Cậu sinh viên Ahn Young-hoo, 25 tuổi, người Hàn Quốc, đã phải chờ đợi đến hơn hai tuần mới nhận được chiếc quần jean đặt mua qua mạng.
Mặc dù các shop bán hàng trực tuyến luôn khẳng định trên website của mình rằng hàng sẽ tới tay người mua trong vòng từ ba đến năm ngày, nhưng họ vẫn vi phạm "như cơm bữa" quy định do chính mình đặt ra.
Ahn chẳng hề nhận được một chút xíu tiền bồi thường hay thậm chí là bất kỳ một lời giải thích nào.
Và cũng như nhiều khách hàng "nghiền" mua đồ qua mạng nhưng hiếm khi được vừa lòng ở Hàn Quốc, Ahn không nghĩ tới việc kiện các shop bán hàng trực tuyến.
Có khá nhiều người mua hàng qua mạng lâm vào tình cảnh rắc rối hơn Ahn gấp nhiều lần.
Chị Kim Bo-mi, 31 tuổi, từng tìm cách trả lại số mỹ phẩm đắt tiền nhưng không ưng ý mà chị mua của một cửa hiệu trên Internet nhưng chủ cửa hiệu này đã từ chối nhận lại hàng với lý do họ phải tuân thủ "các chính sách nội bộ" không được tiết lộ với khách hàng.
Sau nhiều tháng tranh cãi, Kim đã được cửa hiệu hoàn lại một phần tiền đã bỏ ra, nhưng khoản tiền ít ỏi này chẳng bù lại được quá nhiều công sức và thời gian mà chị đã tiêu tốn vào việc "lời qua tiếng lại" với chủ cửa hiệu.
Nhưng dù sao thì Kim vẫn còn may mắn hơn chàng thanh niên 19 tuổi Kim Jong-chan.
Jong-chan kể lại cậu đã rất sung sướng khi chọn mua trên mạng được một đôi giày chơi bóng rổ. Nhưng chỉ một vài ngày sau khi cậu thanh toán tiền mua hàng qua thẻ tín dụng, trang web của cửa hàng đã đóng cửa và chẳng có "ma" nào nhấc máy điện thoại khi Jong-chan liên tục gọi đến số điện thoại của cửa hàng trong tuyệt vọng.
Thị trường thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến và phát triển với tốc độ chóng mặt tại Hàn Quốc đồng nghĩa với việc số người mê mua sắm qua mạng và phải gánh chịu thiệt hại từ sở thích này cũng như các trò lừa đảo trên Internet không ngừng gia tăng.
Trung tâm Thương mại Điện tử Xơun (ECC) - một trong những cơ quan giám sát hoạt động mua bán online lớn nhất Hàn Quốc - thông báo đã nhận được khoảng 400 đơn khiếu nại của người mua hàng qua mạng kể từ đầu năm đến nay.
Phần lớn các "nạn nhân" ở độ tuổi 20 và 83,5% số đơn khiếu nại là của những người dưới 30 tuổi.
Theo ECC, càng đam mê máy vi tính thì người sử dụng càng phát hiện ra rằng việc mua hàng trực tuyến quả thật thú vị khi không phải mất nhiều thời gian và tiền xăng xe để lượn lòng vòng những cửa hàng trên phố mà chưa chắc đã tìm được món đồ vừa ý.
Thế nhưng, bên cạnh những shop online uy tín, vẫn có vô số cửa hàng trên mạng làm ăn bậy bạ, nhẹ thì là giao hàng không đúng hẹn, từ chối hoàn tiền cho khách hàng khi cung cấp sản phẩm không "chuẩn," nặng thì là đột ngột đóng cửa website.
ECC được thành lập năm 2004, làm nhiệm vụ giám sát khoảng 120.000 shop online đã đăng ký kinh doanh với chính quyền Seoul. Ngoài việc tăng cường nỗ lực giám sát, ECC còn theo đuổi mục tiêu trợ giúp người tiêu dùng tìm được phương thức mua hàng qua mạng an toàn và hiệu quả nhất.
Giám đốc ECC, Jung Ji-yun, cho biết sau khi đánh giá các shop online dựa trên 25 tiêu chí, ECC đã lập thông tin chi tiết về những cửa hàng này ngay trên chính website của họ, từ đó tạo điều kiện cho khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu về cửa hàng mà họ định đặt mua đồ.
Bên cạnh đó, ECC còn đóng vai trò là người hòa giải giữa người bán và người mua trên Internet khi giữa hai bên xảy ra tranh chấp.
Ông Jung nói: "Mặc dù ECC không có quyền buộc tội ai nhưng chúng tôi cố gắng hết sức để đạt được giải pháp tốt nhất cho cả hai bên."
Không chỉ bảo vệ cho quyền lợi của người tiêu dùng, ECC còn hỗ trợ các shop online bằng việc cung cấp cho họ các thông tin và kỹ năng bán hàng qua mạng cơ bản với phương châm "tập trung vào người tiêu dùng," từ đó xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh trên Internet./.
Mặc dù các shop bán hàng trực tuyến luôn khẳng định trên website của mình rằng hàng sẽ tới tay người mua trong vòng từ ba đến năm ngày, nhưng họ vẫn vi phạm "như cơm bữa" quy định do chính mình đặt ra.
Ahn chẳng hề nhận được một chút xíu tiền bồi thường hay thậm chí là bất kỳ một lời giải thích nào.
Và cũng như nhiều khách hàng "nghiền" mua đồ qua mạng nhưng hiếm khi được vừa lòng ở Hàn Quốc, Ahn không nghĩ tới việc kiện các shop bán hàng trực tuyến.
Có khá nhiều người mua hàng qua mạng lâm vào tình cảnh rắc rối hơn Ahn gấp nhiều lần.
Chị Kim Bo-mi, 31 tuổi, từng tìm cách trả lại số mỹ phẩm đắt tiền nhưng không ưng ý mà chị mua của một cửa hiệu trên Internet nhưng chủ cửa hiệu này đã từ chối nhận lại hàng với lý do họ phải tuân thủ "các chính sách nội bộ" không được tiết lộ với khách hàng.
Sau nhiều tháng tranh cãi, Kim đã được cửa hiệu hoàn lại một phần tiền đã bỏ ra, nhưng khoản tiền ít ỏi này chẳng bù lại được quá nhiều công sức và thời gian mà chị đã tiêu tốn vào việc "lời qua tiếng lại" với chủ cửa hiệu.
Nhưng dù sao thì Kim vẫn còn may mắn hơn chàng thanh niên 19 tuổi Kim Jong-chan.
Jong-chan kể lại cậu đã rất sung sướng khi chọn mua trên mạng được một đôi giày chơi bóng rổ. Nhưng chỉ một vài ngày sau khi cậu thanh toán tiền mua hàng qua thẻ tín dụng, trang web của cửa hàng đã đóng cửa và chẳng có "ma" nào nhấc máy điện thoại khi Jong-chan liên tục gọi đến số điện thoại của cửa hàng trong tuyệt vọng.
Thị trường thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến và phát triển với tốc độ chóng mặt tại Hàn Quốc đồng nghĩa với việc số người mê mua sắm qua mạng và phải gánh chịu thiệt hại từ sở thích này cũng như các trò lừa đảo trên Internet không ngừng gia tăng.
Trung tâm Thương mại Điện tử Xơun (ECC) - một trong những cơ quan giám sát hoạt động mua bán online lớn nhất Hàn Quốc - thông báo đã nhận được khoảng 400 đơn khiếu nại của người mua hàng qua mạng kể từ đầu năm đến nay.
Phần lớn các "nạn nhân" ở độ tuổi 20 và 83,5% số đơn khiếu nại là của những người dưới 30 tuổi.
Theo ECC, càng đam mê máy vi tính thì người sử dụng càng phát hiện ra rằng việc mua hàng trực tuyến quả thật thú vị khi không phải mất nhiều thời gian và tiền xăng xe để lượn lòng vòng những cửa hàng trên phố mà chưa chắc đã tìm được món đồ vừa ý.
Thế nhưng, bên cạnh những shop online uy tín, vẫn có vô số cửa hàng trên mạng làm ăn bậy bạ, nhẹ thì là giao hàng không đúng hẹn, từ chối hoàn tiền cho khách hàng khi cung cấp sản phẩm không "chuẩn," nặng thì là đột ngột đóng cửa website.
ECC được thành lập năm 2004, làm nhiệm vụ giám sát khoảng 120.000 shop online đã đăng ký kinh doanh với chính quyền Seoul. Ngoài việc tăng cường nỗ lực giám sát, ECC còn theo đuổi mục tiêu trợ giúp người tiêu dùng tìm được phương thức mua hàng qua mạng an toàn và hiệu quả nhất.
Giám đốc ECC, Jung Ji-yun, cho biết sau khi đánh giá các shop online dựa trên 25 tiêu chí, ECC đã lập thông tin chi tiết về những cửa hàng này ngay trên chính website của họ, từ đó tạo điều kiện cho khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu về cửa hàng mà họ định đặt mua đồ.
Bên cạnh đó, ECC còn đóng vai trò là người hòa giải giữa người bán và người mua trên Internet khi giữa hai bên xảy ra tranh chấp.
Ông Jung nói: "Mặc dù ECC không có quyền buộc tội ai nhưng chúng tôi cố gắng hết sức để đạt được giải pháp tốt nhất cho cả hai bên."
Không chỉ bảo vệ cho quyền lợi của người tiêu dùng, ECC còn hỗ trợ các shop online bằng việc cung cấp cho họ các thông tin và kỹ năng bán hàng qua mạng cơ bản với phương châm "tập trung vào người tiêu dùng," từ đó xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh trên Internet./.
Hồng Hạnh (Báo Tin Tức/Vietnam+)