Ngày 2/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký sắc lệnh cắt giảm 85 tỷ USD ngân sách tài khóa 2013. Đây là một chương trình cắt giảm tự động chiểu theo thỏa thuận năm 2011 quy định rằng, nếu Nhà Trắng và Quốc hội không nhất trí về các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách thì ngân sách liên bang hàng năm sẽ tự động bị cắt giảm.
[Ông Obama ký lệnh cắt giảm 85 tỷ USD ngân sách]
Đúng như dự đoán của giới phân tích, kịch bản “thoát hiểm” vào phút chót từng xảy ra với “vách đá tài chính” cách đây hai tháng đã không lặp lại. Diễn biến này được dự báo sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế Mỹ trong năm 2013, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế số một thế giới đang chật vật lấy lại đà tăng trưởng.
Trong bài phát biểu hàng tuần trên đài phát thanh, Tổng thống Obama một lần nữa khẳng định việc để ngân sách bị tự động cắt giảm không chỉ gây tổn hại cuộc sống của người lao động Mỹ mà còn có nguy cơ làm chậm đà phục hồi kinh tế Mỹ.
[Cắt giảm ngân sách sẽ dần tác động đến người dân]
Theo ông Obama, nguyên nhân dẫn tới việc ngân sách liên bang bị cắt giảm 85 tỷ USD là do phe Cộng hòa coi trọng việc bảo vệ chính sách ưu đãi thuế khóa cho thiểu số những người giàu có và những người nhiều quyền lực hơn việc bảo vệ lợi ích của tầng lớp trung lưu và các gia đình có thu nhập thấp.
Đáp lại, các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện nói rằng việc họ đồng ý tăng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập từ 450.000 USD/năm trở lên để giúp Mỹ tránh va đầu vào “vách đá tài chính” là sự nhượng bộ duy nhất và cũng là nhượng bộ cuối cùng, bây giờ đến lượt Nhà Trắng phải nhượng bộ.
Các chuyên gia nhận định phải mất vài tuần lễ nữa những tác động của chương trình cắt giảm ngân sách mới thực sự rõ rệt. Một số ảnh hưởng ban đầu đã xuất hiện như việc một số cơ quan của Chính phủ liên bang đã bắt đầu ngưng tuyển dụng nhân viên và cắt giảm chi tiêu của nhiều chương trình và dự án để không phải yêu cầu nhân viên nghỉ việc không lương.
Theo các chuyên gia kinh tế, khi các khoản cắt giảm được thực hiện đầy đủ, những gia đình nghèo và những người thất nghiệp sẽ không còn nhận được các khoản phúc lợi xã hội. Các cửa hàng có thể đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực vì số nhân viên kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm bị cắt giảm. Việc vận chuyển hàng hóa có thể bị chậm lại và mức cầu hàng nhập khẩu sẽ giảm.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo chương trình cắt giảm chi tiêu sẽ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ giảm ít nhất 0,5%, còn hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s cho rằng kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 2% trong năm nay, giảm so với mức dự báo 2,7% được đưa ra trước đó.
Châu Âu và thế giới "lãnh đạn"
Việc ngân sách của Mỹ bị tự động cắt giảm 85 tỷ USD kể từ ngày 1/3 sẽ không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ mà còn tác động đến thế giới, nhất là châu Âu, đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Và như vậy, châu Âu sẽ là nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng chính trị-ngân sách tại Mỹ.
Với kim ngạch trao đổi thương mại lên tới 645 tỷ USD năm 2012, Liên minh châu Âu (EU) là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, vượt xa Trung Quốc.
Trong bối cảnh kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn suy thoái, nếu tăng trưởng của Mỹ chậm lại, châu Âu sẽ càng khó vượt qua khủng hoảng. Vào cuối năm 2012, ngay giữa lúc chính trường Mỹ đang vật lộn với “vách đá tài chính”, Ủy viên châu Âu đặc trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn đã từng thúc giục Washington giải quyết “kịp thời” các vấn đề ngân sách, tránh để ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và đặc biệt là đến châu Âu.
Bên cạnh đó, Tim Reif, người đứng đầu bộ phận pháp lý của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thừa nhận chương trình cắt giảm ngân sách có thể sẽ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ, trong nỗ lực mở cửa thị trường.
Thời gian gần đây, Mỹ đã khởi động các cuộc thương lượng về một Hiệp định tự do thương mại với châu Âu. Ngoài ra, các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ với các nước Nam Mỹ và châu Á dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.
Quan chức trên cảnh báo việc ngân sách liên bang bị cắt giảm có thể cản trở các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khuôn khổ TPP và các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu mà Mỹ đang chuẩn bị thực hiện.
Thêm vào đó, USTR có thể không còn khoản ngân sách để khởi xướng các tranh chấp pháp lý mới, khiến cho khả năng thực thi các thỏa thuận thương mại bị giảm sút.
Khó khăn vẫn chưa dừng lại
Việc cắt giảm ngân sách 85 tỷ USD chỉ là bước đầu tiên trong hàng loạt cuộc khủng hoảng ngân sách mà Quốc hội và Nhà Trắng sẽ phải đương đầu trong thời gian tới.
Năm ngoái, do không thông qua được dự luật chi tiêu cho các cơ quan của chính phủ trong năm 2013, Quốc hội đã thông qua một nghị quyết cấp ngân sách để giữ cho hoạt động của chính phủ năm 2012 có thể tiếp tục đến ngày 27/3/2013. Do đó, Washington phải hành động trước thời hạn này nhằm ngăn chặn việc chính phủ phải ngừng hoạt động từng phần.
Tháng 5/2013, Quốc hội Mỹ sẽ lại một nữa phải tiếp tục đối phó với vấn đề tăng mức giới hạn vay của chính phủ. Đây cũng chính là vấn đề mà Quốc hội từng phải giải quyết 2 năm trước, dẫn tới việc đưa ra điều luật buộc phải cắt giảm ngân sách chi tiêu hiện nay. Nếu không thể nâng mức giới hạn vay, Mỹ sẽ bị vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.
Trên thực tế, Nhà Trắng cùng các nghị sỹ Đảng Dân chủ và phe Cộng hòa tại Quốc hội đều ủng hộ việc cắt giảm chi tiêu ngân sách, nhưng hai bên lại có những bất đồng lớn về phương thức thực hiện.
Đảng Dân chủ đề xuất cắt giảm ngân sách kết hợp với việc tăng thuế đối với các cá nhân và công ty giàu. Trong khi đảng Cộng hòa đòi cắt giảm chi tiêu, nhưng phản đối chủ trương tăng thuế với người giàu.
Trong những ngày tới, có thể các nhà hoạch định chính sách tại Washington sẽ tìm kiếm giải pháp hoặc nhượng bộ lẫn nhau để giải tỏa bế tắc liên quan vấn đề ngân sách, trần nợ.
Cùng với nhiều vấn đề lớn tồn đọng lâu nay như nợ công, thâm hụt ngân sách, thất nghiệp..., những mâu thuẫn, chia rẽ chính trị nội bộ sâu sắc trên chính trường Mỹ nói riêng và trong lòng nước Mỹ nói chung sẽ là những thách thức lớn, gây trở ngại không nhỏ đối với chương trình hành động của chính quyền Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ hai./.
[Ông Obama ký lệnh cắt giảm 85 tỷ USD ngân sách]
Đúng như dự đoán của giới phân tích, kịch bản “thoát hiểm” vào phút chót từng xảy ra với “vách đá tài chính” cách đây hai tháng đã không lặp lại. Diễn biến này được dự báo sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế Mỹ trong năm 2013, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế số một thế giới đang chật vật lấy lại đà tăng trưởng.
Trong bài phát biểu hàng tuần trên đài phát thanh, Tổng thống Obama một lần nữa khẳng định việc để ngân sách bị tự động cắt giảm không chỉ gây tổn hại cuộc sống của người lao động Mỹ mà còn có nguy cơ làm chậm đà phục hồi kinh tế Mỹ.
[Cắt giảm ngân sách sẽ dần tác động đến người dân]
Theo ông Obama, nguyên nhân dẫn tới việc ngân sách liên bang bị cắt giảm 85 tỷ USD là do phe Cộng hòa coi trọng việc bảo vệ chính sách ưu đãi thuế khóa cho thiểu số những người giàu có và những người nhiều quyền lực hơn việc bảo vệ lợi ích của tầng lớp trung lưu và các gia đình có thu nhập thấp.
Đáp lại, các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện nói rằng việc họ đồng ý tăng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập từ 450.000 USD/năm trở lên để giúp Mỹ tránh va đầu vào “vách đá tài chính” là sự nhượng bộ duy nhất và cũng là nhượng bộ cuối cùng, bây giờ đến lượt Nhà Trắng phải nhượng bộ.
Các chuyên gia nhận định phải mất vài tuần lễ nữa những tác động của chương trình cắt giảm ngân sách mới thực sự rõ rệt. Một số ảnh hưởng ban đầu đã xuất hiện như việc một số cơ quan của Chính phủ liên bang đã bắt đầu ngưng tuyển dụng nhân viên và cắt giảm chi tiêu của nhiều chương trình và dự án để không phải yêu cầu nhân viên nghỉ việc không lương.
Theo các chuyên gia kinh tế, khi các khoản cắt giảm được thực hiện đầy đủ, những gia đình nghèo và những người thất nghiệp sẽ không còn nhận được các khoản phúc lợi xã hội. Các cửa hàng có thể đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực vì số nhân viên kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm bị cắt giảm. Việc vận chuyển hàng hóa có thể bị chậm lại và mức cầu hàng nhập khẩu sẽ giảm.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo chương trình cắt giảm chi tiêu sẽ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ giảm ít nhất 0,5%, còn hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s cho rằng kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 2% trong năm nay, giảm so với mức dự báo 2,7% được đưa ra trước đó.
Châu Âu và thế giới "lãnh đạn"
Việc ngân sách của Mỹ bị tự động cắt giảm 85 tỷ USD kể từ ngày 1/3 sẽ không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ mà còn tác động đến thế giới, nhất là châu Âu, đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Và như vậy, châu Âu sẽ là nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng chính trị-ngân sách tại Mỹ.
Với kim ngạch trao đổi thương mại lên tới 645 tỷ USD năm 2012, Liên minh châu Âu (EU) là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, vượt xa Trung Quốc.
Trong bối cảnh kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn suy thoái, nếu tăng trưởng của Mỹ chậm lại, châu Âu sẽ càng khó vượt qua khủng hoảng. Vào cuối năm 2012, ngay giữa lúc chính trường Mỹ đang vật lộn với “vách đá tài chính”, Ủy viên châu Âu đặc trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn đã từng thúc giục Washington giải quyết “kịp thời” các vấn đề ngân sách, tránh để ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và đặc biệt là đến châu Âu.
Bên cạnh đó, Tim Reif, người đứng đầu bộ phận pháp lý của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thừa nhận chương trình cắt giảm ngân sách có thể sẽ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ, trong nỗ lực mở cửa thị trường.
Thời gian gần đây, Mỹ đã khởi động các cuộc thương lượng về một Hiệp định tự do thương mại với châu Âu. Ngoài ra, các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ với các nước Nam Mỹ và châu Á dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.
Quan chức trên cảnh báo việc ngân sách liên bang bị cắt giảm có thể cản trở các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khuôn khổ TPP và các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu mà Mỹ đang chuẩn bị thực hiện.
Thêm vào đó, USTR có thể không còn khoản ngân sách để khởi xướng các tranh chấp pháp lý mới, khiến cho khả năng thực thi các thỏa thuận thương mại bị giảm sút.
Khó khăn vẫn chưa dừng lại
Việc cắt giảm ngân sách 85 tỷ USD chỉ là bước đầu tiên trong hàng loạt cuộc khủng hoảng ngân sách mà Quốc hội và Nhà Trắng sẽ phải đương đầu trong thời gian tới.
Năm ngoái, do không thông qua được dự luật chi tiêu cho các cơ quan của chính phủ trong năm 2013, Quốc hội đã thông qua một nghị quyết cấp ngân sách để giữ cho hoạt động của chính phủ năm 2012 có thể tiếp tục đến ngày 27/3/2013. Do đó, Washington phải hành động trước thời hạn này nhằm ngăn chặn việc chính phủ phải ngừng hoạt động từng phần.
Tháng 5/2013, Quốc hội Mỹ sẽ lại một nữa phải tiếp tục đối phó với vấn đề tăng mức giới hạn vay của chính phủ. Đây cũng chính là vấn đề mà Quốc hội từng phải giải quyết 2 năm trước, dẫn tới việc đưa ra điều luật buộc phải cắt giảm ngân sách chi tiêu hiện nay. Nếu không thể nâng mức giới hạn vay, Mỹ sẽ bị vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.
Trên thực tế, Nhà Trắng cùng các nghị sỹ Đảng Dân chủ và phe Cộng hòa tại Quốc hội đều ủng hộ việc cắt giảm chi tiêu ngân sách, nhưng hai bên lại có những bất đồng lớn về phương thức thực hiện.
Đảng Dân chủ đề xuất cắt giảm ngân sách kết hợp với việc tăng thuế đối với các cá nhân và công ty giàu. Trong khi đảng Cộng hòa đòi cắt giảm chi tiêu, nhưng phản đối chủ trương tăng thuế với người giàu.
Trong những ngày tới, có thể các nhà hoạch định chính sách tại Washington sẽ tìm kiếm giải pháp hoặc nhượng bộ lẫn nhau để giải tỏa bế tắc liên quan vấn đề ngân sách, trần nợ.
Cùng với nhiều vấn đề lớn tồn đọng lâu nay như nợ công, thâm hụt ngân sách, thất nghiệp..., những mâu thuẫn, chia rẽ chính trị nội bộ sâu sắc trên chính trường Mỹ nói riêng và trong lòng nước Mỹ nói chung sẽ là những thách thức lớn, gây trở ngại không nhỏ đối với chương trình hành động của chính quyền Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ hai./.
Trà My (TTXVN)