Ngày 24/1, trong cuộc họp báo thường kỳ, Thư ký báo chí Liên hợp quốc cho biết Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã hoan nghênh và bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến của Nhà vua Bahrain, Hamad Bin Eisa Al-Khalifa mở cuộc đối thoại chính trị với các lực lượng đối lập để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị, kéo dài đã nhiều tháng nay ở quốc gia Vùng Vịnh này.
Ông Ban Ki-moon cũng đồng thời hoan nghênh việc tất cả 6 đảng chính trị và các tổ chức đối lập khác ở đây đã chấp nhận đề xuất trên của Nhà vua, và hy vọng cuộc đối thoại này tạo cơ sở vững chắc để sớm ổn định tình hình Bahrain.
Thư ký báo chí nhấn mạnh rằng trước đó, ông Ban Ki-moon đã nhiều lần đề nghị mở cuộc đối thoại chính trị sâu rộng giữa chính quyền với các đảng phái đối lập ở Bahrain để giải quyết những nguyện vọng chính đáng của người dân nước này.
Ông hy vọng cuộc đối thoại sắp tới sẽ là bước đi đầu tiên hướng tới những cải cách thực chất và sâu rộng ở Bahrain, mang lại sự công bằng và tất cả quyền hợp pháp cho mọi người dân đang sinh sống tại đây.
Để thành công, ông Ban Ki-moon kêu gọi Nhà vua Al-Khalifa và các bên liên quan sớm tổ chức cuộc đối thoại thật tự do và bình đẳng, cùng thể hiện thiện chí và thái độ xây dựng, cùng nhau đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.
Ông cũng kêu gọi mọi người dân Bahrain hưởng ứng cuộc đối thoại chính trị này, tạo bầu không khí thuận lợi giúp cuộc đối thoại sớm thành công.
[Quốc vương Bahrain kêu gọi các bên đối thoại từ 1/7]
Bahrain rơi vào khủng hoảng kể từ khi phong trào Hồi giáo của người Shiite phát động làn sóng biểu tình chống chính phủ hồi năm 2011 nhằm đòi chính phủ của người Sunni tăng quyền dân chủ cho người Shiite. Kể từ thời điểm đó, xung đột đã nổ ra tại nhiều khu vực do người Shiite chiếm đa số.
Từ cuối tháng 10/2012, chính quyền Bahrain đã phải ra tuyên bố cấm tất cả các cuộc tụ tập và biểu tình ở nước này, sau khi chỉ rõ "các cuộc tụ tập và biểu tình đã dẫn tới xung đột, bạo động và các cuộc tấn công gây thiệt hại đến tài sản công và tài sản cá nhân, ảnh hưởng tiêu cực tới các lĩnh vực thương mại - kinh tế. Chúng cũng tạo ra mối đe dọa to lớn đối với trật tự, an toàn xã hội"./.
Ông Ban Ki-moon cũng đồng thời hoan nghênh việc tất cả 6 đảng chính trị và các tổ chức đối lập khác ở đây đã chấp nhận đề xuất trên của Nhà vua, và hy vọng cuộc đối thoại này tạo cơ sở vững chắc để sớm ổn định tình hình Bahrain.
Thư ký báo chí nhấn mạnh rằng trước đó, ông Ban Ki-moon đã nhiều lần đề nghị mở cuộc đối thoại chính trị sâu rộng giữa chính quyền với các đảng phái đối lập ở Bahrain để giải quyết những nguyện vọng chính đáng của người dân nước này.
Ông hy vọng cuộc đối thoại sắp tới sẽ là bước đi đầu tiên hướng tới những cải cách thực chất và sâu rộng ở Bahrain, mang lại sự công bằng và tất cả quyền hợp pháp cho mọi người dân đang sinh sống tại đây.
Để thành công, ông Ban Ki-moon kêu gọi Nhà vua Al-Khalifa và các bên liên quan sớm tổ chức cuộc đối thoại thật tự do và bình đẳng, cùng thể hiện thiện chí và thái độ xây dựng, cùng nhau đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.
Ông cũng kêu gọi mọi người dân Bahrain hưởng ứng cuộc đối thoại chính trị này, tạo bầu không khí thuận lợi giúp cuộc đối thoại sớm thành công.
[Quốc vương Bahrain kêu gọi các bên đối thoại từ 1/7]
Bahrain rơi vào khủng hoảng kể từ khi phong trào Hồi giáo của người Shiite phát động làn sóng biểu tình chống chính phủ hồi năm 2011 nhằm đòi chính phủ của người Sunni tăng quyền dân chủ cho người Shiite. Kể từ thời điểm đó, xung đột đã nổ ra tại nhiều khu vực do người Shiite chiếm đa số.
Từ cuối tháng 10/2012, chính quyền Bahrain đã phải ra tuyên bố cấm tất cả các cuộc tụ tập và biểu tình ở nước này, sau khi chỉ rõ "các cuộc tụ tập và biểu tình đã dẫn tới xung đột, bạo động và các cuộc tấn công gây thiệt hại đến tài sản công và tài sản cá nhân, ảnh hưởng tiêu cực tới các lĩnh vực thương mại - kinh tế. Chúng cũng tạo ra mối đe dọa to lớn đối với trật tự, an toàn xã hội"./.
(TTXVN)