Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner ngày 25/4 phát biểu rằng những đề xuất nhằm điều phối chặt chẽ hơn khu vực tài chính không phải là một "mối đe dọa," mà sẽ có lợi cho các ngân hàng bằng cách làm cho các thể chế cho vay này trở nên đáng tin hơn.
Trả lời phỏng vấn trên chương trình "GPS" của hãng CNN, Bộ trưởng Geithner nêu rõ cuộc khủng hoảng tài chính đã bộc lộ việc các ngân hàng đi chệch hướng so với sứ mệnh truyền thống là chuyển các khoản tiền tiết kiệm của người dân vào việc thúc đẩy kinh doanh.
Mặc dù thừa nhận có sự phản đối mạnh mẽ của một số công ty đối với việc cải cách Phố Wall Street do lo ngại một số họat động kinh doanh của họ có thể bị kiểm soát, ông Geithner cho rằng những điều này không thể ngăn cản nỗ lực cải cách hệ thống tài chính của chính quyền Tổng thống Barack Obama.
Hạ viện Mỹ đã thông qua một gói các đề xuất cải cách tài chính vào cuối năm ngoái và Thượng viện Mỹ dự kiến trong ngày 26/4 (giờ địa phương) cũng sẽ tiến hành bỏ phiếu về các đề xuất này.
Trước đó, các thượng nghị sỹ Dân chủ cho biết đã gần đạt được một thỏa thuận về việc cải cách hệ thống tài chính mạnh mẽ nhất trong hàng thập kỷ qua, song các nghị sỹ Cộng hòa đối lập tuyên bố chưa sẵn sàng cho việc thảo luận dự luật này tại toàn thể Thượng viện.
Thượng nghị sỹ Richard Shelby, nhà đàm phán chính của đảng Cộng hòa về dự luật cải cách tài chính, cũng tuyên bố ông không lạc quan về việc sẽ có một thỏa thuận trước cuộc bỏ phiếu.
Hiện các thượng nghị sỹ Dân chủ và 2 nghị sỹ độc lập kiểm soát 59 ghế trong Thượng viện, nhưng vẫn phải cần ít nhất một lá phiếu nữa của phe Cộng hòa để vượt qua các chiến thuật trì hoãn mà đảng Cộng hòa đang sử dụng nhằm "giết chết" dự luật cải cách.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mỹ, ông Mitch McConnell, cho rằng các nghị sỹ Cộng hòa sẽ có đủ 41 phiếu để trì hoãn việc khởi động thảo luận về dự luật này.
Theo một nguồn tin thân cận với các nhà thương lượng, trong một động thái nhằm lôi kéo lá phiếu ủng hộ của ít nhất 2 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Christopher Dodd đã đồng ý siết chặt dự luật cải cách tài chính do ông bảo trợ.
Theo đó bổ sung các quy định liên quan đến những sản phẩm chứng khoán phái sinh từng góp phần làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng ở Phố Wall năm 2008, bất chấp sự phản đối của chính quyền Obama.
Dự luật cải cách tài chính mới đã đề ra những quy định chặt chẽ hơn về hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn.
Cụ thể, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ được quyền kiểm tra bất cứ tập đoàn ngân hàng và tài chính nào có tài sản lớn hơn 50 tỷ USD, và có quyền buộc các ngân hàng phải cắt giảm hoặc đình chỉ các hoạt động giao dịch nhiều rủi ro.
Các tập đoàn tài chính lớn phải ký quỹ 50 tỷ USD dự phòng nhằm giải cứu công ty khi bị thua lỗ. Các quỹ đầu tư lớn sẽ phải đăng ký hoạt động với chính phủ.
Dự luật còn đề xuất thành lập Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng thuộc FED, có nhiệm vụ đưa ra những quy định mới giám sát hoạt động cho vay tín dụng, thế chấp và các dịch vụ tài chính khác của các công ty.
Ngoài ra, một Hội đồng giám sát tài chính mới, gồm 9 thành viên, do Bộ trưởng Tài chính làm chủ tịch, cũng sẽ được thành lập nhằm phát hiện, giám sát và kiến nghị xử lý các tổ chức tài chính và các hoạt động tài chính-ngân hàng tiềm ẩn rủi ro.
Như vậy, văn kiện này sẽ trao cho chính phủ nhiều công cụ hơn để buộc các ngân hàng phải cắt giảm các hoạt động cho vay có nhiều rủi ro. Chính phủ có quyền thâu tóm, chia nhỏ hoặc giải thể các công ty tài chính bị thất bại./.
Trả lời phỏng vấn trên chương trình "GPS" của hãng CNN, Bộ trưởng Geithner nêu rõ cuộc khủng hoảng tài chính đã bộc lộ việc các ngân hàng đi chệch hướng so với sứ mệnh truyền thống là chuyển các khoản tiền tiết kiệm của người dân vào việc thúc đẩy kinh doanh.
Mặc dù thừa nhận có sự phản đối mạnh mẽ của một số công ty đối với việc cải cách Phố Wall Street do lo ngại một số họat động kinh doanh của họ có thể bị kiểm soát, ông Geithner cho rằng những điều này không thể ngăn cản nỗ lực cải cách hệ thống tài chính của chính quyền Tổng thống Barack Obama.
Hạ viện Mỹ đã thông qua một gói các đề xuất cải cách tài chính vào cuối năm ngoái và Thượng viện Mỹ dự kiến trong ngày 26/4 (giờ địa phương) cũng sẽ tiến hành bỏ phiếu về các đề xuất này.
Trước đó, các thượng nghị sỹ Dân chủ cho biết đã gần đạt được một thỏa thuận về việc cải cách hệ thống tài chính mạnh mẽ nhất trong hàng thập kỷ qua, song các nghị sỹ Cộng hòa đối lập tuyên bố chưa sẵn sàng cho việc thảo luận dự luật này tại toàn thể Thượng viện.
Thượng nghị sỹ Richard Shelby, nhà đàm phán chính của đảng Cộng hòa về dự luật cải cách tài chính, cũng tuyên bố ông không lạc quan về việc sẽ có một thỏa thuận trước cuộc bỏ phiếu.
Hiện các thượng nghị sỹ Dân chủ và 2 nghị sỹ độc lập kiểm soát 59 ghế trong Thượng viện, nhưng vẫn phải cần ít nhất một lá phiếu nữa của phe Cộng hòa để vượt qua các chiến thuật trì hoãn mà đảng Cộng hòa đang sử dụng nhằm "giết chết" dự luật cải cách.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mỹ, ông Mitch McConnell, cho rằng các nghị sỹ Cộng hòa sẽ có đủ 41 phiếu để trì hoãn việc khởi động thảo luận về dự luật này.
Theo một nguồn tin thân cận với các nhà thương lượng, trong một động thái nhằm lôi kéo lá phiếu ủng hộ của ít nhất 2 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Christopher Dodd đã đồng ý siết chặt dự luật cải cách tài chính do ông bảo trợ.
Theo đó bổ sung các quy định liên quan đến những sản phẩm chứng khoán phái sinh từng góp phần làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng ở Phố Wall năm 2008, bất chấp sự phản đối của chính quyền Obama.
Dự luật cải cách tài chính mới đã đề ra những quy định chặt chẽ hơn về hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn.
Cụ thể, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ được quyền kiểm tra bất cứ tập đoàn ngân hàng và tài chính nào có tài sản lớn hơn 50 tỷ USD, và có quyền buộc các ngân hàng phải cắt giảm hoặc đình chỉ các hoạt động giao dịch nhiều rủi ro.
Các tập đoàn tài chính lớn phải ký quỹ 50 tỷ USD dự phòng nhằm giải cứu công ty khi bị thua lỗ. Các quỹ đầu tư lớn sẽ phải đăng ký hoạt động với chính phủ.
Dự luật còn đề xuất thành lập Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng thuộc FED, có nhiệm vụ đưa ra những quy định mới giám sát hoạt động cho vay tín dụng, thế chấp và các dịch vụ tài chính khác của các công ty.
Ngoài ra, một Hội đồng giám sát tài chính mới, gồm 9 thành viên, do Bộ trưởng Tài chính làm chủ tịch, cũng sẽ được thành lập nhằm phát hiện, giám sát và kiến nghị xử lý các tổ chức tài chính và các hoạt động tài chính-ngân hàng tiềm ẩn rủi ro.
Như vậy, văn kiện này sẽ trao cho chính phủ nhiều công cụ hơn để buộc các ngân hàng phải cắt giảm các hoạt động cho vay có nhiều rủi ro. Chính phủ có quyền thâu tóm, chia nhỏ hoặc giải thể các công ty tài chính bị thất bại./.
(TTXVN/Vietnam+)