Theo quy hoạch ngành than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015 xuất khẩu than sẽ giảm còn 5 triệu tấn và giữ ổn định ở mức 3 triệu tấn trong những năm tiếp theo.
Đó là thông tin được ông Vũ Thành Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), đưa ra tại buổi họp báo công bố quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 23/2, tại Hà Nội.
Báo cáo của Tập đoàn này cũng cho thấy trong 44,56 triệu tấn than được tiêu thụ năm 2011 thì xuất khẩu gần 17 triệu tấn và dự kiến sẽ giảm xuống còn 13,5 triệu tấn vào năm 2012.
Tuy nhiên, căn cứ vào khả năng sản xuất và nhu cầu sử dụng thì đến năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu than và số lượng thiếu hụt cũng tăng dần theo từng năm.
Ước tính của Bộ Công Thương thì đến năm 2015 lượng than nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trong nước vào khoảng 15 triệu tấn, đến 2025 nâng lên là 45 triệu tấn... Đây không chỉ là một thách thức về nguồn mà còn là một nghịch lý giữa bài toán vừa xuất vừa nhập của ngành than trong thời gian tới.
Ông Phạm Mạnh Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục năng lượng Bộ Công Thương cho biết, theo quy hoạch này thì đến năm 2020 riêng nhu cầu than cho điện đã lên 77 triệu tấn nhưng sản xuất trong nước chỉ đủ 29 triệu và nhập 48 triệu tấn, ngoài ra còn có các ngành khác như xi măng và thép cũng cần phải nhập khẩu.
Hai thị trường nhập khẩu chính là Úc và Indonesia đang được nhắm tới, ngoài ra các nhà máy điện khác do tư nhân và nước ngoài đầu tư thì Chính Phủ cũng khuyến khích chủ đầu tư tự tìm nguồn nhập khẩu để đảm bảo năng lượng cho đất nước.
"Sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ trong nước về chủng loại và khối lượng, xuất khẩu một phần hợp lý theo kế hoạch, chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa hoặc không có nhu cầy sử dụng, tích cực chủ động tìm nguồn than nhập khẩu để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng lâu dài cho đất nước," ông Thắng cho hay.
Để bù đắp những thiếu hụt trong nước, lãnh đạo Tổng cục năng lượng cũng cho hay, việc khai thác bể than đồng bằng sông Hồng sẽ đi từ nhỏ đến lớn, trước mắt chọn những khu vực có tiềm năng trữ lượng và ít ảnh hưởng đến môi trường nhằm đảm bảo cả hai mục tiêu an ninh năng lượng và an ninh lương thực.
Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò phần diện tích chứa than có điều kiện khai thác thuận lợi thuộc khối nâng Khoái Châu - Tiền Hải.
Còn bể than Đông Bắc, mục tiêu đến hết năm 2015 là hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300 m đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động và khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.
Đi kèm với việc khai thác, theo ông Thắng, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng khá chi tiết các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm, cũng như tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về môi trường và tìm cơ chế để thu hút vào việc bảo vệ môi trường.
Đề cập đến lộ trình điều chỉnh giá than, theo giải thich của đại diện Tổng cục năng lượng, trong khi giá than với các hộ tiêu thụ khác đã cơ bản theo giá thị trường, thì giá than cho điện mới bằng 57-63% giá thành khai thác hiện nay và mức chênh giữa giá bán than cho điện năm 2010 là 2.000 tỷ đồng thì sang năm 2011 đã lên xấp xỉ con số 3.000 tỷ đồng.
Trong khi nhu cầu đầu tư rất lớn, bình quân mỗi năm Vinacomin cần số vốn lên đến 42 nghìn tỷ đồng, nếu không tăng giá thì rất khó để ngành than phát triển theo đúng quy hoạch.
"Khi ngành than có lợi nhuận thì giá xuất khẩu và nhập khẩu sẽ hòa chung, Chính phủ sẽ có những quy định về mức giá bán than hợp lý cho các hộ tiêu thụ trong nước," ông Thắng nói./.
Đó là thông tin được ông Vũ Thành Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), đưa ra tại buổi họp báo công bố quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 23/2, tại Hà Nội.
Báo cáo của Tập đoàn này cũng cho thấy trong 44,56 triệu tấn than được tiêu thụ năm 2011 thì xuất khẩu gần 17 triệu tấn và dự kiến sẽ giảm xuống còn 13,5 triệu tấn vào năm 2012.
Tuy nhiên, căn cứ vào khả năng sản xuất và nhu cầu sử dụng thì đến năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu than và số lượng thiếu hụt cũng tăng dần theo từng năm.
Ước tính của Bộ Công Thương thì đến năm 2015 lượng than nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trong nước vào khoảng 15 triệu tấn, đến 2025 nâng lên là 45 triệu tấn... Đây không chỉ là một thách thức về nguồn mà còn là một nghịch lý giữa bài toán vừa xuất vừa nhập của ngành than trong thời gian tới.
Ông Phạm Mạnh Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục năng lượng Bộ Công Thương cho biết, theo quy hoạch này thì đến năm 2020 riêng nhu cầu than cho điện đã lên 77 triệu tấn nhưng sản xuất trong nước chỉ đủ 29 triệu và nhập 48 triệu tấn, ngoài ra còn có các ngành khác như xi măng và thép cũng cần phải nhập khẩu.
Hai thị trường nhập khẩu chính là Úc và Indonesia đang được nhắm tới, ngoài ra các nhà máy điện khác do tư nhân và nước ngoài đầu tư thì Chính Phủ cũng khuyến khích chủ đầu tư tự tìm nguồn nhập khẩu để đảm bảo năng lượng cho đất nước.
"Sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ trong nước về chủng loại và khối lượng, xuất khẩu một phần hợp lý theo kế hoạch, chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa hoặc không có nhu cầy sử dụng, tích cực chủ động tìm nguồn than nhập khẩu để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng lâu dài cho đất nước," ông Thắng cho hay.
Để bù đắp những thiếu hụt trong nước, lãnh đạo Tổng cục năng lượng cũng cho hay, việc khai thác bể than đồng bằng sông Hồng sẽ đi từ nhỏ đến lớn, trước mắt chọn những khu vực có tiềm năng trữ lượng và ít ảnh hưởng đến môi trường nhằm đảm bảo cả hai mục tiêu an ninh năng lượng và an ninh lương thực.
Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò phần diện tích chứa than có điều kiện khai thác thuận lợi thuộc khối nâng Khoái Châu - Tiền Hải.
Còn bể than Đông Bắc, mục tiêu đến hết năm 2015 là hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300 m đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động và khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.
Đi kèm với việc khai thác, theo ông Thắng, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng khá chi tiết các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm, cũng như tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về môi trường và tìm cơ chế để thu hút vào việc bảo vệ môi trường.
Đề cập đến lộ trình điều chỉnh giá than, theo giải thich của đại diện Tổng cục năng lượng, trong khi giá than với các hộ tiêu thụ khác đã cơ bản theo giá thị trường, thì giá than cho điện mới bằng 57-63% giá thành khai thác hiện nay và mức chênh giữa giá bán than cho điện năm 2010 là 2.000 tỷ đồng thì sang năm 2011 đã lên xấp xỉ con số 3.000 tỷ đồng.
Trong khi nhu cầu đầu tư rất lớn, bình quân mỗi năm Vinacomin cần số vốn lên đến 42 nghìn tỷ đồng, nếu không tăng giá thì rất khó để ngành than phát triển theo đúng quy hoạch.
"Khi ngành than có lợi nhuận thì giá xuất khẩu và nhập khẩu sẽ hòa chung, Chính phủ sẽ có những quy định về mức giá bán than hợp lý cho các hộ tiêu thụ trong nước," ông Thắng nói./.
Đức Duy (Vietnam+)