Ngày 27/10, Liên hợp quốc đã kêu gọi thế giới thiết lập "sàn bảo hộ toàn cầu" về an ninh thu nhập và dịch vụ y tế cho tất cả mọi người, coi đây là một phương tiện không chỉ đảm bảo hòa bình và ổn định mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh "sàn bảo hộ" này đảm bảo thu nhập cơ bản dưới các hình thức chuyển nhượng xã hội bằng tiền mặt hoặc các dạng như lương hưu, phúc lợi cho trẻ em, trợ cấp thất nghiệp và các dịch vụ cho người lao động nghèo hoặc thất nghiệp, đồng thời cung cấp quyền tiếp cận phổ thông các dịch vụ xã hội thiết yếu về y tế, nước và vệ sinh, giáo dục, lương thực, nhà ở và những dịch vụ khác theo các ưu tiên quốc gia.
Nhân dân ở mọi nơi đang lo lằng về tương lai, thất vọng về kinh tế trong bối cảnh khoảng 5,1 tỷ người trên thế giới không được đảm bảo về an sinh xã hội thỏa đáng. Đạt được an sinh xã hội có tầm quan trọng thiết yếu để xây dựng các xã hội công bằng hơn, bình đẳng hơn và phổ quát hơn.
Nghiên cứu của Ủy ban cấp cao Liên hợp quốc, do Giám đốc chấp hành của Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc (UNWOMEN) Michelle Bachelet đứng đầu, khẳng định ngay cả các nước nghèo nhất cũng có thể thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh thu nhập và tăng cường các dịch vụ y tế cơ bản vì nguồn tài chính thực hiện những biện pháp này chỉ chiếm chưa đầy 1-2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mặc dù hỗ trợ quốc tế vẫn cần thiết đối với một số nước thu nhập thấp.
Ủy ban cấp cao Liên hợp quốc kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) thông qua tại Hội nghị cấp cao ở Cannes (Pháp) diễn ra vào tuần tới, một kế hoạch hành động thực hiện "sàn bảo hộ toàn cầu" về an ninh thu nhập và dịch vụ y tế nhằm khuyến khích mỗi quốc gia phát triển sàn này phù hợp với nước mình thông qua các cơ chế tài chính hiện hành cùng với những cơ chế mới.
Theo Ủy ban trên, G-20 cần cam kết hỗ trợ các biện pháp mới nhằm mở rộng an sinh xã hội toàn cầu như là một công cụ giảm đói nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế và vượt qua tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Chủ tịch Ủy ban cấp cao Liên hợp quốc Michelle Bachelet nhấn mạnh mở rộng an sinh xã hội là đầu tư “cùng thắng” cả trong ngắn hạn với vai trò ổn định kinh tế vĩ mô lẫn dài hạn thông qua tác động đến phát triển con người và năng suất lao động.
Trong các biện pháp khả thi để tài trợ cho "sàn bảo hộ" này, nghiên cứu của Ủy ban cấp cao Liên hợp quốc dẫn ra các biện pháp như hủy bỏ nợ, tăng thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện nguồn thu từ thuế ở các nước đang phát triển cũng như từ thuế giao dịch tiền tệ và tài chính, cơ chế trao đổi nợ, phụ thu trên vé máy bay, thu hút nguồn ngoại hối…
Thông qua giải quyết các nguyên nhân cơ cấu của nghèo đói và bất bình đẳng trong bối cảnh quá trình lão hóa dân số đang tăng nhanh, các biện pháp này có thể góp phần tăng cố kết xã hội, thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, hòa bình và ổn định./.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh "sàn bảo hộ" này đảm bảo thu nhập cơ bản dưới các hình thức chuyển nhượng xã hội bằng tiền mặt hoặc các dạng như lương hưu, phúc lợi cho trẻ em, trợ cấp thất nghiệp và các dịch vụ cho người lao động nghèo hoặc thất nghiệp, đồng thời cung cấp quyền tiếp cận phổ thông các dịch vụ xã hội thiết yếu về y tế, nước và vệ sinh, giáo dục, lương thực, nhà ở và những dịch vụ khác theo các ưu tiên quốc gia.
Nhân dân ở mọi nơi đang lo lằng về tương lai, thất vọng về kinh tế trong bối cảnh khoảng 5,1 tỷ người trên thế giới không được đảm bảo về an sinh xã hội thỏa đáng. Đạt được an sinh xã hội có tầm quan trọng thiết yếu để xây dựng các xã hội công bằng hơn, bình đẳng hơn và phổ quát hơn.
Nghiên cứu của Ủy ban cấp cao Liên hợp quốc, do Giám đốc chấp hành của Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc (UNWOMEN) Michelle Bachelet đứng đầu, khẳng định ngay cả các nước nghèo nhất cũng có thể thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh thu nhập và tăng cường các dịch vụ y tế cơ bản vì nguồn tài chính thực hiện những biện pháp này chỉ chiếm chưa đầy 1-2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mặc dù hỗ trợ quốc tế vẫn cần thiết đối với một số nước thu nhập thấp.
Ủy ban cấp cao Liên hợp quốc kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) thông qua tại Hội nghị cấp cao ở Cannes (Pháp) diễn ra vào tuần tới, một kế hoạch hành động thực hiện "sàn bảo hộ toàn cầu" về an ninh thu nhập và dịch vụ y tế nhằm khuyến khích mỗi quốc gia phát triển sàn này phù hợp với nước mình thông qua các cơ chế tài chính hiện hành cùng với những cơ chế mới.
Theo Ủy ban trên, G-20 cần cam kết hỗ trợ các biện pháp mới nhằm mở rộng an sinh xã hội toàn cầu như là một công cụ giảm đói nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế và vượt qua tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Chủ tịch Ủy ban cấp cao Liên hợp quốc Michelle Bachelet nhấn mạnh mở rộng an sinh xã hội là đầu tư “cùng thắng” cả trong ngắn hạn với vai trò ổn định kinh tế vĩ mô lẫn dài hạn thông qua tác động đến phát triển con người và năng suất lao động.
Trong các biện pháp khả thi để tài trợ cho "sàn bảo hộ" này, nghiên cứu của Ủy ban cấp cao Liên hợp quốc dẫn ra các biện pháp như hủy bỏ nợ, tăng thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện nguồn thu từ thuế ở các nước đang phát triển cũng như từ thuế giao dịch tiền tệ và tài chính, cơ chế trao đổi nợ, phụ thu trên vé máy bay, thu hút nguồn ngoại hối…
Thông qua giải quyết các nguyên nhân cơ cấu của nghèo đói và bất bình đẳng trong bối cảnh quá trình lão hóa dân số đang tăng nhanh, các biện pháp này có thể góp phần tăng cố kết xã hội, thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, hòa bình và ổn định./.
(TTXVN/Vietnam+)