Ngày 4/11, tại Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước và đề xuất sửa đổi bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 5 năm thực hiện, Luật Kiểm toán Nhà nước đã đạt được những thành tựu căn bản, giúp nâng cao vị thế của Kiểm toán Nhà nước.
Luật cũng đã góp phần quan trọng vào quá trình cải cách tài chính công, giúp lành mạnh hóa nền tài chính công. Theo các chuyên gia quốc tế, Luật Kiểm toán Nhà nước đã đạt được trình độ khá cao trong khu vực và thế giới. Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, những đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước sẽ dự kiến trình Quốc hội vào năm 2011.
Theo báo cáo tổng kết, sau 5 năm thực hiện Luật cho thấy, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 53.500 tỷ đồng (bằng 74,12% tổng số kiến nghị tài chính trong cả 15 năm); tăng thu về thuế và các khoản thu khác hơn 12.000 tỷ đồng, giảm chi gần 8.500 tỷ đồng.
Trung bình mỗi năm Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước của 60% số tỉnh, thành phố; báo cáo tài chính của 60% số bộ, ngành Trung ương và 12% số doanh nghiệp do Trung ương quản lý (5/60 đầu mối).
Đánh giá về chất lượng kiểm toán, thạc sĩ Đặng Văn Hải, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (Kiểm toán Nhà nước) cho rằng, kết quả hoạt động Kiểm toán Nhà nước còn thể hiện ở những kiến nghị kiểm toán mang tính tư vấn, xử lý sai phạm…, đã giúp các đơn vị được kiểm toán, các cơ quan quản lý nhà nước chấn chỉnh công tác quản lý tài chính-ngân sách-kế toán, ngăn ngừa những hành vi tiêu cực, tham ô, lãng phí, thất thoát tiền, tài sản nhà nước.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp cung cấp những thông tin xác thực về tình hình quản lý điều hành ngân sách, tiền và tài sản nhà nước và có nhiều kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ…
Năm năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật sai quy định hoặc không phù hợp thực tế. Từ năm 2006 đến nay đã kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương hủy bỏ 128 văn bản, sửa đổi bổ sung 86 văn bản.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất nhằm sửa đổi bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước. Một trong những vấn đề được quan tâm trong nhiều nhất là sửa đổi về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước.
Nhiều ý kiến cho rằng cần phải bổ sung vào Hiến pháp những quy định cơ bản về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; đồng thời là cơ sở pháp lý cho việc quy định về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước trong Luật Kiểm toán Nhà nước và bảo đảm sự tương thích giữa Luật Kiểm toán Nhà nước với Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân sách Nhà nước và các luật khác có liên quan.
Theo tiến sĩ Đinh Trinh Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách thì địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước hiện được quy định trong luật chưa tương xứng với vai trò vị trí của Kiểm toán Nhà nước, dẫn đến gây khó khăn khi xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động.
Ông Hải nhấn mạnh, về vấn đề này, cần thiết thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, sau đó đề xuất bổ sung vào Hiến pháp vào thời điểm thích hợp.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Trung Lý, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội thì cho rằng, cơ sở để quy định về Kiểm toán Nhà nước trong Hiến pháp ở Việt Nam phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí, vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong cơ cấu quyền lực nhà nước, tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước và mối tương quan giữa Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.
Hội thảo cũng đã bàn đến nhiều vấn đề khác như về chức năng quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước; chế định Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước; chức danh kiểm toán viên; giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán./.
Luật cũng đã góp phần quan trọng vào quá trình cải cách tài chính công, giúp lành mạnh hóa nền tài chính công. Theo các chuyên gia quốc tế, Luật Kiểm toán Nhà nước đã đạt được trình độ khá cao trong khu vực và thế giới. Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, những đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước sẽ dự kiến trình Quốc hội vào năm 2011.
Theo báo cáo tổng kết, sau 5 năm thực hiện Luật cho thấy, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 53.500 tỷ đồng (bằng 74,12% tổng số kiến nghị tài chính trong cả 15 năm); tăng thu về thuế và các khoản thu khác hơn 12.000 tỷ đồng, giảm chi gần 8.500 tỷ đồng.
Trung bình mỗi năm Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước của 60% số tỉnh, thành phố; báo cáo tài chính của 60% số bộ, ngành Trung ương và 12% số doanh nghiệp do Trung ương quản lý (5/60 đầu mối).
Đánh giá về chất lượng kiểm toán, thạc sĩ Đặng Văn Hải, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (Kiểm toán Nhà nước) cho rằng, kết quả hoạt động Kiểm toán Nhà nước còn thể hiện ở những kiến nghị kiểm toán mang tính tư vấn, xử lý sai phạm…, đã giúp các đơn vị được kiểm toán, các cơ quan quản lý nhà nước chấn chỉnh công tác quản lý tài chính-ngân sách-kế toán, ngăn ngừa những hành vi tiêu cực, tham ô, lãng phí, thất thoát tiền, tài sản nhà nước.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp cung cấp những thông tin xác thực về tình hình quản lý điều hành ngân sách, tiền và tài sản nhà nước và có nhiều kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ…
Năm năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật sai quy định hoặc không phù hợp thực tế. Từ năm 2006 đến nay đã kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương hủy bỏ 128 văn bản, sửa đổi bổ sung 86 văn bản.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất nhằm sửa đổi bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước. Một trong những vấn đề được quan tâm trong nhiều nhất là sửa đổi về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước.
Nhiều ý kiến cho rằng cần phải bổ sung vào Hiến pháp những quy định cơ bản về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; đồng thời là cơ sở pháp lý cho việc quy định về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước trong Luật Kiểm toán Nhà nước và bảo đảm sự tương thích giữa Luật Kiểm toán Nhà nước với Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân sách Nhà nước và các luật khác có liên quan.
Theo tiến sĩ Đinh Trinh Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách thì địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước hiện được quy định trong luật chưa tương xứng với vai trò vị trí của Kiểm toán Nhà nước, dẫn đến gây khó khăn khi xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động.
Ông Hải nhấn mạnh, về vấn đề này, cần thiết thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, sau đó đề xuất bổ sung vào Hiến pháp vào thời điểm thích hợp.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Trung Lý, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội thì cho rằng, cơ sở để quy định về Kiểm toán Nhà nước trong Hiến pháp ở Việt Nam phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí, vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong cơ cấu quyền lực nhà nước, tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước và mối tương quan giữa Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.
Hội thảo cũng đã bàn đến nhiều vấn đề khác như về chức năng quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước; chế định Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước; chức danh kiểm toán viên; giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán./.
(TTXVN/Vietnam+)