Tiếp tục phiên họp thứ ba, chiều 5/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).
Theo Tờ trình của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Luật công đoàn năm 1990 được ban hành vào giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi sang thể chế kinh tế thị trường, nên hiện nay một số điểm không còn phù hợp, bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần phải bổ sung, sửa đổi.
Mặt khác, việc xây dựng, ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi) còn nhằm kịp thời thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
Thống nhất về sự cần thiết phải sửa đổi Luật Công đoàn năm 1990, cũng như những quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật, song Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn các quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp và công đoàn tại các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở để công đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc của công nhân tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có sức hấp dẫn đối với người lao động và tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người sử dụng lao động mà Nghị quyết 20 đã đề ra.
Trong những vấn đề được đưa ra trao đổi, vấn đề địa vị pháp lý của công đoàn và tài chính công đoàn nhận được khá nhiều ý kiến đóng góp.
Về địa vị pháp lý của công đoàn được quy định tại Điều 1 dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật cho rằng, quy định của dự thảo Luật còn lẫn lộn giữa tổ chức với chức năng của công đoàn, hơn nữa chưa xác định đúng địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn theo quy định tại Điều 10, Hiến pháp năm 1992. Theo quy định của Hiến pháp, công đoàn cùng với các chủ thể khác thực hiện việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động, chứ không phải là thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ người lao động một cách độc lập như quy định của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng chưa thể hiện rõ chức năng của công đoàn trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, giáo dục người lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như Hiến pháp quy định.
Một số ý kiến nhìn nhận trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đội ngũ lao động Việt Nam đã có những chuyển biến, thay đổi mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Luật nên xác định mục tiêu bảo vệ người lao động tập trung vào khu vực nào (công lập, ngoài công lập) hay nhóm người lao động mà quyền lợi dễ bị tổn thương? Đồng thời, để người lao động gắn bó với công đoàn thì Luật cũng phải làm rõ quyền lợi của người lao động khi tham gia công đoàn và trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với thành viên của mình, cơ chế đại diện, bảo vệ người lao động như thế nào?
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị, phải hết sức thận trọng khi khẳng định địa vị pháp lý của công đoàn trong Luật, công đoàn phải nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng - điều mà dự án Luật chưa thể hiện rõ. Bên cạnh đó, dự án Luật cũng chưa nói đến quyền lợi của người lao động khi tham gia vào tổ chức công đoàn.
Trong khi quyền của công đoàn các cấp và quyền của cán bộ công đoàn được quy định rất rõ thì quyền của người lao động lại bị “lép,” nên dễ bị hiểu là Luật chỉ bảo vệ cho đội ngũ lãnh đạo công đoàn - ông Hiển băn khoăn.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai thì cho rằng, cần xác định rõ chức năng của công đoàn là đại diện cho người lao động, không có đại diện, người lao động biết dựa vào ai.
Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Điều 10 của Hiến pháp đã quy định rõ địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn, Luật khi xây dựng và ban hành đều phải tuân thủ theo quy định của Hiến pháp.
Đối với vấn đề tài chính công đoàn, các ý kiến nghiêng theo quan điểm phải trích nộp kinh phí công đoàn 2% như dự thảo Luật đề ra. Theo khoản 2 Điều 27 của dự thảo Luật thì một trong những nguồn thu hình thành tài chính công đoàn là “kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đóng bằng 2% tổng quỹ tiền lương thực trả cho người lao động”. Song, điều mà nhiều ủy viên băn khoăn là vấn đề tài chính công đoàn làm sao phải minh bạch, rõ ràng, bình đẳng, có sức thuyết phục đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Cân nhắc tính pháp lý đối với quy định thu 2% là cảnh báo của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách. Ông Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề đây có phải là khoản thuế 2% đóng trên lương hay không, nếu là thuế thì mới có tính chất bắt buộc. Thuế là quyền của nhà nước, không tổ chức nào có quyền đứng ra để đánh thuế, do vậy ở đây chỉ nên hiểu là đóng đoàn phí.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, quy định thu tài chính công đoàn bằng 2% tổng quỹ tiền lương thực trả sẽ có không ít phức tạp, nhất là áp dụng với các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có chấp nhận điều này? - ông Hiển đặt câu hỏi. Cũng theo ông Hiển, nếu chỉ thu ở doanh nghiệp nhà nước mà không thu của các thành phần kinh tế khác thì cũng không được, tiến thoái lưỡng nan.
Đồng tình với một số ý kiến đưa ra là cần tạo đủ nguồn kinh phí cho công đoàn hoạt động, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh đến việc công đoàn phải có tài chính mạnh. Tuy nhiên, bà Mai đề xuất phải lấy nguồn thu từ công đoàn để lo cho công đoàn thì mới đúng tính chất là đại diện, lấy chỗ khác để nuôi công đoàn là không được.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, dự án Luật này nhận được sự quan tâm lớn của Thường vụ Quốc hội và nhân dân, trong đó có 15 triệu người lao động, do vậy cần xem xét kỹ càng, thận trọng, khắc phục tất cả các bất cập của thực tế thực hiện Luật.
Luật không chỉ để chăm lo bảo vệ người lao động mà người chủ sử dụng lao động cũng phải đồng tình ủng hộ. Đồng ý với dự thảo Luật phải có tài chính công đoàn, nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình thật thuyết phục vấn đề kinh phí không phải sử dụng cho bản thân công đoàn, mà là để bảo vệ, chăm lo phúc lợi cho người lao động đồng thời, cần làm rõ việc đóng 2% là trên tổng quỹ lương cơ bản hay lương thực trả./.
Theo Tờ trình của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Luật công đoàn năm 1990 được ban hành vào giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi sang thể chế kinh tế thị trường, nên hiện nay một số điểm không còn phù hợp, bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần phải bổ sung, sửa đổi.
Mặt khác, việc xây dựng, ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi) còn nhằm kịp thời thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
Thống nhất về sự cần thiết phải sửa đổi Luật Công đoàn năm 1990, cũng như những quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật, song Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn các quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp và công đoàn tại các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở để công đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc của công nhân tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có sức hấp dẫn đối với người lao động và tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người sử dụng lao động mà Nghị quyết 20 đã đề ra.
Trong những vấn đề được đưa ra trao đổi, vấn đề địa vị pháp lý của công đoàn và tài chính công đoàn nhận được khá nhiều ý kiến đóng góp.
Về địa vị pháp lý của công đoàn được quy định tại Điều 1 dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật cho rằng, quy định của dự thảo Luật còn lẫn lộn giữa tổ chức với chức năng của công đoàn, hơn nữa chưa xác định đúng địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn theo quy định tại Điều 10, Hiến pháp năm 1992. Theo quy định của Hiến pháp, công đoàn cùng với các chủ thể khác thực hiện việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động, chứ không phải là thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ người lao động một cách độc lập như quy định của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng chưa thể hiện rõ chức năng của công đoàn trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, giáo dục người lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như Hiến pháp quy định.
Một số ý kiến nhìn nhận trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đội ngũ lao động Việt Nam đã có những chuyển biến, thay đổi mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Luật nên xác định mục tiêu bảo vệ người lao động tập trung vào khu vực nào (công lập, ngoài công lập) hay nhóm người lao động mà quyền lợi dễ bị tổn thương? Đồng thời, để người lao động gắn bó với công đoàn thì Luật cũng phải làm rõ quyền lợi của người lao động khi tham gia công đoàn và trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với thành viên của mình, cơ chế đại diện, bảo vệ người lao động như thế nào?
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị, phải hết sức thận trọng khi khẳng định địa vị pháp lý của công đoàn trong Luật, công đoàn phải nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng - điều mà dự án Luật chưa thể hiện rõ. Bên cạnh đó, dự án Luật cũng chưa nói đến quyền lợi của người lao động khi tham gia vào tổ chức công đoàn.
Trong khi quyền của công đoàn các cấp và quyền của cán bộ công đoàn được quy định rất rõ thì quyền của người lao động lại bị “lép,” nên dễ bị hiểu là Luật chỉ bảo vệ cho đội ngũ lãnh đạo công đoàn - ông Hiển băn khoăn.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai thì cho rằng, cần xác định rõ chức năng của công đoàn là đại diện cho người lao động, không có đại diện, người lao động biết dựa vào ai.
Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Điều 10 của Hiến pháp đã quy định rõ địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn, Luật khi xây dựng và ban hành đều phải tuân thủ theo quy định của Hiến pháp.
Đối với vấn đề tài chính công đoàn, các ý kiến nghiêng theo quan điểm phải trích nộp kinh phí công đoàn 2% như dự thảo Luật đề ra. Theo khoản 2 Điều 27 của dự thảo Luật thì một trong những nguồn thu hình thành tài chính công đoàn là “kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đóng bằng 2% tổng quỹ tiền lương thực trả cho người lao động”. Song, điều mà nhiều ủy viên băn khoăn là vấn đề tài chính công đoàn làm sao phải minh bạch, rõ ràng, bình đẳng, có sức thuyết phục đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Cân nhắc tính pháp lý đối với quy định thu 2% là cảnh báo của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách. Ông Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề đây có phải là khoản thuế 2% đóng trên lương hay không, nếu là thuế thì mới có tính chất bắt buộc. Thuế là quyền của nhà nước, không tổ chức nào có quyền đứng ra để đánh thuế, do vậy ở đây chỉ nên hiểu là đóng đoàn phí.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, quy định thu tài chính công đoàn bằng 2% tổng quỹ tiền lương thực trả sẽ có không ít phức tạp, nhất là áp dụng với các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có chấp nhận điều này? - ông Hiển đặt câu hỏi. Cũng theo ông Hiển, nếu chỉ thu ở doanh nghiệp nhà nước mà không thu của các thành phần kinh tế khác thì cũng không được, tiến thoái lưỡng nan.
Đồng tình với một số ý kiến đưa ra là cần tạo đủ nguồn kinh phí cho công đoàn hoạt động, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh đến việc công đoàn phải có tài chính mạnh. Tuy nhiên, bà Mai đề xuất phải lấy nguồn thu từ công đoàn để lo cho công đoàn thì mới đúng tính chất là đại diện, lấy chỗ khác để nuôi công đoàn là không được.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, dự án Luật này nhận được sự quan tâm lớn của Thường vụ Quốc hội và nhân dân, trong đó có 15 triệu người lao động, do vậy cần xem xét kỹ càng, thận trọng, khắc phục tất cả các bất cập của thực tế thực hiện Luật.
Luật không chỉ để chăm lo bảo vệ người lao động mà người chủ sử dụng lao động cũng phải đồng tình ủng hộ. Đồng ý với dự thảo Luật phải có tài chính công đoàn, nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình thật thuyết phục vấn đề kinh phí không phải sử dụng cho bản thân công đoàn, mà là để bảo vệ, chăm lo phúc lợi cho người lao động đồng thời, cần làm rõ việc đóng 2% là trên tổng quỹ lương cơ bản hay lương thực trả./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)