Trước thực trạng than lậu diễn biến phức tạp tại nhiều vùng đất mỏ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số địa phương đã yêu cầu kiểm tra, xử lý, tuy nhiên đến nay phía ngành than vẫn "lặng thinh."
Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam vừa yêu cầu Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV - CTCP, tạm dừng việc sử dụng, tiêu thụ sản phẩm ngoài than tại 3 mỏ than Khánh Hòa, Na Dương, Núi Hồng.
35 tác phẩm (trong đó có 3 tác phẩm của Liên chi hội Nhà báo TTXVN) đã được vinh danh tại Lễ trao giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ hai.
VietnamPlus tiếp tục giành giải B giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ hai, khẳng định vị thế của VietnamPlus nói riêng và TTXVN nói chung.
Mặc dù các khu vực "thiên đường than lậu" trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã bị "xóa sổ," tuy nhiên, một số điểm tập kết than, sàng tuyển xít ở thành phố Cẩm Phả vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm xử lý các vi phạm trong khai thác, kinh doanh than trên địa bàn theo quy định pháp luật.
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết sẽ thành lập đoàn liên ngành tổ chức kiểm tra chuyên đề về hoạt động khai thác, tuyển rửa xít than trên cả nước trong 6 tháng cuối năm 2019.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản yêu cầu thành phố Cẩm Phả kiểm tra các sai phạm về hoạt động tuyển rửa xít than tại địa phương, do báo điện tử VietnamPlus phản ánh trước ngày 20/4.
Trước sức ép về khan hiếm năng lượng, lãnh đạo EVN cho biết đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cho phép được chủ động nhập khẩu một phần than để đảm bảo nguồn than cho sản xuất điện.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam vừa yêu cầc các “ông lớn” về than báo cáo các nội dung công tác quản lý, sử dụng khoáng sản tại bãi thải thuộc dự án khai thác, sàng tuyển xít, than.
Nếu bài toán “than lậu” không được giải quyết, trong khi nguồn than trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu của nhiệt điện, tương lai, “cơn khát” năng lượng sẽ trở thành gánh nặng cho đất nước.
Ngay giữa thành phố Cẩm Phả có một con suối kỳ lạ quanh năm đầy ắp “bùn than” chảy ra từ khu vực khai thác “vàng đen” của các mỏ than Cọc 6, Đèo Nai, Cao Sơn (thuộc TKV).
Trong quá trình điều tra, nhóm phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus còn phát hiện ra cả một “đại công trường” khai thác than trái phép, hoạt động công khai bất chấp lệnh cấm của chính quyền địa phương.
Dù “thiên đường than lậu” tồn tại suốt một thập kỷ tại Km6, thành phố Cẩm Phả đã bị “khai tử,” nhưng cuối tháng 12/2018 và tháng 2/2019, hoạt động tuyển rửa xít lấy than tại đây vẫn vô tư hoạt động.
Trong quá trình điều tra, nhóm phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus đã tiếp cận được hai "bà trùm" than lậu đang tiếp quản bãi xít “khổng lồ” lớn nhất nhì tỉnh Quảng Ninh.
Hoạt động tuyển rửa xít tại “Thiên đường than lậu” Cẩm Thịnh diễn ra công khai ngay giữa ban ngày, vậy mà, lãnh đạo chính quyền sở tại lại chối bay “sự thật” rằng “làm gì có bến bãi than lậu nào.”
Trong quá trình điều tra, phóng viên VietnamPlus đã phát hiện những sự thật khó tin nhưng có thật về cách vận hành của đường dây “ăn cắp” than công khai bằng những bản “hợp đồng ma” để lách luật.
Sau nhiều ngày tiếp cận “thiên đường than lậu,” phóng viên VietnamPlus được một trưởng thôn tiết lộ đã "bắt tay" với lãnh đạo mỏ để mỗi tháng “tuồn” cả ngàn tấn than ra ngoài bằng “suất ngoại giao."
Giữa trưa nắng, phóng viên VietnamPlus giấu toàn bộ thiết bị ghi hình trong người, rồi bắt đầu hành trình đột kích vào “thiên đường than lậu” để ghi lại hoạt động khai thác, tuồn bán than trái phép...
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I diễn ra chiều 27/3, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định "đúng là thời gian qua xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, trong đó có than..."