Ngày 7/11 tới, Myanmar sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên theo Hiến pháp Liên bang Myanmar năm 2008.
Đây được coi là một bước quan trọng trong “Lộ trình bảy bước tới dân chủ” mà Chính phủ Myanmar đề ra nhằm tiến tới một “nhà nước dân chủ thực sự và có kỷ cương.”
Trước thềm bầu cử, từ chính phủ đến các chính đảng, từ ủy ban bầu cử các cấp đến các ứng cử viên đều chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày tổng tuyển cử - một ngày trọng đại nhất trong lịch sử của đất nước, ngày của đoàn kết và hòa hợp dân tộc.
Ngày 21/10, Myanmar đã chính thức thay quốc kỳ. Quốc kỳ mới của Liên bang Myanmar có ba sọc ngang màu vàng, xanh lá cây và đỏ, chứa đựng hàm ý nhân văn sâu sắc.
Sọc màu vàng tượng trưng cho tinh thần đoàn kết dân tộc, sọc màu xanh lá cây tượng trưng cho hòa bình và thiên nhiên tuơi đẹp, sọc màu đỏ tượng trưng cho dũng khí và sự quyết đoán.
Quốc kỳ mới thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Myanmar tiến tới một nền dân chủ toàn diện mà ở đó tinh thần đoàn kết và hòa hợp dân tộc là cốt lõi và động lực cho sự phát triển.
Ngày 30/8/2003, Thủ tướng Myanmar khi đó là ông Khin Nyunt công bố trước Hội đồng Hòa bình và Phát triển Nhà nước (SPDC), các bộ trưởng, lãnh đạo các cơ quan và tổ chức phi chính phủ (NGOs) "Lộ trình bảy bước" chuyển đổi Myanmar từ chính quyền quân sự sang dân sự.
Bảy bước này gồm tổ chức Đại hội Dân tộc; từng bước thực hiện những thủ tục cần thiết cho sự ra đời một nhà nước dân chủ thực sự và có kỷ cương; soạn thảo hiến pháp mới phù hợp với các nguyên tắc cơ bản và các nguyên tắc này được Đại hội Dân tộc xây dựng; trưng cầu ý dân để thông qua hiến pháp; tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội tự do và công bằng theo hiến pháp mới năm 2008; họp Quốc hội theo quy định của hiến pháp; xây dựng một quốc gia hiện đại, phát triển và dân chủ với các lãnh đạo nhà nước do Quốc hội bầu ra và các cơ quan chính phủ do Quốc hội lập nên.
Ngày 18/10 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Myanmar, ông U Thein Soe tuyên bố Myanmar sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử tự do và công bằng vào ngày 7/11 tới.
Trong cuộc họp báo đầu tiên của Ủy ban Bầu cử tại thủ đô Naypyidaw, ông U Thein Soe cho biết ủy ban đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử và người dân có thể tham gia bỏ phiếu một cách tự do.
Các nhà ngoại giao nước ngoài và các quan chức Liên hợp quốc tại Myanmar sẽ được phép quan sát tiến trình bầu cử.
Trong cuộc bầu cử này sẽ có 3.071 ứng cử viên tham gia tranh cử vào hơn 1.000 ghế lập pháp các cấp, trong đó có 82 người tự ra ứng cử.
Theo luật bầu cử mới, trong số 440 ghế Hạ viện, 330 đại diện dân sự sẽ được bầu chọn qua lá phiếu và 110 đại diện của quân đội. Trong số 224 ghế Thượng viện, 168 nghị sĩ sẽ do dân bầu và 56 nghị sĩ sẽ do Chủ tịch SPDC, Thống tướng Than Shwe, chỉ định.
Theo hiến pháp mới, tổng thống là nguyên thủ quốc gia và là người đứng đầu nhà nước, được quyết định qua bầu cử quốc hội. Tổng thống cũng đồng thời là người đứng đầu Ủy ban An ninh Quốc phòng. Chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang do một thành viên trong hội đồng nắm giữ.
Ngoài ra, hiến pháp 2008 cũng dành 25% số ghế tại Quốc hội cho các đại diện của quân đội, các đại diện này do Tổng tư lệnh chỉ định.
Tham gia cuộc bầu cử lần này có 37 chính đảng. Giới quan sát cho rằng đảng Đoàn kết Thống nhất và Phát triển (USDP), đảng mới do Thủ tướng U Thein Sein thành lập, hiện là chính đảng lớn mạnh nhất ở Myanmar.
Tiền thân của USDP là Hiệp hội Đoàn kết Thống nhất và Phát triển (USDA) do Chủ tịch SPDC, Thống tướng Than Shwe, lãnh đạo.
Trước đó, các quan chức cấp cao Myanmar, gồm Thống tướng Than Shwe, Thủ tướng U Thein Sein cùng một số bộ trưởng trong chính phủ đã rời quân đội để tham gia cuộc bầu cử.
Chuẩn bị cho cuộc bầu cử, nhà chức trách Myanmar đã thu xếp để các quan chức ngoại giao và phóng viên nước ngoài cũng như trong nước thị sát các địa phương để tìm hiểu và quan sát tiến trình bầu cử tại các khu vực và các bang trên cả nước trong ngày 7/11.
Chủ tịch Ủy ban bầu cử Myanmar U Thein Soe cho biết các nhà ngoại giao nước ngoài và các quan chức Liên hợp quốc làm việc ở Myanmar sẽ được phép quan sát tiến trình bầu cử và không cần sự hiện diện của các quan sát viên nước ngoài khác.
"Lộ trình bảy bước" sẽ là chìa khóa để mang lại sự đoàn kết dân tộc, đưa Myanmar - một đất nước với nhiều dân tộc và những nét văn hóa khác nhau, tiến tới một nền dân chủ thực sự./.
Đây được coi là một bước quan trọng trong “Lộ trình bảy bước tới dân chủ” mà Chính phủ Myanmar đề ra nhằm tiến tới một “nhà nước dân chủ thực sự và có kỷ cương.”
Trước thềm bầu cử, từ chính phủ đến các chính đảng, từ ủy ban bầu cử các cấp đến các ứng cử viên đều chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày tổng tuyển cử - một ngày trọng đại nhất trong lịch sử của đất nước, ngày của đoàn kết và hòa hợp dân tộc.
Ngày 21/10, Myanmar đã chính thức thay quốc kỳ. Quốc kỳ mới của Liên bang Myanmar có ba sọc ngang màu vàng, xanh lá cây và đỏ, chứa đựng hàm ý nhân văn sâu sắc.
Sọc màu vàng tượng trưng cho tinh thần đoàn kết dân tộc, sọc màu xanh lá cây tượng trưng cho hòa bình và thiên nhiên tuơi đẹp, sọc màu đỏ tượng trưng cho dũng khí và sự quyết đoán.
Quốc kỳ mới thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Myanmar tiến tới một nền dân chủ toàn diện mà ở đó tinh thần đoàn kết và hòa hợp dân tộc là cốt lõi và động lực cho sự phát triển.
Ngày 30/8/2003, Thủ tướng Myanmar khi đó là ông Khin Nyunt công bố trước Hội đồng Hòa bình và Phát triển Nhà nước (SPDC), các bộ trưởng, lãnh đạo các cơ quan và tổ chức phi chính phủ (NGOs) "Lộ trình bảy bước" chuyển đổi Myanmar từ chính quyền quân sự sang dân sự.
Bảy bước này gồm tổ chức Đại hội Dân tộc; từng bước thực hiện những thủ tục cần thiết cho sự ra đời một nhà nước dân chủ thực sự và có kỷ cương; soạn thảo hiến pháp mới phù hợp với các nguyên tắc cơ bản và các nguyên tắc này được Đại hội Dân tộc xây dựng; trưng cầu ý dân để thông qua hiến pháp; tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội tự do và công bằng theo hiến pháp mới năm 2008; họp Quốc hội theo quy định của hiến pháp; xây dựng một quốc gia hiện đại, phát triển và dân chủ với các lãnh đạo nhà nước do Quốc hội bầu ra và các cơ quan chính phủ do Quốc hội lập nên.
Ngày 18/10 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Myanmar, ông U Thein Soe tuyên bố Myanmar sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử tự do và công bằng vào ngày 7/11 tới.
Trong cuộc họp báo đầu tiên của Ủy ban Bầu cử tại thủ đô Naypyidaw, ông U Thein Soe cho biết ủy ban đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử và người dân có thể tham gia bỏ phiếu một cách tự do.
Các nhà ngoại giao nước ngoài và các quan chức Liên hợp quốc tại Myanmar sẽ được phép quan sát tiến trình bầu cử.
Trong cuộc bầu cử này sẽ có 3.071 ứng cử viên tham gia tranh cử vào hơn 1.000 ghế lập pháp các cấp, trong đó có 82 người tự ra ứng cử.
Theo luật bầu cử mới, trong số 440 ghế Hạ viện, 330 đại diện dân sự sẽ được bầu chọn qua lá phiếu và 110 đại diện của quân đội. Trong số 224 ghế Thượng viện, 168 nghị sĩ sẽ do dân bầu và 56 nghị sĩ sẽ do Chủ tịch SPDC, Thống tướng Than Shwe, chỉ định.
Theo hiến pháp mới, tổng thống là nguyên thủ quốc gia và là người đứng đầu nhà nước, được quyết định qua bầu cử quốc hội. Tổng thống cũng đồng thời là người đứng đầu Ủy ban An ninh Quốc phòng. Chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang do một thành viên trong hội đồng nắm giữ.
Ngoài ra, hiến pháp 2008 cũng dành 25% số ghế tại Quốc hội cho các đại diện của quân đội, các đại diện này do Tổng tư lệnh chỉ định.
Tham gia cuộc bầu cử lần này có 37 chính đảng. Giới quan sát cho rằng đảng Đoàn kết Thống nhất và Phát triển (USDP), đảng mới do Thủ tướng U Thein Sein thành lập, hiện là chính đảng lớn mạnh nhất ở Myanmar.
Tiền thân của USDP là Hiệp hội Đoàn kết Thống nhất và Phát triển (USDA) do Chủ tịch SPDC, Thống tướng Than Shwe, lãnh đạo.
Trước đó, các quan chức cấp cao Myanmar, gồm Thống tướng Than Shwe, Thủ tướng U Thein Sein cùng một số bộ trưởng trong chính phủ đã rời quân đội để tham gia cuộc bầu cử.
Chuẩn bị cho cuộc bầu cử, nhà chức trách Myanmar đã thu xếp để các quan chức ngoại giao và phóng viên nước ngoài cũng như trong nước thị sát các địa phương để tìm hiểu và quan sát tiến trình bầu cử tại các khu vực và các bang trên cả nước trong ngày 7/11.
Chủ tịch Ủy ban bầu cử Myanmar U Thein Soe cho biết các nhà ngoại giao nước ngoài và các quan chức Liên hợp quốc làm việc ở Myanmar sẽ được phép quan sát tiến trình bầu cử và không cần sự hiện diện của các quan sát viên nước ngoài khác.
"Lộ trình bảy bước" sẽ là chìa khóa để mang lại sự đoàn kết dân tộc, đưa Myanmar - một đất nước với nhiều dân tộc và những nét văn hóa khác nhau, tiến tới một nền dân chủ thực sự./.
Hữu Thắng (TTXVN/Vietnam+)