Bộ Tài chính Mỹ nhận định Trung Quốc không thao túng tiền tệ, song cho rằng đồng Nhân dân tệ (NDT) của nước này vẫn dưới mức giá trị thực của nó.
Trong báo cáo về chính sách kinh tế quốc tế và tỷ giá hối đoái trình lên Quốc hội ngày 27/11, bộ trên cho biết trong giai đoạn từ tháng 6/2010 đến tháng 11/2012, đồng NDT đã tăng 9,3% so với đồng USD.
Nếu tính theo điều chỉnh lạm phát, đồng NDT cũng đã tăng 12,6% so với USD kể từ tháng 6/2010.
Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính Mỹ nhận định đồng NDT vẫn đang bị định giá thấp dựa vào kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ và thặng dư thương mại của Bắc Kinh, đồng thời sẽ tiếp tục hối thúc Trung Quốc nâng giá đồng NDT nhằm tạo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu tăng trường "mạnh mẽ, bền vững và cân bằng".
Ngay sau khi bản báo cáo được công bố, Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-Trung đã có phản ứng tích cực, đồng thời cho rằng Chính phủ Mỹ cần quan tâm đến các vấn đề quan trọng hơn đối với Trung Quốc như việc dỡ bỏ các rào cản trong việc tiếp cận thị trường và cải thiện các biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Trước đó, trong bản báo cáo công bố hôm 25/5, Bộ Tài chính Mỹ cũng nhận định Trung Quốc không thao túng đồng NDT, song cho rằng chính sách tiền tệ của Bắc Kinh là một trong những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế thế giới.
Báo cáo này ngay lập tức đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều phía. Tổng Giám đốc Liên minh các nhà sản xuất Mỹ Scott Paul đã kêu gọi Quốc hội có hành động pháp lý nhằm ngăn chặn chính sách thao túng tiền tệ của Bắc Kinh.
Lâu nay, nhiều nghị sỹ thuộc cả đảng Dân chủ và Cộng hòa cùng giới nghiệp đoàn Mỹ cáo buộc Trung Quốc định giá thấp đồng nội tệ của mình, dẫn tới việc thị trường Mỹ tràn ngập hàng hóa giá rẻ, gây ảnh hưởng tới thị trường việc làm của nước này.
Theo họ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã thất bại trong việc giữ việc làm cho người lao động Mỹ khi nền kinh tế số một thế giới đang chật vật phục hồi sau "bão" tài chính vừa qua, được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái hồi thập niên 1930 của thế kỷ trước./.
Trong báo cáo về chính sách kinh tế quốc tế và tỷ giá hối đoái trình lên Quốc hội ngày 27/11, bộ trên cho biết trong giai đoạn từ tháng 6/2010 đến tháng 11/2012, đồng NDT đã tăng 9,3% so với đồng USD.
Nếu tính theo điều chỉnh lạm phát, đồng NDT cũng đã tăng 12,6% so với USD kể từ tháng 6/2010.
Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính Mỹ nhận định đồng NDT vẫn đang bị định giá thấp dựa vào kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ và thặng dư thương mại của Bắc Kinh, đồng thời sẽ tiếp tục hối thúc Trung Quốc nâng giá đồng NDT nhằm tạo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu tăng trường "mạnh mẽ, bền vững và cân bằng".
Ngay sau khi bản báo cáo được công bố, Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-Trung đã có phản ứng tích cực, đồng thời cho rằng Chính phủ Mỹ cần quan tâm đến các vấn đề quan trọng hơn đối với Trung Quốc như việc dỡ bỏ các rào cản trong việc tiếp cận thị trường và cải thiện các biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Trước đó, trong bản báo cáo công bố hôm 25/5, Bộ Tài chính Mỹ cũng nhận định Trung Quốc không thao túng đồng NDT, song cho rằng chính sách tiền tệ của Bắc Kinh là một trong những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế thế giới.
Báo cáo này ngay lập tức đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều phía. Tổng Giám đốc Liên minh các nhà sản xuất Mỹ Scott Paul đã kêu gọi Quốc hội có hành động pháp lý nhằm ngăn chặn chính sách thao túng tiền tệ của Bắc Kinh.
Lâu nay, nhiều nghị sỹ thuộc cả đảng Dân chủ và Cộng hòa cùng giới nghiệp đoàn Mỹ cáo buộc Trung Quốc định giá thấp đồng nội tệ của mình, dẫn tới việc thị trường Mỹ tràn ngập hàng hóa giá rẻ, gây ảnh hưởng tới thị trường việc làm của nước này.
Theo họ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã thất bại trong việc giữ việc làm cho người lao động Mỹ khi nền kinh tế số một thế giới đang chật vật phục hồi sau "bão" tài chính vừa qua, được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái hồi thập niên 1930 của thế kỷ trước./.
(TTXVN)