Sáng 18/6, thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Tố tụng hành chính, phần lớn các đại biểu Quốc hội tán thành với quy định theo phương án là công dân có thể khởi kiện vụ án hành chính ngay mà không đặt ra yêu cầu phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết trước.
Ý kiến của các đại biểu Quốc hội xoay quanh một số nội dung như nhóm vấn đề thuộc về khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án hành chính; về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính; quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm; thủ tục thỏa thuận trong tố tụng hành chính; vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính… trong đó, đáng chú ý là về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính.
Theo đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Nam Định), một trong những yêu cầu đề ra trong Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị là đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng. Vì vậy, việc đơn giản hóa điều kiện khởi kiện vụ án hành chính cũng là một trong những yếu tố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc khởi kiện vụ án hành chính.
Đại biểu Trần Thị Phương Hoa cho rằng, mặc dù pháp luật hiện hành đã quy định tương đối thông thoáng về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính nhưng người dân vẫn không mặn mà với việc khởi kiện ra tòa. Nguyên nhân chính là do người dân chưa thực sự tin tưởng việc giải quyết của tòa án, việc thi hành án hành chính chưa được quy định cụ thể nên người dân thường lựa chọn con đường khiếu nại thay vì khởi kiện tại tòa án.
Do đó, theo đại biểu, ngoài việc mở rộng điều kiện khởi kiện, Luật cũng cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ bởi cơ chế xét xử, thi hành án hành chính để người dân tin tưởng, lựa chọn việc khởi kiện hành chính, góp phần giảm tải việc giải quyết khiếu nại, tiếp công dân của các cơ quan hành chính hiện nay.
Đại biểu Võ Minh Phương (Lâm Đồng), Nguyễn Văn Hợp (Hải Dương) tán thành với quy định theo phương án 1 là công dân có thể khởi kiện vụ án hành chính ngay mà không đặt ra yêu cầu phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết trước. Về một số lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quản lý đất đai thì cần phải qua xem xét trước của cơ quan hành chính nhà nước trước khi khởi kiện.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Hợp, lý do là chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền và xây dựng xã hội công dân, cần mở rộng quyền của công dân để công dân có quyền lựa chọn các hình thức để khởi kiện, khiếu nại. Một lý do nữa là giảm gánh nặng cho các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay. Mặt khác, quy định như vậy cũng phù hợp với điều kiện và khả năng của ngành tòa án hiện nay do pháp luật quy định cũng như thực lực của ngành tòa án.
Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng ủng hộ phương án tổ chức, cá nhân khi không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có quyền lựa chọn khiếu nại tại cơ quan hành chính hoặc khởi kiện ngay vụ án hành chính tại tòa án.
Tuy nhiên, dự thảo lại quy định đối với một số lĩnh vực được cho rằng có tính chuyên môn cao như quản lý đất đai, xây dựng, thuế, sở hữu trị tuệ thì phải thông qua khiếu nại thủ tục khiếu nại tại cơ quan hành chính trước khi khởi kiện ra tòa thì sẽ không tạo được một sự chuyển biến cơ bản mạnh mẽ trong hoạt động xét xử của tòa án hành chính thuộc tòa án nhân dân.
Quy định như vậy là không có cơ sở và không có ý nghĩa thực tiễn. Nói như đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Nam Định), chỉ là "bình mới, rượu cũ" mà thôi.
Theo đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), dự thảo về cơ bản vẫn giữ nguyên điều kiện khởi kiện như trước đây trừ một số rất ít loại việc được kiện thẳng ra tòa, là chưa hợp lý bởi như vậy sẽ hạn chế quyền lựa chọn của người dân đối với việc chọn phương thức giải quyết hoàn toàn theo thủ tục tố tụng tư pháp; kéo dài quá trình giải quyết, vừa khó khăn cho người dân lại vừa khó khăn cho hoạt động hành chính.
Đại biểu cho rằng, những ưu điểm của tòa hành chính chỉ phát huy tốt khi phương thức giải quyết này phải tồn tại một cách độc lập, nếu trộn lẫn hai phương thức giải quyết này với nhau làm sẽ mất đi tính ưu việt vốn có của tòa hành chính, khiến cho trình tự giải quyết tại tòa hành chính trở thành một phương thức hỗn hợp và kém hấp dẫn. Đây cũng chính là một trong nhưng lý do mà thời gian qua người dân ít lựa chọn tòa hành chính.
Từ những phân tích này, đại biểu đề nghị cần bỏ quy định về điều kiện trước khi khởi kiện vụ án hành chính phải qua thủ tục khiếu nại tại Điều 67 dự thảo.
Tuy nhiên, đại biểu Võ Thị Thuý Loan (Tiền Giang) thì cho rằng, trước khi khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án phải qua thủ tục khiếu nại, vì đây là sự can thiệp của cơ quan tư pháp vào hoạt động xử lý khiếu nại của cơ quan hành chính. Cùng đó, phải sửa đổi Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Đất đai theo hướng bảo vệ cho người dân, chẳng hạn như không nên có giải quyết khiếu nại cuối cùng để không làm hạn chế quyền khởi kiện của người dân ra tòa hành chính.
Theo đại biểu, quy định giai đoạn tiền tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng cho cả 2 phía Nhà nước và người dân và cũng không làm hạn chế quyền khởi kiện của người dân, bởi nếu như người dân không đồng ý hoặc đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính trì hoãn không giải quyết thì người dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính, đó cũng là đặc trưng của thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Đồng thời giai đoạn tiền tố tụng này tạo điều kiện cho công dân do chưa nắm chắc thông tin nên đã khiếu nại đối với những quyết định, hành vi hành chính có được cơ hội được cơ quan nhà nước giải thích về những căn cứ pháp luật của những quyết định hành vi đó, công dân khi hiểu ra rồi thì có thể tự rút đơn kiện, đỡ tốn kém thời gian công sức./.
Ý kiến của các đại biểu Quốc hội xoay quanh một số nội dung như nhóm vấn đề thuộc về khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án hành chính; về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính; quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm; thủ tục thỏa thuận trong tố tụng hành chính; vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính… trong đó, đáng chú ý là về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính.
Theo đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Nam Định), một trong những yêu cầu đề ra trong Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị là đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng. Vì vậy, việc đơn giản hóa điều kiện khởi kiện vụ án hành chính cũng là một trong những yếu tố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc khởi kiện vụ án hành chính.
Đại biểu Trần Thị Phương Hoa cho rằng, mặc dù pháp luật hiện hành đã quy định tương đối thông thoáng về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính nhưng người dân vẫn không mặn mà với việc khởi kiện ra tòa. Nguyên nhân chính là do người dân chưa thực sự tin tưởng việc giải quyết của tòa án, việc thi hành án hành chính chưa được quy định cụ thể nên người dân thường lựa chọn con đường khiếu nại thay vì khởi kiện tại tòa án.
Do đó, theo đại biểu, ngoài việc mở rộng điều kiện khởi kiện, Luật cũng cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ bởi cơ chế xét xử, thi hành án hành chính để người dân tin tưởng, lựa chọn việc khởi kiện hành chính, góp phần giảm tải việc giải quyết khiếu nại, tiếp công dân của các cơ quan hành chính hiện nay.
Đại biểu Võ Minh Phương (Lâm Đồng), Nguyễn Văn Hợp (Hải Dương) tán thành với quy định theo phương án 1 là công dân có thể khởi kiện vụ án hành chính ngay mà không đặt ra yêu cầu phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết trước. Về một số lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quản lý đất đai thì cần phải qua xem xét trước của cơ quan hành chính nhà nước trước khi khởi kiện.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Hợp, lý do là chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền và xây dựng xã hội công dân, cần mở rộng quyền của công dân để công dân có quyền lựa chọn các hình thức để khởi kiện, khiếu nại. Một lý do nữa là giảm gánh nặng cho các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay. Mặt khác, quy định như vậy cũng phù hợp với điều kiện và khả năng của ngành tòa án hiện nay do pháp luật quy định cũng như thực lực của ngành tòa án.
Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng ủng hộ phương án tổ chức, cá nhân khi không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có quyền lựa chọn khiếu nại tại cơ quan hành chính hoặc khởi kiện ngay vụ án hành chính tại tòa án.
Tuy nhiên, dự thảo lại quy định đối với một số lĩnh vực được cho rằng có tính chuyên môn cao như quản lý đất đai, xây dựng, thuế, sở hữu trị tuệ thì phải thông qua khiếu nại thủ tục khiếu nại tại cơ quan hành chính trước khi khởi kiện ra tòa thì sẽ không tạo được một sự chuyển biến cơ bản mạnh mẽ trong hoạt động xét xử của tòa án hành chính thuộc tòa án nhân dân.
Quy định như vậy là không có cơ sở và không có ý nghĩa thực tiễn. Nói như đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Nam Định), chỉ là "bình mới, rượu cũ" mà thôi.
Theo đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), dự thảo về cơ bản vẫn giữ nguyên điều kiện khởi kiện như trước đây trừ một số rất ít loại việc được kiện thẳng ra tòa, là chưa hợp lý bởi như vậy sẽ hạn chế quyền lựa chọn của người dân đối với việc chọn phương thức giải quyết hoàn toàn theo thủ tục tố tụng tư pháp; kéo dài quá trình giải quyết, vừa khó khăn cho người dân lại vừa khó khăn cho hoạt động hành chính.
Đại biểu cho rằng, những ưu điểm của tòa hành chính chỉ phát huy tốt khi phương thức giải quyết này phải tồn tại một cách độc lập, nếu trộn lẫn hai phương thức giải quyết này với nhau làm sẽ mất đi tính ưu việt vốn có của tòa hành chính, khiến cho trình tự giải quyết tại tòa hành chính trở thành một phương thức hỗn hợp và kém hấp dẫn. Đây cũng chính là một trong nhưng lý do mà thời gian qua người dân ít lựa chọn tòa hành chính.
Từ những phân tích này, đại biểu đề nghị cần bỏ quy định về điều kiện trước khi khởi kiện vụ án hành chính phải qua thủ tục khiếu nại tại Điều 67 dự thảo.
Tuy nhiên, đại biểu Võ Thị Thuý Loan (Tiền Giang) thì cho rằng, trước khi khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án phải qua thủ tục khiếu nại, vì đây là sự can thiệp của cơ quan tư pháp vào hoạt động xử lý khiếu nại của cơ quan hành chính. Cùng đó, phải sửa đổi Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Đất đai theo hướng bảo vệ cho người dân, chẳng hạn như không nên có giải quyết khiếu nại cuối cùng để không làm hạn chế quyền khởi kiện của người dân ra tòa hành chính.
Theo đại biểu, quy định giai đoạn tiền tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng cho cả 2 phía Nhà nước và người dân và cũng không làm hạn chế quyền khởi kiện của người dân, bởi nếu như người dân không đồng ý hoặc đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính trì hoãn không giải quyết thì người dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính, đó cũng là đặc trưng của thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Đồng thời giai đoạn tiền tố tụng này tạo điều kiện cho công dân do chưa nắm chắc thông tin nên đã khiếu nại đối với những quyết định, hành vi hành chính có được cơ hội được cơ quan nhà nước giải thích về những căn cứ pháp luật của những quyết định hành vi đó, công dân khi hiểu ra rồi thì có thể tự rút đơn kiện, đỡ tốn kém thời gian công sức./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)