Chiều 26/10, Hội nghị công tác biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào tổ chức tại Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã kết thúc sau hai ngày làm việc.
Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Ban Chỉ đạo công tác Tư tưởng, Lý luận, Văn hóa Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào phối hợp tổ chức.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào nêu rõ, công tác biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (giai đoạn 1930-2007) có một ý nghĩa rất quan trọng.
Đây vừa là một công trình khoa học lớn; đồng thời cũng là công trình có ý nghĩa chính trị, tư tưởng, giáo dục quan trọng với hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào...; đây cũng là những sản phẩm chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI và Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ IX.
Để Dự án triển khai đúng mục đích, khách quan, chân thực, Ban chỉ đạo yêu cầu các Ban biên tập phải bám sát các chủ đề, đề cương, cần quan tâm đến tính hài hòa, cân đối về dung lượng, thời lượng. Trong mỗi sản phẩm, các vấn đề, sự kiện cần thể hiện tính toàn diện, đảm bảo tính tiêu biểu, tính liên minh trong chiến đấu. Việc lựa chọn các vấn đề, sự kiện, nội dung đưa vào các sản phẩm đòi hỏi các Ban biên tập, các chuyên gia phải hết sức cẩn thận, không được sơ suất.
Ông Xamản Vinhakệt, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác Tư tưởng, Lý luận, Văn hóa Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Trưởng Ban chỉ đạo Dự án Biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam nhận định, hai đoàn đại biểu của hai nước Việt-Lào đã thể hiện sự quyết tâm trong công tác biên soạn và đã có những sản phẩm đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, mang tính khách quan và khoa học.
Để có những sản phẩm hoàn chỉnh hơn trước khi in ấn, xuất bản; sau Hội nghị, các Ban biên tập nhanh chóng giải quyết những tồn tại, bổ sung những chi tiết chuẩn xác, phản ánh đúng tầm vóc lịch sử. Ông Xamản Vinhakệt mong Dự án hoàn thành đúng thời gian, góp phần củng cố tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam.
Sau gần 4 năm thực hiện dự án, đến nay công tác biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (1930-2007) đã cơ bản hoàn thành khối lượng công việc. Toàn bộ các ban biên tập đã thực hiện xong bản thảo; trong quá trình triển khai đã bám sát đề cương.
Dự án này bao gồm Biên soạn sản phẩm chính hai nước Việt-Lào; Biên soạn Văn kiện Đảng, Nhà nước; Biên soạn, biên tập Bộ hồi ký quan hệ đặc biệt hai nước; Biên soan Biên niên sự kiện; Biên tập sách ảnh; Biên tập phim tài liệu.
Đối với công tác biên soạn sản phẩm chính đã tiến hành khai thác, sưu tầm một lượng tư liệu rất lớn ở nhiều địa phương của Việt Nam và Lào, bản thảo cuối cùng gồm 10 chương với dung lượng 820 trang A4. Biên soạn hồi ký đã hoàn thành 3 tập sách với dung lượng gần 2.570 trang, gồm 279 bài viết của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào; Ban biên soạn Văn kiện Đảng và Nhà nước đã hoàn thiện 5 tập bản thảo với dung lượng 4.061 trang, tập hợp 594 văn kiện về quan hệ Việt Nam-Lào. Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã quay hoàn thiện 4 tập phim khá sinh động...
Cùng ngày, Hội nghị công tác biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào đã tập trung thảo luận với rất nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia, các giáo sư, nhân chứng lịch sử.
Nội dung thảo luận chủ yếu lược bớt những câu, chữ, hình ảnh để nội dung sản phẩm trong sáng hơn, đúng âm bản hơn, hướng tới mỗi một sản phẩm khi cho ra đời chuẩn xác và khách quan. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng bổ sung những vấn đề, sự kiện "đắt" hơn, để sản phẩm hoàn chỉnh và logic hơn./.
Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Ban Chỉ đạo công tác Tư tưởng, Lý luận, Văn hóa Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào phối hợp tổ chức.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào nêu rõ, công tác biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (giai đoạn 1930-2007) có một ý nghĩa rất quan trọng.
Đây vừa là một công trình khoa học lớn; đồng thời cũng là công trình có ý nghĩa chính trị, tư tưởng, giáo dục quan trọng với hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào...; đây cũng là những sản phẩm chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI và Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ IX.
Để Dự án triển khai đúng mục đích, khách quan, chân thực, Ban chỉ đạo yêu cầu các Ban biên tập phải bám sát các chủ đề, đề cương, cần quan tâm đến tính hài hòa, cân đối về dung lượng, thời lượng. Trong mỗi sản phẩm, các vấn đề, sự kiện cần thể hiện tính toàn diện, đảm bảo tính tiêu biểu, tính liên minh trong chiến đấu. Việc lựa chọn các vấn đề, sự kiện, nội dung đưa vào các sản phẩm đòi hỏi các Ban biên tập, các chuyên gia phải hết sức cẩn thận, không được sơ suất.
Ông Xamản Vinhakệt, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác Tư tưởng, Lý luận, Văn hóa Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Trưởng Ban chỉ đạo Dự án Biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam nhận định, hai đoàn đại biểu của hai nước Việt-Lào đã thể hiện sự quyết tâm trong công tác biên soạn và đã có những sản phẩm đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, mang tính khách quan và khoa học.
Để có những sản phẩm hoàn chỉnh hơn trước khi in ấn, xuất bản; sau Hội nghị, các Ban biên tập nhanh chóng giải quyết những tồn tại, bổ sung những chi tiết chuẩn xác, phản ánh đúng tầm vóc lịch sử. Ông Xamản Vinhakệt mong Dự án hoàn thành đúng thời gian, góp phần củng cố tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam.
Sau gần 4 năm thực hiện dự án, đến nay công tác biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (1930-2007) đã cơ bản hoàn thành khối lượng công việc. Toàn bộ các ban biên tập đã thực hiện xong bản thảo; trong quá trình triển khai đã bám sát đề cương.
Dự án này bao gồm Biên soạn sản phẩm chính hai nước Việt-Lào; Biên soạn Văn kiện Đảng, Nhà nước; Biên soạn, biên tập Bộ hồi ký quan hệ đặc biệt hai nước; Biên soan Biên niên sự kiện; Biên tập sách ảnh; Biên tập phim tài liệu.
Đối với công tác biên soạn sản phẩm chính đã tiến hành khai thác, sưu tầm một lượng tư liệu rất lớn ở nhiều địa phương của Việt Nam và Lào, bản thảo cuối cùng gồm 10 chương với dung lượng 820 trang A4. Biên soạn hồi ký đã hoàn thành 3 tập sách với dung lượng gần 2.570 trang, gồm 279 bài viết của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào; Ban biên soạn Văn kiện Đảng và Nhà nước đã hoàn thiện 5 tập bản thảo với dung lượng 4.061 trang, tập hợp 594 văn kiện về quan hệ Việt Nam-Lào. Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã quay hoàn thiện 4 tập phim khá sinh động...
Cùng ngày, Hội nghị công tác biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào đã tập trung thảo luận với rất nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia, các giáo sư, nhân chứng lịch sử.
Nội dung thảo luận chủ yếu lược bớt những câu, chữ, hình ảnh để nội dung sản phẩm trong sáng hơn, đúng âm bản hơn, hướng tới mỗi một sản phẩm khi cho ra đời chuẩn xác và khách quan. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng bổ sung những vấn đề, sự kiện "đắt" hơn, để sản phẩm hoàn chỉnh và logic hơn./.
Nguyễn Trọng Lịch (TTXVN/Vietnam+)