó. Nếu để người dân và chủ đầu tư tự mua bán với nhau thì Nhà nước sẽ không còn đóng vai trò quan trọng trong quản lý đất đai.
- Cũng tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, một dự án đầu tư làm đến đâu, giao đến đây, không nên giao trước quá xa để ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Bộ trưởng đánh giá thế nào về đề xuất này?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Hiện nay, nông dân vẫn sản xuất ở các diện tích có quy hoạch nhưng chưa thu hồi. Chẳng hạn, khu đô thị Ecopark [Văn Giang – Hưng Yên - PV] quy hoạch hơn 500 ha nhưng mới thu hồi 129 ha, phần chưa thu hồi người dân vẫn tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, việc này sẽ được hướng dẫn cụ thể hơn.
- Hướng giải quyết tiếp theo của Bộ Tài nguyên và Môi trường với khu đất Văn Giang như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp xem xét lại kiến nghị của người dân về việc thu hẹp diện tích dự án để giữ đất sản xuất, trước là 500ha, nay có thể rút xuống 400-300ha.
Có điều chỉnh hay không là thẩm quyền của Chính phủ, vì quyết định là do Thủ tướng ký, chúng tôi chỉ phản ánh lại những điều nghe được khi tiếp xúc người dân. Nhưng đó là ý kiến của dân, cần nghiên cứu, xem xét và trao đổi với nhà đầu tư.
Tôi cho rằng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm khu công nghiệp, khu đô thị là chủ trương đúng đắn. Khu đất ở Văn Giang này gắn với Hà Nội nên chuyển đổi để làm khu đô thị là tất yếu.
- Lần đầu tiên đăng đàn trước Quốc hội, Bộ trưởng cảm thấy thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Ai cũng vậy thôi, ngày đầu chưa quen, đường cày chưa thẳng. Hơn nữa, lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường với các vấn đề đất đai, môi trường, khoáng sản, biến đổi khí hậu luôn là lĩnh vực nóng.../.
Minh Thúy (Vietnam+)