Ngày 30/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng đã chủ trì hội nghị của Chính phủ với các địa phương, triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011.
Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị là thảo luận để thống nhất nội dung hành động trong Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Đề cập tới những nội dung chính dự thảo Nghị quyết, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định năm 2010 Việt Nam đã hoàn thành các chỉ tiêu khá toàn diện và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong bối cảnh có nhiều khó khăn, biến động. Những thành tựu và nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã giúp đưa Việt Nam ra khỏi nước nghèo, bước vào giai đoạn nước có thu nhập trung bình.
Theo Phó Thủ tướng, bên cạnh những thuận lợi, đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, nhưng theo dự đoán năm 2011 tăng trưởng sẽ chậm hơn so với năm nay; giá cả đang tăng lên, bội chi lớn, lãi suất cao… Do vậy, cần lường trước những thách thức, khó khăn, có tính toán vững chắc để thực hiện cho được mục tiêu đã đề ra.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh mục tiêu số một, hàng đầu và nhất quán trong năm 2011 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Đây chính là thông điệp điều hành của Chính phủ, cùng với đó là đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch một bước cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng kinh tế; tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo vững chắc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế…
Nêu rõ 7 nhóm giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, theo Phó Thủ tướng là phải tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp, cùng với quyết tâm về ý chí và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành.
Hội nghị đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15/1/2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát tăng cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010.
Các đại biểu đều thống nhất nhận định với những giải pháp quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành vĩ mô ngay từ đầu năm 2010 của Chính phủ, nền kinh tế đất nước đã có sự phục hồi rõ nét ở hầu hết các ngành kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng nhờ thực hiện đồng bộ và có hiệu quả những giải pháp của Chính phủ đề ra, kinh tế đất nước đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá cao, với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Năm 2010, có khoảng 84.000 doanh nghiệp dân doanh thành lập mới với vốn đăng ký khoảng 1.300 tỷ đồng, góp phần quan trọng phát triển sản xuất, kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới.
Trong công tác quản lý, điều hành, kiểm soát giá cả, hàng hóa năm 2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết Bộ đã phối hợp cùng Bộ Công Thương điều chỉnh giá một bước theo lộ trình giá thị trường đối với điện, xăng dầu…
Khi tình hình thị trường, giá cả thế giới và trong nước có biến động theo xu hướng tăng, Bộ Tài chính đã cùng với các bộ, ngành trực tiếp thực hiện và chỉ đạo các địa phương kiểm soát phương án giá, mức giá của những hàng hóa, dịch vụ Nhà nước còn định giá; hàng hóa, dịch vụ được Ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ sản xuất phục vụ các chương trình, mục tiêu quốc gia, hàng dự trữ Nhà nước…
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán khoảng 20%, tín dụng khoảng 25%, lãi suất và tỷ giá ở mức cân bằng với các điều kiện và mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Một điểm nổi bật vào những tháng cuối năm 2010 và việc điều hành can thiệp nhằm ổn định thị trường vàng và tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước đã cho phép một số ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhập khẩu vàng, bởi vậy, giá vàng trong nước giảm mạnh, về sát giá thế giới, tâm lý người dân ổn định trở lại. Ngân hàng Nhà nước cũng đã điều chỉnh tăng 1% đối với mức lãi suất chủ đạo, bán can thiệp chọn lọc cho một số mặt hàng thiết yếu để bình ổn thị trường ngoại hối và thị trường vàng.
Một số thành viên khác của Chính phủ như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… cũng đã có những báo cáo làm rõ hơn bức tranh kinh tế-xã hội của đất nước năm 2010 và những kế hoạch thực hiện trong năm 2011.
Hội nghị làm việc hết ngày 31/12./.
Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị là thảo luận để thống nhất nội dung hành động trong Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Đề cập tới những nội dung chính dự thảo Nghị quyết, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định năm 2010 Việt Nam đã hoàn thành các chỉ tiêu khá toàn diện và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong bối cảnh có nhiều khó khăn, biến động. Những thành tựu và nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã giúp đưa Việt Nam ra khỏi nước nghèo, bước vào giai đoạn nước có thu nhập trung bình.
Theo Phó Thủ tướng, bên cạnh những thuận lợi, đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, nhưng theo dự đoán năm 2011 tăng trưởng sẽ chậm hơn so với năm nay; giá cả đang tăng lên, bội chi lớn, lãi suất cao… Do vậy, cần lường trước những thách thức, khó khăn, có tính toán vững chắc để thực hiện cho được mục tiêu đã đề ra.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh mục tiêu số một, hàng đầu và nhất quán trong năm 2011 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Đây chính là thông điệp điều hành của Chính phủ, cùng với đó là đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch một bước cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng kinh tế; tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo vững chắc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế…
Nêu rõ 7 nhóm giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, theo Phó Thủ tướng là phải tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp, cùng với quyết tâm về ý chí và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành.
Hội nghị đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15/1/2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát tăng cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010.
Các đại biểu đều thống nhất nhận định với những giải pháp quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành vĩ mô ngay từ đầu năm 2010 của Chính phủ, nền kinh tế đất nước đã có sự phục hồi rõ nét ở hầu hết các ngành kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng nhờ thực hiện đồng bộ và có hiệu quả những giải pháp của Chính phủ đề ra, kinh tế đất nước đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá cao, với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Năm 2010, có khoảng 84.000 doanh nghiệp dân doanh thành lập mới với vốn đăng ký khoảng 1.300 tỷ đồng, góp phần quan trọng phát triển sản xuất, kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới.
Trong công tác quản lý, điều hành, kiểm soát giá cả, hàng hóa năm 2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết Bộ đã phối hợp cùng Bộ Công Thương điều chỉnh giá một bước theo lộ trình giá thị trường đối với điện, xăng dầu…
Khi tình hình thị trường, giá cả thế giới và trong nước có biến động theo xu hướng tăng, Bộ Tài chính đã cùng với các bộ, ngành trực tiếp thực hiện và chỉ đạo các địa phương kiểm soát phương án giá, mức giá của những hàng hóa, dịch vụ Nhà nước còn định giá; hàng hóa, dịch vụ được Ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ sản xuất phục vụ các chương trình, mục tiêu quốc gia, hàng dự trữ Nhà nước…
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán khoảng 20%, tín dụng khoảng 25%, lãi suất và tỷ giá ở mức cân bằng với các điều kiện và mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Một điểm nổi bật vào những tháng cuối năm 2010 và việc điều hành can thiệp nhằm ổn định thị trường vàng và tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước đã cho phép một số ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhập khẩu vàng, bởi vậy, giá vàng trong nước giảm mạnh, về sát giá thế giới, tâm lý người dân ổn định trở lại. Ngân hàng Nhà nước cũng đã điều chỉnh tăng 1% đối với mức lãi suất chủ đạo, bán can thiệp chọn lọc cho một số mặt hàng thiết yếu để bình ổn thị trường ngoại hối và thị trường vàng.
Một số thành viên khác của Chính phủ như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… cũng đã có những báo cáo làm rõ hơn bức tranh kinh tế-xã hội của đất nước năm 2010 và những kế hoạch thực hiện trong năm 2011.
Hội nghị làm việc hết ngày 31/12./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)