Đến thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định vào một ngày giáp Tết Canh Dần, nhiều người dễ có cảm nhận mùa Xuân ở đây đến sớm hơn thường lệ.
Xuân của đất trời, Xuân của lòng người phơi phới tự hào vì mảnh đất này đã sản sinh ra một nhà yêu nước mà lịch sử dân tộc sẽ mãi ghi danh: cố Tổng Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên ngôi nhà cổ, câu chuyện về chàng sinh viên yêu nước Đặng Xuân Khu, tên thật của cố Tổng Bí thư Trường Chinh, từ người dẫn chuyện truyền cảm Nguyễn Văn Hiệp khiến người nghe cảm động.
Với tấm lòng trân trọng, ông Hiệp luôn gọi Cố Tổng Bí thư là "Cụ." Theo lời của ông Hiệp, vào năm 1925, khi mới 18 tuổi, Cụ đã tham gia phong trào sinh viên đấu tranh đòi thực dân Pháp ân xá cho nhà yêu nước Phan Bội Châu.
Năm 1926, Cụ trực tiếp lãnh đạo sinh viên làm lễ truy điệu và để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh, sau đó gia nhập Tổ chức thanh niên cách mạng đồng chí hội, rồi dấn thân vào sự nghiệp cách mạng đầy gian nan cho đến ngày thắng lợi, đất nước thoát khỏi ách nô lệ của thực dân.
Thân thế và sự nghiệp của Cụ đã gắn liền với sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, của dân tộc. Ông Hiệp kể rằng, người dân quê Cụ ghi sâu hình ảnh vị lãnh tụ khi về thăm quê vẫn rất giản dị như ngày nào còn ở quê.
Hai cụ (cụ ông và cụ bà) mỗi lần về nhà vẫn nghỉ lại nơi căn phòng, mà nhiều thập kỷ trước chính là phòng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.
Những ngày cuối cùng về thăm quê của hai cụ là ngày 10 và 11/11/1987. Năm đó, các cụ cùng làng xóm hàn huyên. Cụ bà bước vào gian buồng phía Tây quay ra cửa chính gọi cụ ông và hai cụ dắt tay nhau thăm lại khung cửi dệt mà năm xưa nhờ nó, cụ bà đã dệt ra những tấm vải đem bán lấy tiền nuôi chồng hoạt động cách mạng.
Ông Hiệp cho biết, con gái quê Cụ xưa kia dệt vải bằng tay. Cô chị đi lấy chồng thì cô dì lớn và thay thế để tiếp tục với khung cửi. Truyền thống hiếu học ở vùng quê này vẫn không mai một. Năm nào làng xã cũng có vài chục em học sinh thi đỗ vào đại học.
Quê hương này còn sản sinh ra biết bao tướng lĩnh quân đội như tướng Đặng Quân Thụy, sau là Phó Chủ tịch Quốc hội; nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng, giáo sư, anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Còn dòng dõi cụ Trường Chinh thì mấy đời, từ ông cụ thân sinh và ông nội cố Tổng Bí thư đều đỗ đạt cao trong xã hội. Riêng ông nội của cụ còn để lại những tác phẩm nghiên cứu sử học giá trị đến ngày nay.
Mảnh đất Xuân Hồng, Xuân Trường này có bề dày hiếu học bao nhiêu thì truyền thống yêu nước cách mạng cũng bấy nhiêu, có vậy thì người thanh niên yêu nước Đặng Xuân Khu mới thoát khỏi tay mật thám Pháp trong gang tấc.
Vào năm 1939, khi chiến tranh thế giới nổ ra, Đảng phải rút vào hoạt động bí mật. Chính năm đó, Cụ phải xách vali về căn nhà này làm việc. Được một thời gian ngắn thì bọn thực dân, phong kiến địa phương phát hiện và báo cho mật thám Pháp biết nhà cách mạng Đặng Xuân Khu đang hoạt động ngay tại quê nhà.
Lập tức mật thám ập về vây bắt Cụ, nhưng bất thành nhờ sự chở che của đồng bào. Cụ trốn theo lối vườn rau ra phía sông Hồng và được người dân chài chở qua sông sang Vũ Thư, Thái Bình tiếp tục hoạt động.
Sau đó, Trung ương cử liên lạc đón Cụ về Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh để dự Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cụ mất ngày 20/8/1988 (âm lịch Mậu Thìn) trùng hợp ngẫu nhiên với ngày mất của Đức thánh quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo.
Về thăm và thắp hương tại Nhà tưởng niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh nhân kỷ niệm 80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên lưu bút cảm tưởng: “Bày tỏ sự kính trọng và biết ơn công lao to lớn của đồng chí Trường Chinh, một lãnh tụ, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta, một nhân cách lớn, đức độ, trí lớn, hiểu biết rộng, có tầm nhìn xa đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Chúng tôi cũng rất ngưỡng mộ quê hương Hành Thiện, mảnh đất địa linh nhân kiệt...”./.
Xuân của đất trời, Xuân của lòng người phơi phới tự hào vì mảnh đất này đã sản sinh ra một nhà yêu nước mà lịch sử dân tộc sẽ mãi ghi danh: cố Tổng Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên ngôi nhà cổ, câu chuyện về chàng sinh viên yêu nước Đặng Xuân Khu, tên thật của cố Tổng Bí thư Trường Chinh, từ người dẫn chuyện truyền cảm Nguyễn Văn Hiệp khiến người nghe cảm động.
Với tấm lòng trân trọng, ông Hiệp luôn gọi Cố Tổng Bí thư là "Cụ." Theo lời của ông Hiệp, vào năm 1925, khi mới 18 tuổi, Cụ đã tham gia phong trào sinh viên đấu tranh đòi thực dân Pháp ân xá cho nhà yêu nước Phan Bội Châu.
Năm 1926, Cụ trực tiếp lãnh đạo sinh viên làm lễ truy điệu và để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh, sau đó gia nhập Tổ chức thanh niên cách mạng đồng chí hội, rồi dấn thân vào sự nghiệp cách mạng đầy gian nan cho đến ngày thắng lợi, đất nước thoát khỏi ách nô lệ của thực dân.
Thân thế và sự nghiệp của Cụ đã gắn liền với sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, của dân tộc. Ông Hiệp kể rằng, người dân quê Cụ ghi sâu hình ảnh vị lãnh tụ khi về thăm quê vẫn rất giản dị như ngày nào còn ở quê.
Hai cụ (cụ ông và cụ bà) mỗi lần về nhà vẫn nghỉ lại nơi căn phòng, mà nhiều thập kỷ trước chính là phòng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.
Những ngày cuối cùng về thăm quê của hai cụ là ngày 10 và 11/11/1987. Năm đó, các cụ cùng làng xóm hàn huyên. Cụ bà bước vào gian buồng phía Tây quay ra cửa chính gọi cụ ông và hai cụ dắt tay nhau thăm lại khung cửi dệt mà năm xưa nhờ nó, cụ bà đã dệt ra những tấm vải đem bán lấy tiền nuôi chồng hoạt động cách mạng.
Ông Hiệp cho biết, con gái quê Cụ xưa kia dệt vải bằng tay. Cô chị đi lấy chồng thì cô dì lớn và thay thế để tiếp tục với khung cửi. Truyền thống hiếu học ở vùng quê này vẫn không mai một. Năm nào làng xã cũng có vài chục em học sinh thi đỗ vào đại học.
Quê hương này còn sản sinh ra biết bao tướng lĩnh quân đội như tướng Đặng Quân Thụy, sau là Phó Chủ tịch Quốc hội; nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng, giáo sư, anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Còn dòng dõi cụ Trường Chinh thì mấy đời, từ ông cụ thân sinh và ông nội cố Tổng Bí thư đều đỗ đạt cao trong xã hội. Riêng ông nội của cụ còn để lại những tác phẩm nghiên cứu sử học giá trị đến ngày nay.
Mảnh đất Xuân Hồng, Xuân Trường này có bề dày hiếu học bao nhiêu thì truyền thống yêu nước cách mạng cũng bấy nhiêu, có vậy thì người thanh niên yêu nước Đặng Xuân Khu mới thoát khỏi tay mật thám Pháp trong gang tấc.
Vào năm 1939, khi chiến tranh thế giới nổ ra, Đảng phải rút vào hoạt động bí mật. Chính năm đó, Cụ phải xách vali về căn nhà này làm việc. Được một thời gian ngắn thì bọn thực dân, phong kiến địa phương phát hiện và báo cho mật thám Pháp biết nhà cách mạng Đặng Xuân Khu đang hoạt động ngay tại quê nhà.
Lập tức mật thám ập về vây bắt Cụ, nhưng bất thành nhờ sự chở che của đồng bào. Cụ trốn theo lối vườn rau ra phía sông Hồng và được người dân chài chở qua sông sang Vũ Thư, Thái Bình tiếp tục hoạt động.
Sau đó, Trung ương cử liên lạc đón Cụ về Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh để dự Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cụ mất ngày 20/8/1988 (âm lịch Mậu Thìn) trùng hợp ngẫu nhiên với ngày mất của Đức thánh quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo.
Về thăm và thắp hương tại Nhà tưởng niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh nhân kỷ niệm 80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên lưu bút cảm tưởng: “Bày tỏ sự kính trọng và biết ơn công lao to lớn của đồng chí Trường Chinh, một lãnh tụ, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta, một nhân cách lớn, đức độ, trí lớn, hiểu biết rộng, có tầm nhìn xa đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Chúng tôi cũng rất ngưỡng mộ quê hương Hành Thiện, mảnh đất địa linh nhân kiệt...”./.
Hoàng Yến (Vietnam+)