Những diễn biến mới của cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày càng làm gia tăng những dự báo về nguy cơ sụp đổ của khu vực này, với các viễn cảnh như Hy Lạp sẽ rút lui hay nền kinh tế đầu tàu là Đức sẽ từ bỏ đồng euro.
Tuy vậy, theo chuyên gia Iam Bremmer, Giám đốc tập đoàn chuyên tư vấn và phân tích về rủi ro chính trị Eurasia Group, Đức sẽ không bao giờ rời bỏ Eurozone.
[Đức, Pháp sẽ có cách giải quyết nợ công Eurozone]
Trong bài viết trên tờ Thời báo Tài chính (Anh), ông Iam Bremmer cho rằng Đức có dân số chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số thế giới nhưng xuất khẩu của nước này chiếm 9% xuất khẩu toàn cầu. Đồng tiền chung châu Âu gắn kết sức mạnh kinh tế của Đức với những yếu kém của Eurozone. Thực tế, đồng euro yếu hơn đáng kể so với đồng tiền trước đây của Đức và việc này trợ giúp đắc lực cho xuất khẩu của Đức.
Khu vực đồng euro là một thể chế thương mại đơn nhất và điều này giúp "thể chế hóa" sự hiệu quả và giảm chủ nghĩa bảo hộ giữa Đức với thị trường Eurozone - nguồn cầu lớn nhất đối với xuất khẩu của Đức; đồng thời, việc hội nhập cũng đã giúp "trói tay" rất nhiều đối thủ cạnh tranh của Đức.
Việc Đức khó chịu với sự mạo hiểm của các gói cứu trợ cho các quốc gia ngoại vi hoang phí là điều có thể hiểu được. Tuy vậy, việc cấp tiền cứu trợ cho khu vực ngoại biên sẽ mang lại cho Đức một vai trò dẫn đầu trong việc định hình lại cấu trúc quản trị của Eurozone. Nếu không có Đức, Liên minh châu Âu (EU) sẽ tan rã. Tất nhiên, kết cục sau đó là Đức sẽ còn ít láng giềng thân thiện hơn, xét cả về góc độ an ninh và kinh tế.
Trong tương lai gần, khi một cuộc khủng hoảng và sự lây lan toàn cầu khó đoán định nổi lên, trái phiếu Đức sẽ bị tẩu tán, và việc này tạo ra những áp lực to lớn đối với tỷ giá hối đoái thực và sẽ làm tê liệt xuất khẩu cũng như sự cạnh tranh của nước này.
Ý kiến công chúng khá mâu thuẫn. Người Đức có muốn tài trợ cho các nước ngoại vi? Câu trả lời là không. Liệu họ có muốn đồng euro? Câu trả lời lại là có. Khi cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm, dư luận sẽ chọn cả hai chứ không phải chọn một trong hai câu trả lời trên. Tuy vậy, điều này sẽ không dễ dàng. Các chính trị gia cần phải đưa ra những quyết định đau đớn. Giải thích cho công chúng có thể là một sự phán xét khó khăn nhất mà Đức đang phải đối mặt.
Nhưng kể cả khi quan điểm công chúng là không ủng hộ Eurozone, thì quan điểm của giới lãnh đạo vẫn là ủng hộ đồng euro và Eurozone. Giới lãnh đạo doanh nghiệp cũng luôn tán thành một sự hội nhập châu Âu mạnh mẽ hơn. Mức sống và sự thịnh vượng của Đức về cơ bản gắn liền với châu Âu và đồng euro. Các nước này có sự gắn kết lịch sử bởi Thế chiến 2 và sẽ vẫn tiếp tục như vậy.
Khi Đức tham gia khu vực châu Âu, cái giá mà Đức phải trả là từ bỏ đồng D-Mark để đến với euro. May thay, cái giá phải trả đó là một phần thưởng. Những lợi ích chính trị của tình hình hiện nay là rõ ràng - Berlin có thể định hình hội nhập tài chính bằng chính những điều kiện mình đặt ra, kể cả khi việc này đi liền với một cái mác "giảm giá."
Lý giải điều này cho công chúng Đức không phải dễ dàng, và nó sẽ là một con đường dài và quanh co để có thể có được một khu vực châu Âu khỏe mạnh về tài chính. Nhưng con đường này đi qua khu vực đồng tiền chung châu Âu, và chắc chắn Đức sẽ vẫn quyết định mua tấm vé đắt để có thể được ngồi ở ghế lái./.
Tuy vậy, theo chuyên gia Iam Bremmer, Giám đốc tập đoàn chuyên tư vấn và phân tích về rủi ro chính trị Eurasia Group, Đức sẽ không bao giờ rời bỏ Eurozone.
[Đức, Pháp sẽ có cách giải quyết nợ công Eurozone]
Trong bài viết trên tờ Thời báo Tài chính (Anh), ông Iam Bremmer cho rằng Đức có dân số chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số thế giới nhưng xuất khẩu của nước này chiếm 9% xuất khẩu toàn cầu. Đồng tiền chung châu Âu gắn kết sức mạnh kinh tế của Đức với những yếu kém của Eurozone. Thực tế, đồng euro yếu hơn đáng kể so với đồng tiền trước đây của Đức và việc này trợ giúp đắc lực cho xuất khẩu của Đức.
Khu vực đồng euro là một thể chế thương mại đơn nhất và điều này giúp "thể chế hóa" sự hiệu quả và giảm chủ nghĩa bảo hộ giữa Đức với thị trường Eurozone - nguồn cầu lớn nhất đối với xuất khẩu của Đức; đồng thời, việc hội nhập cũng đã giúp "trói tay" rất nhiều đối thủ cạnh tranh của Đức.
Việc Đức khó chịu với sự mạo hiểm của các gói cứu trợ cho các quốc gia ngoại vi hoang phí là điều có thể hiểu được. Tuy vậy, việc cấp tiền cứu trợ cho khu vực ngoại biên sẽ mang lại cho Đức một vai trò dẫn đầu trong việc định hình lại cấu trúc quản trị của Eurozone. Nếu không có Đức, Liên minh châu Âu (EU) sẽ tan rã. Tất nhiên, kết cục sau đó là Đức sẽ còn ít láng giềng thân thiện hơn, xét cả về góc độ an ninh và kinh tế.
Trong tương lai gần, khi một cuộc khủng hoảng và sự lây lan toàn cầu khó đoán định nổi lên, trái phiếu Đức sẽ bị tẩu tán, và việc này tạo ra những áp lực to lớn đối với tỷ giá hối đoái thực và sẽ làm tê liệt xuất khẩu cũng như sự cạnh tranh của nước này.
Ý kiến công chúng khá mâu thuẫn. Người Đức có muốn tài trợ cho các nước ngoại vi? Câu trả lời là không. Liệu họ có muốn đồng euro? Câu trả lời lại là có. Khi cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm, dư luận sẽ chọn cả hai chứ không phải chọn một trong hai câu trả lời trên. Tuy vậy, điều này sẽ không dễ dàng. Các chính trị gia cần phải đưa ra những quyết định đau đớn. Giải thích cho công chúng có thể là một sự phán xét khó khăn nhất mà Đức đang phải đối mặt.
Nhưng kể cả khi quan điểm công chúng là không ủng hộ Eurozone, thì quan điểm của giới lãnh đạo vẫn là ủng hộ đồng euro và Eurozone. Giới lãnh đạo doanh nghiệp cũng luôn tán thành một sự hội nhập châu Âu mạnh mẽ hơn. Mức sống và sự thịnh vượng của Đức về cơ bản gắn liền với châu Âu và đồng euro. Các nước này có sự gắn kết lịch sử bởi Thế chiến 2 và sẽ vẫn tiếp tục như vậy.
Khi Đức tham gia khu vực châu Âu, cái giá mà Đức phải trả là từ bỏ đồng D-Mark để đến với euro. May thay, cái giá phải trả đó là một phần thưởng. Những lợi ích chính trị của tình hình hiện nay là rõ ràng - Berlin có thể định hình hội nhập tài chính bằng chính những điều kiện mình đặt ra, kể cả khi việc này đi liền với một cái mác "giảm giá."
Lý giải điều này cho công chúng Đức không phải dễ dàng, và nó sẽ là một con đường dài và quanh co để có thể có được một khu vực châu Âu khỏe mạnh về tài chính. Nhưng con đường này đi qua khu vực đồng tiền chung châu Âu, và chắc chắn Đức sẽ vẫn quyết định mua tấm vé đắt để có thể được ngồi ở ghế lái./.
Lê Dương (TTXVN/Vietnam+)