Hubert Williams, Chủ tịch Quỹ cảnh sát và Hiệp hội đối tác công lực toàn quốc ngăn chặn bạo lực bằng súng, kêu gọi cần có các biện pháp kiểm soát chặt hơn với những người mua vũ khí.
Lời kêu gọi được đưa ra vào ngày 26/7, gần một tuần sau khi một tay súng sử dụng bốn khẩu súng, bao gồm một súng trường bán tự động, giết chết 12 người trong một rạp phim tại Colorado.
Williams nói với các phóng viên ở Washington: “Nước Mỹ rúng động sau thảm kịch này, và mọi người có lý khi hỏi tại sao và bằng cách nào chuyện này lại có thể xảy ra? Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn một thảm kịch tiếp theo và sau đó nữa? Hiệp hội chúng tôi hoàn toàn thống nhất lập trường trong vấn đề này. Chúng tôi hy vọng luật pháp sẽ được thắt chặt hơn với những người muốn mua súng.”
Nghi can xả súng James Holmes, một sinh viên cao học 24 tuổi, đã mua một phần kho vũ khí của mình một cách hợp pháp trên Internet.
Trong vòng tám tuần, Holmes đã tích trữ 6.300 viên đạn, 3.000 cho khẩu súng trường bán tự động AR-15, 3.000 cho hai khẩu súng hơi Glock và 300 viên cho một khẩu súng hoa cải.
Hiệp hội cảnh sát liên bang cũng kêu gọi cấm bán các băng đạn loại lớn. Sát thủ Holmes đã mua một băng đạn đặc biệt cho khẩu súng trường AR-15 kiểu quân đội cho phép nạp và bắn 50-60 viên mỗi phút.
Williams đặt câu hỏi. “Sau khi chứng kiến những gì xảy ra ở Aurora, Colorado, ai còn có thể nói tốt cho những băng đoạn loại lớn? Những băng đạn như thế 'được thiết kế' cho chiến tranh và chắc chắn không có chỗ trong xã hội dân sự ngoài đường phố.”
Theo cảnh sát trưởng Baltimore, James Johnson, luật pháp hiện hữu ở Mỹ chỉ quản lý được khoảng 60% loại súng được bán ở các cửa hàng có giấy phép. Phần còn lại được bán không qua kiểm tra trên Internet và ở những hội chợ súng ống.
“Làm sao chúng ta có thể cho phép gần một nửa giao dịch vũ khí ở đất nước này diễn ra mà không hề bị kiểm tra?” - Johnson nói - “Điều này giống như với việc để 40% hành khách lên máy bay mà không kiểm tra an ninh, thậm chí còn tệ hơn.”
Kể từ vụ bắn giết vào tuần trước, Thị trưởng thành phố New York, Michael Bloomberg, đã là một trong những người lên tiếng mạnh mẽ nhất yêu cầu kiểm soát súng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên ông gặp nhiều chống đối ngay chính trong đảng của mình.
Trong một bài phát biểu ngày 25/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sẽ theo đuổi những biện pháp “theo quan điểm thông thường” để đảm bảo những người bị khuyết tật tâm thần không thể sở hữu súng.
Nhóm vận động hành lang cho sở hữu súng lớn nhất ở Mỹ, Hiệp hội súng trường quốc gia, rất hùng mạnh và được tài trợ lớn ở Washington. Lập luận chính của nhóm này là đó là quyền tự do cơ bản ở Mỹ.
Hiệp hội đối tác công lực toàn quốc ngăn chặn bạo lực bằng súng là một liên minh gồm 10 nhóm hiệp hội các nhân viên công lực đại diện cho nhiều sĩ quan cảnh sát đủ các cấp./.
Lời kêu gọi được đưa ra vào ngày 26/7, gần một tuần sau khi một tay súng sử dụng bốn khẩu súng, bao gồm một súng trường bán tự động, giết chết 12 người trong một rạp phim tại Colorado.
Williams nói với các phóng viên ở Washington: “Nước Mỹ rúng động sau thảm kịch này, và mọi người có lý khi hỏi tại sao và bằng cách nào chuyện này lại có thể xảy ra? Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn một thảm kịch tiếp theo và sau đó nữa? Hiệp hội chúng tôi hoàn toàn thống nhất lập trường trong vấn đề này. Chúng tôi hy vọng luật pháp sẽ được thắt chặt hơn với những người muốn mua súng.”
Nghi can xả súng James Holmes, một sinh viên cao học 24 tuổi, đã mua một phần kho vũ khí của mình một cách hợp pháp trên Internet.
Trong vòng tám tuần, Holmes đã tích trữ 6.300 viên đạn, 3.000 cho khẩu súng trường bán tự động AR-15, 3.000 cho hai khẩu súng hơi Glock và 300 viên cho một khẩu súng hoa cải.
Hiệp hội cảnh sát liên bang cũng kêu gọi cấm bán các băng đạn loại lớn. Sát thủ Holmes đã mua một băng đạn đặc biệt cho khẩu súng trường AR-15 kiểu quân đội cho phép nạp và bắn 50-60 viên mỗi phút.
Williams đặt câu hỏi. “Sau khi chứng kiến những gì xảy ra ở Aurora, Colorado, ai còn có thể nói tốt cho những băng đoạn loại lớn? Những băng đạn như thế 'được thiết kế' cho chiến tranh và chắc chắn không có chỗ trong xã hội dân sự ngoài đường phố.”
Theo cảnh sát trưởng Baltimore, James Johnson, luật pháp hiện hữu ở Mỹ chỉ quản lý được khoảng 60% loại súng được bán ở các cửa hàng có giấy phép. Phần còn lại được bán không qua kiểm tra trên Internet và ở những hội chợ súng ống.
“Làm sao chúng ta có thể cho phép gần một nửa giao dịch vũ khí ở đất nước này diễn ra mà không hề bị kiểm tra?” - Johnson nói - “Điều này giống như với việc để 40% hành khách lên máy bay mà không kiểm tra an ninh, thậm chí còn tệ hơn.”
Kể từ vụ bắn giết vào tuần trước, Thị trưởng thành phố New York, Michael Bloomberg, đã là một trong những người lên tiếng mạnh mẽ nhất yêu cầu kiểm soát súng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên ông gặp nhiều chống đối ngay chính trong đảng của mình.
Trong một bài phát biểu ngày 25/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sẽ theo đuổi những biện pháp “theo quan điểm thông thường” để đảm bảo những người bị khuyết tật tâm thần không thể sở hữu súng.
Nhóm vận động hành lang cho sở hữu súng lớn nhất ở Mỹ, Hiệp hội súng trường quốc gia, rất hùng mạnh và được tài trợ lớn ở Washington. Lập luận chính của nhóm này là đó là quyền tự do cơ bản ở Mỹ.
Hiệp hội đối tác công lực toàn quốc ngăn chặn bạo lực bằng súng là một liên minh gồm 10 nhóm hiệp hội các nhân viên công lực đại diện cho nhiều sĩ quan cảnh sát đủ các cấp./.
Trần Trọng (Vietnam+)