Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 8/5, Liên hợp quốc đưa ra nghiên cứu mới nhất về quản lý nguồn nước thống nhất nhằm chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20), trong đó kêu gọi các nước đẩy nhanh cải thiện năng lực quản lý bền vững nguồn nước toàn cầu.
Liên hợp quốc khảo sát 130 quốc gia về các nỗ lực cải thiện quản lý bền vững nguồn nước, trong đó tập trung vào các tiến bộ trong thực hiện các đường lối đã được quốc tế thỏa thuận về quản lý và sử dụng nước.
Nghiên cứu của Liên hợp quốc cho thấy hơn 80% số quốc gia được khảo sát đã cải tổ luật về nước trong vòng 2 thập kỷ qua, việc cải tổ này nhằm đối phó với sức ép ngày càng lớn về nguồn nước xuất phát từ sự gia tăng dân số, đô thị hoá tăng nhanh và biến đổi khí hậu.
Các cải tổ này tác động lớn và tích cực đến phát triển bao gồm mở rộng tiếp cận nguồn nước sạch, sức khỏe con người và hiệu quả sử dụng nước trong nông nghiệp. Hơn 90% số quốc gia được khảo sát đã ghi nhận những tác động tích cực từ đường lối hoà nhập và thống nhất về quản lý nguồn nước sau khi được cải tổ.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đồng thời là Tổng Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Achim Steiner, nhấn mạnh do vai trò sống còn của nước trong an ninh lương thực, năng lượng và hỗ trợ các dịch vụ sinh thái giá trị cao, quản lý bền vững và sử dụng nước đã thúc đẩy tiến trình chuyển nền kinh tế hiện hành sang nền kinh tế xanh có hiệu quả sử dụng năng lượng cao, ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Cùng với việc nêu bật những thách thức, nghiên cứu của Liên hợp quốc cũng ghi nhận những thành công quan trọng của đường lối quản lý nguồn nước bền vững hơn. Thành công này đã đem lại những lợi ích cụ thể cho cộng đồng và môi trường.
Trên cơ sở thành công này, các chính phủ sẽ có cơ hội thúc đẩy các đổi mới tại hội nghị Rio+20, đồng thời với đường lối phát triển bền vững để có thể đáp ứng nhu cầu nước của dân số thế giới 9 tỷ người vào năm 2050 một cách bình đẳng.
Nghiên cứu cũng ghi nhận những thay đổi môi trường quan trọng diễn ra từ năm 1992 đến nay và cách thức quản lý nguồn nước để đáp ứng các thách thức môi trường này.
Trong nghiên cứu, Liên hợp quốc đề xuất 3 mục tiêu về quản lý nguồn nước bền vững để thảo luận tại Rio+20.
Một là mỗi quốc gia cần phát triển các mục tiêu riêng, khung thời gian để chuẩn bị và thực hiện chương trình hành động, chiến lược tài trợ cho chương trình quản lý nguồn nước bền vững vào năm 2015.
Hai là vào năm 2015, cần thiết lập cơ chế thông tin toàn cầu về quản lý nguồn nước của các quốc gia nhằm đảm bảo chế độ thông tin nghiêm ngặt hơn về tiến bộ của quản lý nước bền vững và cải thiện cập nhật thông tin.
Ba là cần nỗ lực tăng mức tài trợ, cải thiện khuôn khổ thể chế quản lý nguồn nước quốc gia, đặc biệt tập trung vào các nước có chỉ số phát triển con người thấp./.
Liên hợp quốc khảo sát 130 quốc gia về các nỗ lực cải thiện quản lý bền vững nguồn nước, trong đó tập trung vào các tiến bộ trong thực hiện các đường lối đã được quốc tế thỏa thuận về quản lý và sử dụng nước.
Nghiên cứu của Liên hợp quốc cho thấy hơn 80% số quốc gia được khảo sát đã cải tổ luật về nước trong vòng 2 thập kỷ qua, việc cải tổ này nhằm đối phó với sức ép ngày càng lớn về nguồn nước xuất phát từ sự gia tăng dân số, đô thị hoá tăng nhanh và biến đổi khí hậu.
Các cải tổ này tác động lớn và tích cực đến phát triển bao gồm mở rộng tiếp cận nguồn nước sạch, sức khỏe con người và hiệu quả sử dụng nước trong nông nghiệp. Hơn 90% số quốc gia được khảo sát đã ghi nhận những tác động tích cực từ đường lối hoà nhập và thống nhất về quản lý nguồn nước sau khi được cải tổ.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đồng thời là Tổng Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Achim Steiner, nhấn mạnh do vai trò sống còn của nước trong an ninh lương thực, năng lượng và hỗ trợ các dịch vụ sinh thái giá trị cao, quản lý bền vững và sử dụng nước đã thúc đẩy tiến trình chuyển nền kinh tế hiện hành sang nền kinh tế xanh có hiệu quả sử dụng năng lượng cao, ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Cùng với việc nêu bật những thách thức, nghiên cứu của Liên hợp quốc cũng ghi nhận những thành công quan trọng của đường lối quản lý nguồn nước bền vững hơn. Thành công này đã đem lại những lợi ích cụ thể cho cộng đồng và môi trường.
Trên cơ sở thành công này, các chính phủ sẽ có cơ hội thúc đẩy các đổi mới tại hội nghị Rio+20, đồng thời với đường lối phát triển bền vững để có thể đáp ứng nhu cầu nước của dân số thế giới 9 tỷ người vào năm 2050 một cách bình đẳng.
Nghiên cứu cũng ghi nhận những thay đổi môi trường quan trọng diễn ra từ năm 1992 đến nay và cách thức quản lý nguồn nước để đáp ứng các thách thức môi trường này.
Trong nghiên cứu, Liên hợp quốc đề xuất 3 mục tiêu về quản lý nguồn nước bền vững để thảo luận tại Rio+20.
Một là mỗi quốc gia cần phát triển các mục tiêu riêng, khung thời gian để chuẩn bị và thực hiện chương trình hành động, chiến lược tài trợ cho chương trình quản lý nguồn nước bền vững vào năm 2015.
Hai là vào năm 2015, cần thiết lập cơ chế thông tin toàn cầu về quản lý nguồn nước của các quốc gia nhằm đảm bảo chế độ thông tin nghiêm ngặt hơn về tiến bộ của quản lý nước bền vững và cải thiện cập nhật thông tin.
Ba là cần nỗ lực tăng mức tài trợ, cải thiện khuôn khổ thể chế quản lý nguồn nước quốc gia, đặc biệt tập trung vào các nước có chỉ số phát triển con người thấp./.
(TTXVN)