Tối 15/4, tại sân Kỳ Đài-Nghinh Lương Đình, Đại Nội Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức bế mạc Festival Huế lần thứ 7 với chủ đề "Di sản văn hóa với Hội nhập và phát triển, nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử."
Đây là một lễ hội văn hóa-du lịch quốc tế, một sự kiện văn hóa nghệ thuật tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế trong tiến trình hội nhập và phát triển và là một điểm nhấn trong Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ Huế 2012.
Tại buổi lễ, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2012 cho biết Festival Huế lần thứ 7 diễn ra từ ngày 7 đến 15/4 với sự tham gia của hơn 65 đoàn và nhóm nghệ thuật đa sắc màu văn hóa đến từ 28 quốc gia, vùng lãnh thổ của cả năm châu lục và các vùng miền của Việt Nam.
Hơn 3.000 nghệ sỹ, diễn viên trong và ngoài nước đã mang đến cho lễ hội các chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn đa sắc màu, các lễ hội văn hóa hoành tráng, ấn tượng, hấp dẫn như ấn tượng "Đêm Hoàng Cung" với vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, đến "Đêm Phương Đông" lộng lẫy sắc màu của trang phục truyền thống các dân tộc châu Á, từ Lễ hội trống và nhạc cụ gõ "Âm vang hào khí Việt" đến Lễ hội đường phố "khát vọng xanh."
Các Lễ hội "Hương xưa làng cổ" Phước Tích, "Chợ quê ngày hội" Thanh Toàn đã đưa du khách về với những ký ức đẹp của những miền quê yên bình... "Lễ Tế giao" với nhiều ý nghĩa văn hóa nhân văn sâu sắc và "Thiên hạ Thái Bình" thể hiện khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt. "Lễ hội áo dài" với những họa tiết hoa sen trong hội họa một lần nữa khẳng định vẻ đẹp của áo dài Việt Nam và xứ Huế trước du khách thập phương khi đến miền sông Hương núi Ngự.
Bên cạnh đó, các hoạt động hưởng ứng Festival Huế từ Festival thiếu nhi "không gian sắc màu tuổi thơ" đến Festival khoa học sức khỏe cộng đồng, các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế; từ đêm tôn vinh nghệ nhân ca Huế đến các góc trưng bày, triển lãm, phố tranh, cổ vật; từ dàn hợp xướng tại Nhà kèn... đã mang đến cho Festival Huế một không gian rực rỡ sắc màu, khắc họa đậm nét một vùng di sản, tạo không khí tưng bừng cho mảnh đất cố đô Huế.
Festival Huế lần thứ 7 đã thực sự tôn vinh được các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện tinh thần giao lưu, đoàn kết, hội nhập và phát triển, đem lại cho Thừa Thiên - Huế, cố đô Huế một diện mạo mới, sức sống mới, khẳng định vị thế là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, xứng tầm là một trung tâm văn hóa-du lịch đặc sắc của cả nước.
Festival Huế lần này đã thu hút hơn 2 triệu lượt người tham dự; trong đó có hơn 18 vạn khách lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ (với hơn 80.000 khách quốc tế) tăng 62,8% so với cùng kỳ 2011.
Màn trống hội và các tiết mục múa hát "Vũ hội xuân," "Nhịp thở sông Hương," "Xinh tươi Việt Nam" của các đoàn nghệ thuật trong nước; và các đoàn nghệ thuật ca múa thảo nguyên Mông Cổ, đoàn nghệ thuật Radunga - Nga, đoàn nghệ thuật Ấn Độ... tiếp tục "cháy" hết mình trong đêm bế mạc.
Múa "Thương về xứ Huế," "Tạm biệt Huế" và màn pháo hoa thay lời giã bạn, hẹn gặp lại tại Festival Huế trong tiết Thanh minh của mùa Xuân năm Giáp Ngọ 2014.../.
Đây là một lễ hội văn hóa-du lịch quốc tế, một sự kiện văn hóa nghệ thuật tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế trong tiến trình hội nhập và phát triển và là một điểm nhấn trong Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ Huế 2012.
Tại buổi lễ, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2012 cho biết Festival Huế lần thứ 7 diễn ra từ ngày 7 đến 15/4 với sự tham gia của hơn 65 đoàn và nhóm nghệ thuật đa sắc màu văn hóa đến từ 28 quốc gia, vùng lãnh thổ của cả năm châu lục và các vùng miền của Việt Nam.
Hơn 3.000 nghệ sỹ, diễn viên trong và ngoài nước đã mang đến cho lễ hội các chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn đa sắc màu, các lễ hội văn hóa hoành tráng, ấn tượng, hấp dẫn như ấn tượng "Đêm Hoàng Cung" với vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, đến "Đêm Phương Đông" lộng lẫy sắc màu của trang phục truyền thống các dân tộc châu Á, từ Lễ hội trống và nhạc cụ gõ "Âm vang hào khí Việt" đến Lễ hội đường phố "khát vọng xanh."
Các Lễ hội "Hương xưa làng cổ" Phước Tích, "Chợ quê ngày hội" Thanh Toàn đã đưa du khách về với những ký ức đẹp của những miền quê yên bình... "Lễ Tế giao" với nhiều ý nghĩa văn hóa nhân văn sâu sắc và "Thiên hạ Thái Bình" thể hiện khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt. "Lễ hội áo dài" với những họa tiết hoa sen trong hội họa một lần nữa khẳng định vẻ đẹp của áo dài Việt Nam và xứ Huế trước du khách thập phương khi đến miền sông Hương núi Ngự.
Bên cạnh đó, các hoạt động hưởng ứng Festival Huế từ Festival thiếu nhi "không gian sắc màu tuổi thơ" đến Festival khoa học sức khỏe cộng đồng, các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế; từ đêm tôn vinh nghệ nhân ca Huế đến các góc trưng bày, triển lãm, phố tranh, cổ vật; từ dàn hợp xướng tại Nhà kèn... đã mang đến cho Festival Huế một không gian rực rỡ sắc màu, khắc họa đậm nét một vùng di sản, tạo không khí tưng bừng cho mảnh đất cố đô Huế.
Festival Huế lần thứ 7 đã thực sự tôn vinh được các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện tinh thần giao lưu, đoàn kết, hội nhập và phát triển, đem lại cho Thừa Thiên - Huế, cố đô Huế một diện mạo mới, sức sống mới, khẳng định vị thế là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, xứng tầm là một trung tâm văn hóa-du lịch đặc sắc của cả nước.
Festival Huế lần này đã thu hút hơn 2 triệu lượt người tham dự; trong đó có hơn 18 vạn khách lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ (với hơn 80.000 khách quốc tế) tăng 62,8% so với cùng kỳ 2011.
Màn trống hội và các tiết mục múa hát "Vũ hội xuân," "Nhịp thở sông Hương," "Xinh tươi Việt Nam" của các đoàn nghệ thuật trong nước; và các đoàn nghệ thuật ca múa thảo nguyên Mông Cổ, đoàn nghệ thuật Radunga - Nga, đoàn nghệ thuật Ấn Độ... tiếp tục "cháy" hết mình trong đêm bế mạc.
Múa "Thương về xứ Huế," "Tạm biệt Huế" và màn pháo hoa thay lời giã bạn, hẹn gặp lại tại Festival Huế trong tiết Thanh minh của mùa Xuân năm Giáp Ngọ 2014.../.
Quốc Việt (TTXVN)