Tổng thống Mỹ Barack Obama và Quốc vương Arập Xêút Abdullah ngày 29/6 đã có buổi hội đàm tại Nhà Trắng về các vấn đề Iran, Afghanistan và nhất là tiến trình hòa bình ở Trung Đông.
Phát biểu sau cuộc gặp tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Obama đã ca ngợi "mối quan hệ bền vững" giữa Mỹ và Arập Xêút. Ông cho biết hai bên đã trao đổi về lợi ích chung của việc cùng nhau hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.
Hai nhà lãnh đạo cũng đề cập những chủ đề chiến lược liên quan đến Afghanistan và Pakistan, và chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Iran. Đặc biệt, hai bên cam kết ủng hộ tiến trình hòa bình Trung Đông cũng như khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy một cách "đáng kể và táo bạo" nhằm đảm bảo cho người Palestine thành lập một nhà nước độc lập tồn tại song song với một Nhà nước Israel ổn định và thịnh vượng.
Cuộc gặp trên của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Arập Xêút là cuộc gặp lần thứ ba kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức đầu năm 2009. Chuyến thăm Nhà Trắng của người đứng đầu quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới diễn ra vào thời điểm Riyadh ngày càng tỏ rõ sự lo ngại đối với chính sách đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của Mỹ có thể khiến nước này giảm mua dầu của Arập Xêút.
Phát biểu sau cuộc gặp, Quốc vương Abdullah tuyên bố trong bảy thập kỷ qua, quan hệ giữa Mỹ và Arập Xêút không ngừng được củng cố, mở rộng và phát triển ngày một sâu đậm. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo chung, hai nhà lãnh đạo đã không đề cập đến yêu cầu của Riyadh muốn tăng cường trang bị vũ khí, trong đó có việc mua 72 máy bay chiến đấu F-15 Eagle của Mỹ, nhằm đối phó với "mối đe dọa Iran."
Mặc dù ủng hộ vai trò của Washington trong các vấn đề chủ chốt ở Trung Đông, Arập Xêút - đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực này - cũng bày tỏ sự lo ngại đối với cách tiếp cận của Mỹ trong các hồ sơ liên quan Iran và Afghanistan.
Theo các chuyên gia, Riyadh sợ rằng cam kết của Tổng thống Obama ủng hộ hiệp định hòa bình giữa Israel và Palestin sẽ "suy yếu" do thái độ "không khoan nhượng" của chính quyền Tel Aviv./.
Phát biểu sau cuộc gặp tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Obama đã ca ngợi "mối quan hệ bền vững" giữa Mỹ và Arập Xêút. Ông cho biết hai bên đã trao đổi về lợi ích chung của việc cùng nhau hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.
Hai nhà lãnh đạo cũng đề cập những chủ đề chiến lược liên quan đến Afghanistan và Pakistan, và chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của Iran. Đặc biệt, hai bên cam kết ủng hộ tiến trình hòa bình Trung Đông cũng như khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy một cách "đáng kể và táo bạo" nhằm đảm bảo cho người Palestine thành lập một nhà nước độc lập tồn tại song song với một Nhà nước Israel ổn định và thịnh vượng.
Cuộc gặp trên của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Arập Xêút là cuộc gặp lần thứ ba kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức đầu năm 2009. Chuyến thăm Nhà Trắng của người đứng đầu quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới diễn ra vào thời điểm Riyadh ngày càng tỏ rõ sự lo ngại đối với chính sách đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của Mỹ có thể khiến nước này giảm mua dầu của Arập Xêút.
Phát biểu sau cuộc gặp, Quốc vương Abdullah tuyên bố trong bảy thập kỷ qua, quan hệ giữa Mỹ và Arập Xêút không ngừng được củng cố, mở rộng và phát triển ngày một sâu đậm. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo chung, hai nhà lãnh đạo đã không đề cập đến yêu cầu của Riyadh muốn tăng cường trang bị vũ khí, trong đó có việc mua 72 máy bay chiến đấu F-15 Eagle của Mỹ, nhằm đối phó với "mối đe dọa Iran."
Mặc dù ủng hộ vai trò của Washington trong các vấn đề chủ chốt ở Trung Đông, Arập Xêút - đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực này - cũng bày tỏ sự lo ngại đối với cách tiếp cận của Mỹ trong các hồ sơ liên quan Iran và Afghanistan.
Theo các chuyên gia, Riyadh sợ rằng cam kết của Tổng thống Obama ủng hộ hiệp định hòa bình giữa Israel và Palestin sẽ "suy yếu" do thái độ "không khoan nhượng" của chính quyền Tel Aviv./.
(TTXVN/Vietnam+)