Theo Kyodo, một quan chức giấu tên thuộc Bộ Tài chính Mỹ ngày 4/6 đã hối thúc các quốc gia châu Âu tăng cường nỗ lực để củng cố hệ thống ngân hàng nhằm ngăn chặn ảnh hưởng dây chuyền từ cuộc khủng hoảng nợ công đang tàn phá khu vực đồng tiên chung châu Âu (Eurozone) đối với phần còn lại của thế giới.
Tuyên bố của quan chức trên có đoạn: "Chúng tôi mong được chứng kiến hành động gấp rút của châu Âu trong những tuần tới."
Cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone dự kiến sẽ là vấn đề chủ đạo tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm G-20 từ ngày 18-19/6 tới.
Quan chức trên nhấn mạnh: "Hành động nhằm củng cố hệ thống ngân hàng ở châu Âu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này."
Trong khi đó, trước sức ép của toàn thế giới buộc Liên minh châu Âu (EU) phải nhanh chóng tìm ra lời giải cho bài toán nợ công vốn kéo dài hơn 2 năm qua đã làm chao đảo các thị trường tài chính và khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng, các nhà lãnh đạo EU đang tìm kiếm một giải pháp dài hạn.
Lãnh đạo bốn thể chế chủ chốt của EU mới đây đã cùng thảo luận về "kế hoạch tổng thể" nhằm kéo Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ra khỏi cơn bão nợ, nhân tố đe dọa sẽ đẩy kinh tế thế giới vào một cuộc suy thoái mới.
Nhà đầu tư tỷ phú George Soros mới đây đã nhận định rằng châu Âu chỉ còn khoảng 3 tháng để cứu vãn đồng euro, giữa lúc sự bất ổn kinh tế-chính trị tại Eurozone đang tạo ra những áp lực đè nặng lên thị trường tài chính toàn cầu.
Tháng trước, Chủ tịch thường trực EU Herman van Rompuy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Mauen Barroso, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi và Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone Jean-Claude Juncker đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị "lộ trình cải cách" để trình Hội nghị thượng đỉnh EU xem xét tại cuộc họp vào cuối tháng Sáu này.
Trong số các đề xuất được đưa ra, đáng chú ý là kế hoạch trao thêm quyền cho các thể chế của EU để giám sát ngân sách của các quốc gia thành viên; thiết lập cơ quan giám sát chung với các quyền hạn mới như điều chỉnh các chính sách về tài chính, thuế, đối ngoại và an ninh; kế hoạch cải cách các chương trình phúc lợi xã hội.
Theo dự kiến, một số thay đổi mới ban đầu sẽ chỉ được áp dụng đối với các nước thành viên của Liên minh tiền tệ Eurozone, chứ không phải là toàn bộ EU./.
Tuyên bố của quan chức trên có đoạn: "Chúng tôi mong được chứng kiến hành động gấp rút của châu Âu trong những tuần tới."
Cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone dự kiến sẽ là vấn đề chủ đạo tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm G-20 từ ngày 18-19/6 tới.
Quan chức trên nhấn mạnh: "Hành động nhằm củng cố hệ thống ngân hàng ở châu Âu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này."
Trong khi đó, trước sức ép của toàn thế giới buộc Liên minh châu Âu (EU) phải nhanh chóng tìm ra lời giải cho bài toán nợ công vốn kéo dài hơn 2 năm qua đã làm chao đảo các thị trường tài chính và khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng, các nhà lãnh đạo EU đang tìm kiếm một giải pháp dài hạn.
Lãnh đạo bốn thể chế chủ chốt của EU mới đây đã cùng thảo luận về "kế hoạch tổng thể" nhằm kéo Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ra khỏi cơn bão nợ, nhân tố đe dọa sẽ đẩy kinh tế thế giới vào một cuộc suy thoái mới.
Nhà đầu tư tỷ phú George Soros mới đây đã nhận định rằng châu Âu chỉ còn khoảng 3 tháng để cứu vãn đồng euro, giữa lúc sự bất ổn kinh tế-chính trị tại Eurozone đang tạo ra những áp lực đè nặng lên thị trường tài chính toàn cầu.
Tháng trước, Chủ tịch thường trực EU Herman van Rompuy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Mauen Barroso, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi và Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone Jean-Claude Juncker đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị "lộ trình cải cách" để trình Hội nghị thượng đỉnh EU xem xét tại cuộc họp vào cuối tháng Sáu này.
Trong số các đề xuất được đưa ra, đáng chú ý là kế hoạch trao thêm quyền cho các thể chế của EU để giám sát ngân sách của các quốc gia thành viên; thiết lập cơ quan giám sát chung với các quyền hạn mới như điều chỉnh các chính sách về tài chính, thuế, đối ngoại và an ninh; kế hoạch cải cách các chương trình phúc lợi xã hội.
Theo dự kiến, một số thay đổi mới ban đầu sẽ chỉ được áp dụng đối với các nước thành viên của Liên minh tiền tệ Eurozone, chứ không phải là toàn bộ EU./.
(Vietnam+)