Công ty nghiên cứu thị trường trường học quốc tế toàn cầu (ISC Research) xác định Malaysia là một trong tám điểm đến hàng đầu ở châu Á thu hút các nhà đầu tư mở rộng mạng lưới trường học quốc tế.
ISC Research nhận định rằng thị trường trường học quốc tế ở Malaysia có xu hướng phát triển nhanh chóng do Chính phủ nước này loại bỏ việc hạn chế người Malaysia tham gia vào các trường học quốc tế và do chính sách phát triển ngành giáo dục của quốc gia này.
Trong bản báo cáo mới đây về Malaysia, ISC Research cho biết nước này hiện có 112 trường quốc tế đào tạo 43.000 học sinh, tăng 45 trường và 20.000 học sinh so với năm 2009 và tăng 86 trường so với năm 2000.
Thủ đô Kuala Lumpur dẫn đầu về số trường quốc tế với 24 trường, tiếp theo là thành phố Petaling Jaya ở bang Selangor với tám trường và Johor Baru, thủ phủ của bang miền nam Johor với bảy trường.
ISC Research cũng cho biết công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường các trường học quốc tế trong vòng ba thập kỷ, thu thập các báo cáo trực tiếp từ các trường học quốc tế trong 10 năm qua và thấy rằng các thị trường khác đứng đầu châu Á về lĩnh vực trường học quốc tế bao gồm Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Qatar và Singapore.
Theo ISC Research, các trường học, tổ chức giáo dục, các nhà đầu tư và phát triển có ý định mở rộng và phát triển mới hệ thống trường quốc tế đều tìm đến và đánh giá cao các thị trường này.
Ông Nicholas Brummitt, Chủ tịch ISC Research thuộc Tập đoàn Tư vấn trường học quốc tế, cho biết công ty đang hướng tới giai đoạn mở rộng thị trường rộng lớn bởi vì ngày càng nhiều chính phủ dỡ bỏ hạn chế trẻ em học tại các trường quốc tế.
Bên cạnh đó, các gia đình bản địa ngày càng trở nên giàu có và số người định cư ở nước ngoài ngày càng gia tăng. Tại một vài nước, nhu cầu học tại các trường quốc tế đã vượt nguồn cung.
Chủ tịch ISC Research cũng cho biết, báo cáo của ISC Research bao gồm các nội dung chính như dữ liệu về nhân khẩu, tổng quan xu hướng người định cư ở nước ngoài tại một quốc gia, số liệu lịch sử về thị trường trường học quốc tế và sự phát triển lĩnh vực này trong tương lai./.
ISC Research nhận định rằng thị trường trường học quốc tế ở Malaysia có xu hướng phát triển nhanh chóng do Chính phủ nước này loại bỏ việc hạn chế người Malaysia tham gia vào các trường học quốc tế và do chính sách phát triển ngành giáo dục của quốc gia này.
Trong bản báo cáo mới đây về Malaysia, ISC Research cho biết nước này hiện có 112 trường quốc tế đào tạo 43.000 học sinh, tăng 45 trường và 20.000 học sinh so với năm 2009 và tăng 86 trường so với năm 2000.
Thủ đô Kuala Lumpur dẫn đầu về số trường quốc tế với 24 trường, tiếp theo là thành phố Petaling Jaya ở bang Selangor với tám trường và Johor Baru, thủ phủ của bang miền nam Johor với bảy trường.
ISC Research cũng cho biết công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường các trường học quốc tế trong vòng ba thập kỷ, thu thập các báo cáo trực tiếp từ các trường học quốc tế trong 10 năm qua và thấy rằng các thị trường khác đứng đầu châu Á về lĩnh vực trường học quốc tế bao gồm Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Qatar và Singapore.
Theo ISC Research, các trường học, tổ chức giáo dục, các nhà đầu tư và phát triển có ý định mở rộng và phát triển mới hệ thống trường quốc tế đều tìm đến và đánh giá cao các thị trường này.
Ông Nicholas Brummitt, Chủ tịch ISC Research thuộc Tập đoàn Tư vấn trường học quốc tế, cho biết công ty đang hướng tới giai đoạn mở rộng thị trường rộng lớn bởi vì ngày càng nhiều chính phủ dỡ bỏ hạn chế trẻ em học tại các trường quốc tế.
Bên cạnh đó, các gia đình bản địa ngày càng trở nên giàu có và số người định cư ở nước ngoài ngày càng gia tăng. Tại một vài nước, nhu cầu học tại các trường quốc tế đã vượt nguồn cung.
Chủ tịch ISC Research cũng cho biết, báo cáo của ISC Research bao gồm các nội dung chính như dữ liệu về nhân khẩu, tổng quan xu hướng người định cư ở nước ngoài tại một quốc gia, số liệu lịch sử về thị trường trường học quốc tế và sự phát triển lĩnh vực này trong tương lai./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)