Khiếu kiện đất đai từ trước đến nay luôn là vấn đề nóng do giá đất bồi thường được quy định quá thấp, nhất là giá đất nông nghiệp. Vì vậy, dự thảo Luật Đất đai lần này được xây dựng theo hướng Chính phủ tiếp tục ban hành khung giá đất nhưng thể hiện chi tiết, cụ thể hơn thông qua việc tăng dày các vùng giá trị thay vì chỉ quy định cho 3 vùng (đồng bằng, trung du, miền núi) như quy định hiện nay.
Bên lề Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã chia sẻ với báo chí xung quanh vấn đề này.
- Thưa Bộ trưởng, vấn đề giá đất được bàn thảo rất nhiều, vậy trong dự thảo Luật đất đai sửa đổi lần này vấn đề này được quy định như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Hiện có hai luồng ý kiến trái chiều là có nên bỏ khung giá đất hay không. Thứ hai là có nên duy trì hình thức tự thỏa thuận (giữa người dân và chủ đầu tư - PV) trong đền bù giải phóng mặt bằng nữa hay không. Hiện nay, Nhà nước chỉ đứng ra giải phóng mặt bằng đối với các dự án an ninh quốc phòng...; còn với các dự án quy mô nhỏ là do nhà đầu tư tự thỏa thuận với người dân.
Cách thức cụ thể sau này mới bàn, còn Luật mới chúng ta vẫn khẳng định giá đất, (trước có nhiều ý kiến đề nghị bỏ khung giá đi). Vì hiện nay có khung giá, bảng giá, có giá đất cụ thể. Vấn đề này mới so với trước đây, quan điểm Nhà nước vẫn phải có quy định về khung giá. Nhưng khung giá này có khác so với trước đây vì độ dày của nó. Trước đây, quy định khung giá cho ba vùng đồng bằng, trung du, miền núi nên rất khó xác định giá vùng giáp ranh thế nào giữa các vùng thì Luật mới sẽ tôn dày lên, đảm bảo tính chính xác hơn.
[Tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân]
Thứ hai, là khung giá giữ ổn định trong thời gian nhất định, Ủy ban Nhân dân địa phương căn cứ vào khung giá đó để xây dựng bảng giá.
Hiện có hai loại ý kiến: Một là bảng giá tính tất cả các loại phí, lệ phí; ý kiến thứ hai là bảng giá chỉ tính một số nội dung, còn nội dung khác sẽ có giá cụ thể như tính toán, bồi thường… cho phù hợp. Nguyên tắc là có tham khảo giá thị trường, sẽ có cơ quan chuyên tư vấn về giá, quy định trong Nghị định, chứ trong Luật không thể cụ thể hết được.
Chúng tôi hết sức quan tâm đến vấn đề giá, hầu hết người dân cũng đều rất quan tâm vấn đề này và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện kéo dài trong thời gian vừa qua. Sau này bên nào sẽ chịu trách nhiệm về giá sẽ phải bàn, có thể là Bộ Tài nguyên hoặc Bộ Tài chính.
Tôi cũng xin nói, giá hiện nay của chúng ta là do đầu cơ mang lại nên mới cao như thế, đây không phải là giá thực. Trước đây chúng ta nói phải sát giá thị trường nhưng không hề đơn giản chút nào. Thế nào là sát giá thị trường, trong trường hợp nào thì áp dụng giá thị trường? Chỉ lấy giá thị trường để tham khảo thì được chứ nói áp dụng sát giá thì không thể được.
- Trong dự thảo có nhiều ý kiến cho rằng, tại sao chúng ta không thực hiện việc thu mua trưng dụng?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Hiến pháp có quy định đất đai khi Nhà nước có nhu cầu thì trưng dụng trong trường hợp đất để phục vụ chiến tranh, thu mua… nhưng sau này chúng ta xây dựng Luật lại liên quan tới thu hồi đất. Vấn đề này mang tính lịch sử giữa Hiến pháp và Luật. Nhưng tôi nghĩ, vấn đề trưng mua không đơn giản cho các nhu cầu về quốc phòng, an ninh, công cộng. Vì nếu đất của chúng ta tư nhân hóa thì lại khác, như một số nước Nhật Bản, Italia khi đã tư nhân hóa rồi thì sử dụng đất vào công trình công cộng rất khó khăn, khi mua lại họ không bán, Nhà nước cũng không thể làm gì được.
Như ở Italia làm đường sắt cao tốc qua một số vùng, người dân lên thủ đô kiện, chính vì vậy, vấn đề này không hề đơn giản. Nhất là trong điều kiện hiện nay đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu vấn đề đất không được xử lý thì rất phức tạp.
- Vậy có đề nghị sửa nội dung về đất đai trong Hiến pháp không thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Vấn đề này cũng phải bàn để làm thế nào Luật phải phù hợp với Hiến pháp. Còn bây giờ tính chính sách về đất đai thu hồi nghe hơi nặng nề, nên điều quan trọng là giải quyết chính sách thế nào cho thỏa đáng. Vì trong thời gian qua chúng ta thu hồi đất của nông dân để công nghiệp hóa làm đô thị còn nhiều vướng mắc như nhiều diện tích thu hồi nhưng không sử dụng, trong khi người dân không có đất trồng cấy, nên phải xử lý vấn đề này.
- Ông có lo ngại Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch của cấp huyện có dẫn tới việc thu hồi tràn lan?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Liên quan đến tỉnh, huyện đều là đất nông nghiệp thôi. Hiện đã có Nghị định 42/NĐ-CP quy định sử dụng đất nông nghiệp, đất lúa thì đều phải thông qua Chính phủ, địa phương không được phép làm. Địa phương có kêu nhưng không được, vì khi anh muốn sử dụng đất nông nghiệp phải xin phép, được mới làm.
- Có giải pháp nào để tránh tình trạng kéo dài khiếu kiện như hiện nay không thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Giải phóng mặt bằng trước hết phải là quy hoạch đất đó như thế nào, điều rất quan trọng là vấn đề giá, người ta kiện chủ yếu là về giá, trước đây chúng ta có cơ chế tự thỏa thuận nên mức độ chênh lệch rất khác nhau, nếu chúng ta xử lý được vấn đề đấy thì tôi cho rằng mọi việc sẽ ổn.
Tuy nhiên, tôi xin khẳng định là các sửa đổi trong dự thảo Luật lần này hướng là như vậy, nhưng còn tùy thuộc vào Quốc hội, tùy thuộc người dân có đồng tình hay không, việc này phải đưa ra lấy ý kiến của dân.
Cụ thể, đất phải được sử dụng hiệu quả hơn, chúng ta không nên để trống như hiện nay, cái đó là phải xử lý dứt khoát. Ngoài ra, làm thế nào để đảm bảo bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân tốt hơn, phải hài hòa được 3 lợi ích: lợi ích của người có đất, Nhà nước và của doanh nghiệp; giảm khiếu kiện, giảm tham nhũng... Luật sửa đổi lần này phải giải quyết được mấy yêu cầu như vậy.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Bên lề Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã chia sẻ với báo chí xung quanh vấn đề này.
- Thưa Bộ trưởng, vấn đề giá đất được bàn thảo rất nhiều, vậy trong dự thảo Luật đất đai sửa đổi lần này vấn đề này được quy định như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Hiện có hai luồng ý kiến trái chiều là có nên bỏ khung giá đất hay không. Thứ hai là có nên duy trì hình thức tự thỏa thuận (giữa người dân và chủ đầu tư - PV) trong đền bù giải phóng mặt bằng nữa hay không. Hiện nay, Nhà nước chỉ đứng ra giải phóng mặt bằng đối với các dự án an ninh quốc phòng...; còn với các dự án quy mô nhỏ là do nhà đầu tư tự thỏa thuận với người dân.
Cách thức cụ thể sau này mới bàn, còn Luật mới chúng ta vẫn khẳng định giá đất, (trước có nhiều ý kiến đề nghị bỏ khung giá đi). Vì hiện nay có khung giá, bảng giá, có giá đất cụ thể. Vấn đề này mới so với trước đây, quan điểm Nhà nước vẫn phải có quy định về khung giá. Nhưng khung giá này có khác so với trước đây vì độ dày của nó. Trước đây, quy định khung giá cho ba vùng đồng bằng, trung du, miền núi nên rất khó xác định giá vùng giáp ranh thế nào giữa các vùng thì Luật mới sẽ tôn dày lên, đảm bảo tính chính xác hơn.
[Tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân]
Thứ hai, là khung giá giữ ổn định trong thời gian nhất định, Ủy ban Nhân dân địa phương căn cứ vào khung giá đó để xây dựng bảng giá.
Hiện có hai loại ý kiến: Một là bảng giá tính tất cả các loại phí, lệ phí; ý kiến thứ hai là bảng giá chỉ tính một số nội dung, còn nội dung khác sẽ có giá cụ thể như tính toán, bồi thường… cho phù hợp. Nguyên tắc là có tham khảo giá thị trường, sẽ có cơ quan chuyên tư vấn về giá, quy định trong Nghị định, chứ trong Luật không thể cụ thể hết được.
Chúng tôi hết sức quan tâm đến vấn đề giá, hầu hết người dân cũng đều rất quan tâm vấn đề này và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện kéo dài trong thời gian vừa qua. Sau này bên nào sẽ chịu trách nhiệm về giá sẽ phải bàn, có thể là Bộ Tài nguyên hoặc Bộ Tài chính.
Tôi cũng xin nói, giá hiện nay của chúng ta là do đầu cơ mang lại nên mới cao như thế, đây không phải là giá thực. Trước đây chúng ta nói phải sát giá thị trường nhưng không hề đơn giản chút nào. Thế nào là sát giá thị trường, trong trường hợp nào thì áp dụng giá thị trường? Chỉ lấy giá thị trường để tham khảo thì được chứ nói áp dụng sát giá thì không thể được.
- Trong dự thảo có nhiều ý kiến cho rằng, tại sao chúng ta không thực hiện việc thu mua trưng dụng?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Hiến pháp có quy định đất đai khi Nhà nước có nhu cầu thì trưng dụng trong trường hợp đất để phục vụ chiến tranh, thu mua… nhưng sau này chúng ta xây dựng Luật lại liên quan tới thu hồi đất. Vấn đề này mang tính lịch sử giữa Hiến pháp và Luật. Nhưng tôi nghĩ, vấn đề trưng mua không đơn giản cho các nhu cầu về quốc phòng, an ninh, công cộng. Vì nếu đất của chúng ta tư nhân hóa thì lại khác, như một số nước Nhật Bản, Italia khi đã tư nhân hóa rồi thì sử dụng đất vào công trình công cộng rất khó khăn, khi mua lại họ không bán, Nhà nước cũng không thể làm gì được.
Như ở Italia làm đường sắt cao tốc qua một số vùng, người dân lên thủ đô kiện, chính vì vậy, vấn đề này không hề đơn giản. Nhất là trong điều kiện hiện nay đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu vấn đề đất không được xử lý thì rất phức tạp.
- Vậy có đề nghị sửa nội dung về đất đai trong Hiến pháp không thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Vấn đề này cũng phải bàn để làm thế nào Luật phải phù hợp với Hiến pháp. Còn bây giờ tính chính sách về đất đai thu hồi nghe hơi nặng nề, nên điều quan trọng là giải quyết chính sách thế nào cho thỏa đáng. Vì trong thời gian qua chúng ta thu hồi đất của nông dân để công nghiệp hóa làm đô thị còn nhiều vướng mắc như nhiều diện tích thu hồi nhưng không sử dụng, trong khi người dân không có đất trồng cấy, nên phải xử lý vấn đề này.
- Ông có lo ngại Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch của cấp huyện có dẫn tới việc thu hồi tràn lan?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Liên quan đến tỉnh, huyện đều là đất nông nghiệp thôi. Hiện đã có Nghị định 42/NĐ-CP quy định sử dụng đất nông nghiệp, đất lúa thì đều phải thông qua Chính phủ, địa phương không được phép làm. Địa phương có kêu nhưng không được, vì khi anh muốn sử dụng đất nông nghiệp phải xin phép, được mới làm.
- Có giải pháp nào để tránh tình trạng kéo dài khiếu kiện như hiện nay không thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Giải phóng mặt bằng trước hết phải là quy hoạch đất đó như thế nào, điều rất quan trọng là vấn đề giá, người ta kiện chủ yếu là về giá, trước đây chúng ta có cơ chế tự thỏa thuận nên mức độ chênh lệch rất khác nhau, nếu chúng ta xử lý được vấn đề đấy thì tôi cho rằng mọi việc sẽ ổn.
Tuy nhiên, tôi xin khẳng định là các sửa đổi trong dự thảo Luật lần này hướng là như vậy, nhưng còn tùy thuộc vào Quốc hội, tùy thuộc người dân có đồng tình hay không, việc này phải đưa ra lấy ý kiến của dân.
Cụ thể, đất phải được sử dụng hiệu quả hơn, chúng ta không nên để trống như hiện nay, cái đó là phải xử lý dứt khoát. Ngoài ra, làm thế nào để đảm bảo bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân tốt hơn, phải hài hòa được 3 lợi ích: lợi ích của người có đất, Nhà nước và của doanh nghiệp; giảm khiếu kiện, giảm tham nhũng... Luật sửa đổi lần này phải giải quyết được mấy yêu cầu như vậy.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Minh Thúy (Vietnam+)