Trong lúc Nhà Trắng và các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội vẫn bế tắc trong các chính sách thuế và tài chính, một tổ chức lưỡng đảng của Mỹ công bố bản báo cáo cảnh báo chính phủ liên bang Mỹ có nguy cơ cạn kiệt ngân sách nếu Quốc hội không sớm cho phép nâng trần vay nợ quốc gia.
Báo cáo của Trung tâm chính sách lưỡng đảng (BPC), công bố ngày 27/11 cho biết đến cuối tuần trước, tổng khoản nợ của Mỹ đã là 16.268 tỷ USD trong khi trần nợ mà Quốc hội cho phép là 16.394 tỷ USD.
Theo dự kiến của Bộ Tài chính, chi tiêu của chính phủ liên bang nhiều khả năng sẽ đạt tới trần nợ vào cuối năm 2012. Nếu Quốc hội không sớm nâng trần nợ hoặc có các giải pháp đặc biệt thì đến đầu năm 2013, chính phủ liên bang sẽ rơi vào tình trạng không còn ngân sách để chi tiêu.
Một giải pháp đặc biệt mà BPC khuyến nghị là tạm thời cho phép chính phủ sử dụng khoảng 197 tỷ USD trong quỹ lương hưu để chi tiêu cho tới khi Quốc hội mới chính thức nhóm họp vào cuối tháng 2/2013. Hiện tại cán cân thu chi ngân sách hàng tháng của Chính phủ Mỹ thường bị thâm hụt từ 100 tỷ đến 125 tỷ USD.
["Quốc hội Mỹ cần nhất trí trong vấn đề giảm thuế"]
Báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh Nhà Trắng và Quốc hội vẫn bất đồng về đề xuất cắt giảm 2.100 tỷ USD ngân sách trong vòng một thập kỷ tới. Mâu thuẫn chủ yếu giữa Nhà Trắng và phe Dân chủ với phe Cộng hòa là cắt giảm chi tiêu ngân sách phải đồng thời với việc tăng hoặc giảm thuế thu nhập cho người dân.
Nhà Trắng và phe Dân chủ kiên quyết đòi phải tăng thuế đối với thiểu số 2% những người giàu có nhất nước Mỹ trong khi các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội vẫn dứt khoát tuyên bố sẽ bác bỏ mọi đề xuất bao gồm việc tăng thuế đối với những người giàu.
Trong khi đó, với hy vọng có thể sử dụng áp lực của các công ty và người dân để buộc đảng Cộng hòa phải nhượng bộ, trong hai ngày qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trở lại các bang như trong thời kỳ vận động tranh cử nhằm quảng cáo chủ trương của Nhà Trắng cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và người thu nhập thấp trong khi tăng thuế đối với những người giàu.
Ngày 28/11, ông Obama đã một lần nữa gặp gỡ các tổng giám đốc điều hành của các tập đoàn và doanh nghiệp để tham khảo ý kiến của họ về cách thức thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cùng ngày, phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã bày tỏ hy vọng sẽ sớm đạt được một thỏa thuận với Quốc hội về vấn đề thâm hụt ngân sách trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh sắp tới nhằm giúp nước Mỹ tránh va vào "vách đá tài chính," đồng thời hối thúc người dân Mỹ gây áp lực Quốc hội để tránh bị tăng thuế từ ngày 1/1/2013 tới.
Người đứng đầu Nhà Trắng đồng thời nhấn mạnh việc chính sách cắt giảm chi tiêu và tăng thuế được thực hiện cùng lúc sẽ tác động xấu đến nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.
Trước đó một ngày, Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ Cộng hòa John Boehner thông báo cũng sẽ tổ chức một loạt sự kiện tại thủ đô Washington và các bang nhằm cảnh báo giới doanh nghiệp và người dân Mỹ về nguy cơ nhiều việc làm sẽ bị cắt giảm nếu chính sách thuế của Tổng thống Obama được thực hiện.
Theo kết quả thăm dò của CNN, có 45% người dân Mỹ được hỏi ý kiến chỉ trích phe Cộng hòa gây bế tắc các chính sách tài chính và 34% đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Obama./.
Báo cáo của Trung tâm chính sách lưỡng đảng (BPC), công bố ngày 27/11 cho biết đến cuối tuần trước, tổng khoản nợ của Mỹ đã là 16.268 tỷ USD trong khi trần nợ mà Quốc hội cho phép là 16.394 tỷ USD.
Theo dự kiến của Bộ Tài chính, chi tiêu của chính phủ liên bang nhiều khả năng sẽ đạt tới trần nợ vào cuối năm 2012. Nếu Quốc hội không sớm nâng trần nợ hoặc có các giải pháp đặc biệt thì đến đầu năm 2013, chính phủ liên bang sẽ rơi vào tình trạng không còn ngân sách để chi tiêu.
Một giải pháp đặc biệt mà BPC khuyến nghị là tạm thời cho phép chính phủ sử dụng khoảng 197 tỷ USD trong quỹ lương hưu để chi tiêu cho tới khi Quốc hội mới chính thức nhóm họp vào cuối tháng 2/2013. Hiện tại cán cân thu chi ngân sách hàng tháng của Chính phủ Mỹ thường bị thâm hụt từ 100 tỷ đến 125 tỷ USD.
["Quốc hội Mỹ cần nhất trí trong vấn đề giảm thuế"]
Báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh Nhà Trắng và Quốc hội vẫn bất đồng về đề xuất cắt giảm 2.100 tỷ USD ngân sách trong vòng một thập kỷ tới. Mâu thuẫn chủ yếu giữa Nhà Trắng và phe Dân chủ với phe Cộng hòa là cắt giảm chi tiêu ngân sách phải đồng thời với việc tăng hoặc giảm thuế thu nhập cho người dân.
Nhà Trắng và phe Dân chủ kiên quyết đòi phải tăng thuế đối với thiểu số 2% những người giàu có nhất nước Mỹ trong khi các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội vẫn dứt khoát tuyên bố sẽ bác bỏ mọi đề xuất bao gồm việc tăng thuế đối với những người giàu.
Trong khi đó, với hy vọng có thể sử dụng áp lực của các công ty và người dân để buộc đảng Cộng hòa phải nhượng bộ, trong hai ngày qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trở lại các bang như trong thời kỳ vận động tranh cử nhằm quảng cáo chủ trương của Nhà Trắng cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và người thu nhập thấp trong khi tăng thuế đối với những người giàu.
Ngày 28/11, ông Obama đã một lần nữa gặp gỡ các tổng giám đốc điều hành của các tập đoàn và doanh nghiệp để tham khảo ý kiến của họ về cách thức thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cùng ngày, phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã bày tỏ hy vọng sẽ sớm đạt được một thỏa thuận với Quốc hội về vấn đề thâm hụt ngân sách trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh sắp tới nhằm giúp nước Mỹ tránh va vào "vách đá tài chính," đồng thời hối thúc người dân Mỹ gây áp lực Quốc hội để tránh bị tăng thuế từ ngày 1/1/2013 tới.
Người đứng đầu Nhà Trắng đồng thời nhấn mạnh việc chính sách cắt giảm chi tiêu và tăng thuế được thực hiện cùng lúc sẽ tác động xấu đến nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.
Trước đó một ngày, Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ Cộng hòa John Boehner thông báo cũng sẽ tổ chức một loạt sự kiện tại thủ đô Washington và các bang nhằm cảnh báo giới doanh nghiệp và người dân Mỹ về nguy cơ nhiều việc làm sẽ bị cắt giảm nếu chính sách thuế của Tổng thống Obama được thực hiện.
Theo kết quả thăm dò của CNN, có 45% người dân Mỹ được hỏi ý kiến chỉ trích phe Cộng hòa gây bế tắc các chính sách tài chính và 34% đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Obama./.
(TTXVN)