Theo một báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, kế hoạch cứu vớt khu vực chế tạo ôtô được khởi sự ở nước này năm 2009 sẽ tốn kém thêm 3,3 tỷ USD, nằm ngoài dự kiến ban đầu và sẽ lên tới tổng cộng khoảng 25 tỷ USD.
Hồi năm 2009, chính quyền Mỹ đã cứu giúp hai trong số ba hãng chế tạo ôtô lớn của nước này là General Motors (GM) và Chrysler do hai hãng này nợ nần chồng chất và bị tổn hại do các cựu nhân viên nghỉ hưu.
Tổng cộng, 81 tỷ USD vốn nhà nước đã được giải ngân dưới dạng các khoản cho vay hoặc các khoản trợ cấp để đổi lấy các kế hoạch về cơ cấu lại GM và Chrysler.
Kể từ đó, Bộ Tài chính Mỹ đã thu hồi được một phần số vốn trên bằng tiền mặt hoặc cổ phần, tuy nhiên, bộ này đã dự kiến trước việc sẽ bị thua lỗ 25 tỷ USD.
Theo người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ, ông Matt Anderson, kế hoạch cứu vớt khu vực chế tạo ôtô đã góp phần cứu vớt 1 triệu việc làm trong ngành này và sẽ tốn kém không bằng mức mà nhiều người lo ngại khi cuộc khủng hoảng lên tới mức trầm trọng nhất./.
Hồi năm 2009, chính quyền Mỹ đã cứu giúp hai trong số ba hãng chế tạo ôtô lớn của nước này là General Motors (GM) và Chrysler do hai hãng này nợ nần chồng chất và bị tổn hại do các cựu nhân viên nghỉ hưu.
Tổng cộng, 81 tỷ USD vốn nhà nước đã được giải ngân dưới dạng các khoản cho vay hoặc các khoản trợ cấp để đổi lấy các kế hoạch về cơ cấu lại GM và Chrysler.
Kể từ đó, Bộ Tài chính Mỹ đã thu hồi được một phần số vốn trên bằng tiền mặt hoặc cổ phần, tuy nhiên, bộ này đã dự kiến trước việc sẽ bị thua lỗ 25 tỷ USD.
Theo người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ, ông Matt Anderson, kế hoạch cứu vớt khu vực chế tạo ôtô đã góp phần cứu vớt 1 triệu việc làm trong ngành này và sẽ tốn kém không bằng mức mà nhiều người lo ngại khi cuộc khủng hoảng lên tới mức trầm trọng nhất./.
Lê Bàng (Vietnam+)