Chính quyền Mỹ ngày 14/9 đã công bố một bản kế hoạch chi tiết về việc cắt giảm ngân sách, theo đó Washington sẽ cắt giảm 109 tỷ USD chi tiêu bắt đầu từ tháng 1/2013.
Theo Văn phòng Ngân sách và quản lý của Nhà Trắng (OMB), kế hoạch này sẽ cắt giảm 11 tỷ USD cho chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (Medicare), 15,3 tỷ USD cho các hoạt động chi tiêu quốc phòng, và 129 triệu USD chi tiêu cho việc xây dựng, đảm bảo an ninh và duy trì sự hiện diện của đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giới.
Ngoài ra, Washington cũng sẽ cắt giảm mạnh các khoản chi tiêu cho lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu y tế và chữa bệnh, quản lý môi trường và thực phẩm liên bang, chương trình hỗ trợ người nghèo.
Văn phòng trên nhận định kế hoạch này theo đó sẽ cắt giảm 9,4% chi tiêu trong các chương trình quốc phòng và 8,2% trong các hoạt động của chính phủ.
Tuy nhiên, Nhà Trắng cảnh báo kế hoạch cắt giảm ngân sách trên có thể ảnh hưởng đến an ninh Mỹ, đặc biệt là khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, đặc biệt các đơn vị chiến đấu chưa được triển khai.
OBM cũng dự báo việc cắt giảm cũng sẽ trì hoãn các khoản đầu tư quốc phòng quan trọng trong hoạt động nghiên cứu, phát triển các cơ sở và trang thiết bị cũng như cắt giảm các dịch vụ đối với các gia đình quân nhân.
Theo OBM, kế hoạch này cũng sẽ kéo theo sự sụt giảm các khoản đầu tư quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế, đe dọa ổn định và nền an ninh của người dân Mỹ, cũng như tác động nghiêm trọng đến các chương trình phục vụ lợi ích cho tầng lớp trung lưu, người già và trẻ em.
Chương trình tăng thuế và cắt giảm 1.200 tỷ USD trong chi tiêu công trong vòng 9 năm được thiết kế với mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách liên bang.
Các nghị sỹ của đảng Dân chủ và Cộng hòa đều cho rằng kế hoạch này cần được thay thế bằng một chương trình cắt giảm thâm hụt ngân sách hợp lý khác, song cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế cũng lo ngại biện pháp này có thể khiến nền kinh tế đầu tàu thế giới rơi trở lại suy thoái, đồng thời đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nếu Quốc hội "đặt dấu chấm hết" kỷ nguyên giảm thuế từ thời Tổng thống George W. Bush và các khoản cắt giảm chi tiêu lớn bắt đầu có hiệu lực từ tháng Một tới./.
Theo Văn phòng Ngân sách và quản lý của Nhà Trắng (OMB), kế hoạch này sẽ cắt giảm 11 tỷ USD cho chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (Medicare), 15,3 tỷ USD cho các hoạt động chi tiêu quốc phòng, và 129 triệu USD chi tiêu cho việc xây dựng, đảm bảo an ninh và duy trì sự hiện diện của đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giới.
Ngoài ra, Washington cũng sẽ cắt giảm mạnh các khoản chi tiêu cho lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu y tế và chữa bệnh, quản lý môi trường và thực phẩm liên bang, chương trình hỗ trợ người nghèo.
Văn phòng trên nhận định kế hoạch này theo đó sẽ cắt giảm 9,4% chi tiêu trong các chương trình quốc phòng và 8,2% trong các hoạt động của chính phủ.
Tuy nhiên, Nhà Trắng cảnh báo kế hoạch cắt giảm ngân sách trên có thể ảnh hưởng đến an ninh Mỹ, đặc biệt là khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, đặc biệt các đơn vị chiến đấu chưa được triển khai.
OBM cũng dự báo việc cắt giảm cũng sẽ trì hoãn các khoản đầu tư quốc phòng quan trọng trong hoạt động nghiên cứu, phát triển các cơ sở và trang thiết bị cũng như cắt giảm các dịch vụ đối với các gia đình quân nhân.
Theo OBM, kế hoạch này cũng sẽ kéo theo sự sụt giảm các khoản đầu tư quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế, đe dọa ổn định và nền an ninh của người dân Mỹ, cũng như tác động nghiêm trọng đến các chương trình phục vụ lợi ích cho tầng lớp trung lưu, người già và trẻ em.
Chương trình tăng thuế và cắt giảm 1.200 tỷ USD trong chi tiêu công trong vòng 9 năm được thiết kế với mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách liên bang.
Các nghị sỹ của đảng Dân chủ và Cộng hòa đều cho rằng kế hoạch này cần được thay thế bằng một chương trình cắt giảm thâm hụt ngân sách hợp lý khác, song cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế cũng lo ngại biện pháp này có thể khiến nền kinh tế đầu tàu thế giới rơi trở lại suy thoái, đồng thời đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nếu Quốc hội "đặt dấu chấm hết" kỷ nguyên giảm thuế từ thời Tổng thống George W. Bush và các khoản cắt giảm chi tiêu lớn bắt đầu có hiệu lực từ tháng Một tới./.
(TTXVN)