Chịu sự ảnh hưởng của giá vàng thế giới và tỷ giá USD/VND, giá vàng tại thị trường trong nước sau Tết đã liên tục tăng giá.
Hôm qua 21/2, giá vàng SJC mua vào - bán ra ở mức 26,5-26,75 triệu đồng/lượng. Vàng rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu tương ứng là 26,6-26,8 triệu đồng/lượng.
So với phiên giao dịch trước Tết, giá vàng đã tăng gần 500.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, nhiều ý kiến cho rằng, giá vàng năm 2010 khó biến động mạnh như năm ngoái.
Sức mua yếu cản đà tăng giá ngắn hạn
Các chuyên gia của thị trường vàng cho rằng, giá vàng hiện không có nhiều “lý do” để tăng quá mạnh trong ngắn hạn.
Ông Lưu Quang Điền, Phó Giám đốc SJC Hà Nội nhận định, năm nay, thị trường vàng có khả năng sẽ “lình xình” tới hết quý I, cả về giá và mãi lực. Ông Điền phân tích nguyên nhân: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF vừa tuyên bố bắt đầu kế hoạch bán ra thị trường 191,3 tấn vàng, tương đương giá trị 6,9 tỷ USD.
Trong khi đó, sau Tết, nhu cầu vàng vật chất từ những thị trường có sức tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ bao giờ cũng giảm mạnh. Cung tăng, cầu giảm sẽ khiến giá vàng giữ ở mức thấp. Tình hình này khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng và càng làm cho thị trường vàng thế giới thêm trầm lắng.
Mãi lực của thị trường vàng trong nước cũng không mạnh do tâm lý nghe ngóng của giới đầu tư. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đóng cửa sàn vàng, hạn chót là 30/3, các nhà đầu tư vàng (phần nhiều là nhà đầu tư lớn) trên sàn chuyển sang tập trung tất toán tài khoản, tính toán lỗ lãi. Các nhà đầu tư khác cũng có tâm lý nghỉ ngơi, nghe ngóng.
Những lý do này khiến thị trường vàng vật chất chưa thể nhộn nhịp trước tháng 4.
Khó biến động mạnh
Theo nhận định của đại diện SJC, trong dài hạn, giá vàng vẫn có xu hướng tăng khả quan do áp lực lạm phát. Nếu lạm phát bùng phát thì giá vàng có cơ hội chinh phục trở lại ngưỡng cao kỷ lục 1.226 USD/ounce trong năm 2009.
Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, giá vàng mặc dù chịu áp lực của lạm phát nhưng sẽ khó biến động mạnh do nền kinh tế Mỹ cải thiện sẽ là dấu hiệu tích cực cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất đồng USD. Điều này sẽ hỗ trợ khá tốt cho đà tăng giá của đồng USD. Giá vàng sẽ chịu áp lực giảm mạnh mẽ từ những thông tin này.
Ông Vũ Minh Châu, Tổng Giám đốc Bảo Tín Minh Châu nhận xét: “Giá vàng năm nay sẽ giảm do nguyên nhân chính là đồng USD trên thế giới đang đà hồi phục mạnh, mà giá vàng thường biến động tỷ lệ nghịch với giá ngoại tệ này. Hiện giới đầu tư trên thế giới đang lo ngại khả năng FED sẽ sớm thắt chặt các chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đồng USD vào quý I hoặc quý II năm nay, lúc đó chỉ số giá USD sẽ được hỗ trợ gia tăng, kéo theo vàng phải chịu áp lực giảm giá. Còn đến hết quý II mà FED vẫn chưa tăng lãi suất cơ bản đồng USD thì giá vàng mới bật tăng”.
Ngoài ra, lượng vàng 200 tấn còn lại trong kế hoạch bán 403,3 tấn của IMF cũng được xem là thùng thuốc nổ đối với thị trường vàng. Nếu lượng vàng này không được một tổ chức chính thức nào đó đồng ý mua, thì khối lượng lớn như thế đổ vào thị trường sẽ khiến giá vàng có thể sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, nếu nền kinh tế phục hồi hoàn toàn, khó tránh khỏi việc giao dịch vàng sẽ yếu dần, và giá vàng cũng không còn biến động mạnh như trước nữa.
Điều này sẽ khiến một bộ phận giới đầu tư rời khỏi thị trường vàng, khi thấy rằng mức sinh lợi từ thị trường này không còn hấp dẫn nữa. Tuy nhiên, ông Vũ Minh Châu cho rằng, thị trường vàng vật chất trong nước vẫn không hề kém hấp dẫn, vì nhu cầu tích trữ vàng trong dân xưa nay lúc nào cũng lớn. Ngoài ra, năm 2010, nền kinh tế hồi phục, lượng tiền dư của người dân chắc chắn cao hơn. Nhu cầu đầu tư, tích trữ vàng vì thế cũng lớn hơn.
Giá vàng trong nước theo sát giá vàng thế giới
Năm 2009, giá vàng đã thiết lập kỷ lục, ở mức 1.226,56 USD/ounce (vàng thế giới) và 29,3 triệu đồng một lượng (vàng trong nước). Chưa bao giờ giá vàng Việt Nam và thế giới chênh lệch nhau nhiều như thế, có thời điểm biên độ lên tới trên 3 triệu đồng một lượng.
Độ trồi sụt của giá vàng cũng chóng mặt, khó kiểm soát. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, từ mức đỉnh 29,3 triệu đồng, giá kim loại quý này nhanh chóng “bốc hơi” 2 triệu đồng mỗi lượng khiến nhiều người không kịp trở tay. Một diễn biến đặc biệt nữa của giá vàng năm qua là khoảng cách giữa mức giá cao nhất và thấp nhất lên tới gần 12 triệu đồng mỗi lượng. Như vậy, có thể thấy chưa có năm nào giá vàng biến động đến mức gây sốc như vậy.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, năm nay, với quyết định cho phép nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước sẽ theo sát giá vàng thế giới hơn. “Năm 2010, giá trong nước sẽ theo sát thế giới và cùng chung xu hướng tăng - giảm do Chính phủ cho phép nhập khẩu vàng trở lại, nhưng khó có thể vượt ngưỡng 29 triệu và cũng không xuống thấp hơn 24 triệu đồng một lượng”, ông Vũ Minh Châu dự đoán./.
Hôm qua 21/2, giá vàng SJC mua vào - bán ra ở mức 26,5-26,75 triệu đồng/lượng. Vàng rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu tương ứng là 26,6-26,8 triệu đồng/lượng.
So với phiên giao dịch trước Tết, giá vàng đã tăng gần 500.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, nhiều ý kiến cho rằng, giá vàng năm 2010 khó biến động mạnh như năm ngoái.
Sức mua yếu cản đà tăng giá ngắn hạn
Các chuyên gia của thị trường vàng cho rằng, giá vàng hiện không có nhiều “lý do” để tăng quá mạnh trong ngắn hạn.
Ông Lưu Quang Điền, Phó Giám đốc SJC Hà Nội nhận định, năm nay, thị trường vàng có khả năng sẽ “lình xình” tới hết quý I, cả về giá và mãi lực. Ông Điền phân tích nguyên nhân: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF vừa tuyên bố bắt đầu kế hoạch bán ra thị trường 191,3 tấn vàng, tương đương giá trị 6,9 tỷ USD.
Trong khi đó, sau Tết, nhu cầu vàng vật chất từ những thị trường có sức tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ bao giờ cũng giảm mạnh. Cung tăng, cầu giảm sẽ khiến giá vàng giữ ở mức thấp. Tình hình này khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng và càng làm cho thị trường vàng thế giới thêm trầm lắng.
Mãi lực của thị trường vàng trong nước cũng không mạnh do tâm lý nghe ngóng của giới đầu tư. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đóng cửa sàn vàng, hạn chót là 30/3, các nhà đầu tư vàng (phần nhiều là nhà đầu tư lớn) trên sàn chuyển sang tập trung tất toán tài khoản, tính toán lỗ lãi. Các nhà đầu tư khác cũng có tâm lý nghỉ ngơi, nghe ngóng.
Những lý do này khiến thị trường vàng vật chất chưa thể nhộn nhịp trước tháng 4.
Khó biến động mạnh
Theo nhận định của đại diện SJC, trong dài hạn, giá vàng vẫn có xu hướng tăng khả quan do áp lực lạm phát. Nếu lạm phát bùng phát thì giá vàng có cơ hội chinh phục trở lại ngưỡng cao kỷ lục 1.226 USD/ounce trong năm 2009.
Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, giá vàng mặc dù chịu áp lực của lạm phát nhưng sẽ khó biến động mạnh do nền kinh tế Mỹ cải thiện sẽ là dấu hiệu tích cực cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất đồng USD. Điều này sẽ hỗ trợ khá tốt cho đà tăng giá của đồng USD. Giá vàng sẽ chịu áp lực giảm mạnh mẽ từ những thông tin này.
Ông Vũ Minh Châu, Tổng Giám đốc Bảo Tín Minh Châu nhận xét: “Giá vàng năm nay sẽ giảm do nguyên nhân chính là đồng USD trên thế giới đang đà hồi phục mạnh, mà giá vàng thường biến động tỷ lệ nghịch với giá ngoại tệ này. Hiện giới đầu tư trên thế giới đang lo ngại khả năng FED sẽ sớm thắt chặt các chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đồng USD vào quý I hoặc quý II năm nay, lúc đó chỉ số giá USD sẽ được hỗ trợ gia tăng, kéo theo vàng phải chịu áp lực giảm giá. Còn đến hết quý II mà FED vẫn chưa tăng lãi suất cơ bản đồng USD thì giá vàng mới bật tăng”.
Ngoài ra, lượng vàng 200 tấn còn lại trong kế hoạch bán 403,3 tấn của IMF cũng được xem là thùng thuốc nổ đối với thị trường vàng. Nếu lượng vàng này không được một tổ chức chính thức nào đó đồng ý mua, thì khối lượng lớn như thế đổ vào thị trường sẽ khiến giá vàng có thể sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, nếu nền kinh tế phục hồi hoàn toàn, khó tránh khỏi việc giao dịch vàng sẽ yếu dần, và giá vàng cũng không còn biến động mạnh như trước nữa.
Điều này sẽ khiến một bộ phận giới đầu tư rời khỏi thị trường vàng, khi thấy rằng mức sinh lợi từ thị trường này không còn hấp dẫn nữa. Tuy nhiên, ông Vũ Minh Châu cho rằng, thị trường vàng vật chất trong nước vẫn không hề kém hấp dẫn, vì nhu cầu tích trữ vàng trong dân xưa nay lúc nào cũng lớn. Ngoài ra, năm 2010, nền kinh tế hồi phục, lượng tiền dư của người dân chắc chắn cao hơn. Nhu cầu đầu tư, tích trữ vàng vì thế cũng lớn hơn.
Giá vàng trong nước theo sát giá vàng thế giới
Năm 2009, giá vàng đã thiết lập kỷ lục, ở mức 1.226,56 USD/ounce (vàng thế giới) và 29,3 triệu đồng một lượng (vàng trong nước). Chưa bao giờ giá vàng Việt Nam và thế giới chênh lệch nhau nhiều như thế, có thời điểm biên độ lên tới trên 3 triệu đồng một lượng.
Độ trồi sụt của giá vàng cũng chóng mặt, khó kiểm soát. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, từ mức đỉnh 29,3 triệu đồng, giá kim loại quý này nhanh chóng “bốc hơi” 2 triệu đồng mỗi lượng khiến nhiều người không kịp trở tay. Một diễn biến đặc biệt nữa của giá vàng năm qua là khoảng cách giữa mức giá cao nhất và thấp nhất lên tới gần 12 triệu đồng mỗi lượng. Như vậy, có thể thấy chưa có năm nào giá vàng biến động đến mức gây sốc như vậy.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, năm nay, với quyết định cho phép nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước sẽ theo sát giá vàng thế giới hơn. “Năm 2010, giá trong nước sẽ theo sát thế giới và cùng chung xu hướng tăng - giảm do Chính phủ cho phép nhập khẩu vàng trở lại, nhưng khó có thể vượt ngưỡng 29 triệu và cũng không xuống thấp hơn 24 triệu đồng một lượng”, ông Vũ Minh Châu dự đoán./.
T.Hường (Báo Tin tức/Vietnam+)