Một chương trình do chính phủ Mỹ tài trợ ngày 21/8 đã tiến hành thử nghiệm công nghệ Wifi để giúp giảm các vụ tai nạn đường bộ.
Bộ Giao thông Mỹ cho hay chương trình ở Ann Arbor, bang Michigan nói trên sẽ tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông và cơ sở hạ tầng “nói chuyện” với nhau trong thế giới thực để giúp tránh xảy ra va chạm và cải thiện khả năng lưu thông.
Bộ trưởng Giao thông Mỹ Ray LaHood đã cùng với các quan chức và lãnh đạo ngành cũng như cộng đồng đến Đại học Michigan để phát động giai đoạn hai của chương trình có tên Safety Pilot (Thí điểm an toàn) này. Đây là cuộc thử nghiệm thực tế lớn nhất tính tới nay nhằm trang bị cho phương tiện giao thông công nghệ tránh xảy ra va chạm.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng LaHood cho hay: “Công nghệ tiên tiến này đem lại thời gian thực tế để cải thiện tính an toàn cũng như tính hiệu quả của hệ thống đường sá của chúng ta.”
Chương trình này do Viện nghiên cứu giao thông Đại học Michigan tiến hành và là cuộc thử nghiệm đầu tiên công nghệ mới này trong thế giới thực tế.
Các xe tham gia thử nghiệm, phần lớn là do những người tham gia tự nguyện cung cấp, được trang bị các thiết bị không dây để cảnh báo người lái xe về những mối nguy hiểm cụ thể như sắp xảy ra va chạm ở giao lộ có góc khuất với một xe ở điểm mù khác hoặc với một xe đang đỗ ở phía trước.
Các thiết bị trên sẽ thu thập dữ liệu về mức độ vận hành của hệ thống và tính hiệu quả của nó trong việc làm giảm những vụ va chạm.
Người đứng đầu Cơ quan quản lý an toàn giao thông đường bộ Mỹ (NHTSA) David Strickland cho hay: “Liên lạc giữa xe với xe có khả năng làm thay đổi cuộc chơi trong việc cải thiện tính an toàn trên đường bộ nhưng chúng ta cần biết cách ứng dụng công nghệ này một cách hiệu quả trong thế giới thực. NHTSA sẽ sử dụng các dữ liệu quý giá từ “việc triển khai mô hình này” khi quyết định có hay không và khi nào thì sử dụng các công nghệ kết nối an toàn cho xe.”
Giai đoạn đầu tiên của chương trình này cho thấy khoảng 90% người lái xe sử dụng công nghệ này thích những tiện ích mà nó đem lại và muốn sử dụng công nghệ này./.
Bộ Giao thông Mỹ cho hay chương trình ở Ann Arbor, bang Michigan nói trên sẽ tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông và cơ sở hạ tầng “nói chuyện” với nhau trong thế giới thực để giúp tránh xảy ra va chạm và cải thiện khả năng lưu thông.
Bộ trưởng Giao thông Mỹ Ray LaHood đã cùng với các quan chức và lãnh đạo ngành cũng như cộng đồng đến Đại học Michigan để phát động giai đoạn hai của chương trình có tên Safety Pilot (Thí điểm an toàn) này. Đây là cuộc thử nghiệm thực tế lớn nhất tính tới nay nhằm trang bị cho phương tiện giao thông công nghệ tránh xảy ra va chạm.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng LaHood cho hay: “Công nghệ tiên tiến này đem lại thời gian thực tế để cải thiện tính an toàn cũng như tính hiệu quả của hệ thống đường sá của chúng ta.”
Chương trình này do Viện nghiên cứu giao thông Đại học Michigan tiến hành và là cuộc thử nghiệm đầu tiên công nghệ mới này trong thế giới thực tế.
Các xe tham gia thử nghiệm, phần lớn là do những người tham gia tự nguyện cung cấp, được trang bị các thiết bị không dây để cảnh báo người lái xe về những mối nguy hiểm cụ thể như sắp xảy ra va chạm ở giao lộ có góc khuất với một xe ở điểm mù khác hoặc với một xe đang đỗ ở phía trước.
Các thiết bị trên sẽ thu thập dữ liệu về mức độ vận hành của hệ thống và tính hiệu quả của nó trong việc làm giảm những vụ va chạm.
Người đứng đầu Cơ quan quản lý an toàn giao thông đường bộ Mỹ (NHTSA) David Strickland cho hay: “Liên lạc giữa xe với xe có khả năng làm thay đổi cuộc chơi trong việc cải thiện tính an toàn trên đường bộ nhưng chúng ta cần biết cách ứng dụng công nghệ này một cách hiệu quả trong thế giới thực. NHTSA sẽ sử dụng các dữ liệu quý giá từ “việc triển khai mô hình này” khi quyết định có hay không và khi nào thì sử dụng các công nghệ kết nối an toàn cho xe.”
Giai đoạn đầu tiên của chương trình này cho thấy khoảng 90% người lái xe sử dụng công nghệ này thích những tiện ích mà nó đem lại và muốn sử dụng công nghệ này./.
Huy Bình (Vietnam+)