Ngày 10/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức đoàn giám sát, kiểm tra việc triển khai công tác bầu cử tại tỉnh Nam Định.
Ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử, Trưởng đoàn giám sát đã đánh giá công tác chỉ đạo, lãnh đạo và triển khai các bước chuẩn bị bầu cử của Nam Định được thực hiện nghiêm túc, tích cực, khẩn trương, chủ động, chu đáo, đảm bảo tiến độ và đúng luật định.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng cho rằng thành viên các tổ bầu cử các cấp ở Nam Định có tính kế thừa cao, tạo cơ sở để tổ chức các cuộc bầu cử sắp tới đạt kết quả tốt. Công tác hiệp thương đã bám sát theo các quy định của pháp luật và hướng dẫn của trung ương; cơ cấu, số lượng các đại biểu cơ bản đảm bảo yêu cầu.
Tuy vậy, ông Huỳnh Đảm cũng lưu ý Nam Định cần tiếp tục quan tâm để đảm bảo số lượng đại biểu nữ và đại biểu tôn giáo, kiện toàn các ủy ban bầu cử các cấp và chuẩn bị các điều kiện để cuộc bầu cử lần này được tổ chức một cách dân chủ, đúng pháp luật và thực sự trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn tỉnh. Các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể trong tỉnh cũng cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân nhận thức sau sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của các cuộc bầu cử sắp tới.
Ông Phạm Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định báo cáo với đoàn về tình hình triển khai công tác bầu cử từ ngày 15/2 đến ngày 8/3/2011.
Đến nay, tỉnh Nam Định đã thành lập tổng cộng 211 ủy ban bầu cử ở ba cấp với tổng số 2.331 thành viên và 29 ban chỉ đạo bầu cử ở 9 huyện và 90 phường với tổng số 363 thành viên. Ủy ban bầu cử tỉnh đã dự kiến ba đơn vị bầu cử Quốc hội khóa XIII và mỗi đơn vị được bầu ba đại biểu.
Căn cứ vào dân số của tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định dự kiến và đã trình Chính phủ phê duyệt số lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 là 67 đại biểu, được bầu ở 20 đơn vị bầu cử. Theo quy định của pháp luật và dân số có mặt đến 31/12/2010 của 209 xã, thị trấn của tỉnh Nam Định, số đại biểu Hội đồng Nhân dân xã, thị trấn được bầu là 5.628 đại biểu.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của tỉnh đã thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII đang cư trú và làm việc tại Nam Định là 16 đại biểu, trong đó số lượng đại biểu giới thiệu ứng cử là 15 người, số đại biểu tự ứng cử là 1 người.
Về cơ cấu, đại biểu nữ chiếm tỷ lệ 37,5%, đại biểu trẻ tuổi chiếm 18,7%, đại biểu là người ngoài Đảng chiếm 6,25%. Số lượng hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh là 130 người, trong đó có 1 người tự ứng cử. Về cơ cấu, số lượng đại biểu nữ là 49 người (37,69%), đại biểu tôn giáo là 2 người (1,54%), đại biểu trẻ tuổi là 20 người (15,4%), đại biểu tôn giáo và ngoài Đảng là 23 nguời (17,69%). Số lượng hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân xã, thị trấn là 10.088 người, trong đó đại biểu nữ là 3.200 người (31,72%), đại biểu trẻ tuổi là 1.863 người (18,47%), đại biểu ngoài Đảng là 2.920 người (28,95%).
Tại buổi làm việc, Ủy ban bầu cử tỉnh đã đề nghị Hội đồng bầu cử Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, điều chỉnh theo hướng tăng số lượng thành viên của ban bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã từ 7-9 thành viên như hiện nay lên 11 thành viên để phù hợp với số tối thiểu của thành viên Tổ bầu cử (từ 11-21 thành viên), để Ban bầu cử kiêm nhiệm vụ của Tổ bầu cử./.
Ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử, Trưởng đoàn giám sát đã đánh giá công tác chỉ đạo, lãnh đạo và triển khai các bước chuẩn bị bầu cử của Nam Định được thực hiện nghiêm túc, tích cực, khẩn trương, chủ động, chu đáo, đảm bảo tiến độ và đúng luật định.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng cho rằng thành viên các tổ bầu cử các cấp ở Nam Định có tính kế thừa cao, tạo cơ sở để tổ chức các cuộc bầu cử sắp tới đạt kết quả tốt. Công tác hiệp thương đã bám sát theo các quy định của pháp luật và hướng dẫn của trung ương; cơ cấu, số lượng các đại biểu cơ bản đảm bảo yêu cầu.
Tuy vậy, ông Huỳnh Đảm cũng lưu ý Nam Định cần tiếp tục quan tâm để đảm bảo số lượng đại biểu nữ và đại biểu tôn giáo, kiện toàn các ủy ban bầu cử các cấp và chuẩn bị các điều kiện để cuộc bầu cử lần này được tổ chức một cách dân chủ, đúng pháp luật và thực sự trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn tỉnh. Các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể trong tỉnh cũng cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân nhận thức sau sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của các cuộc bầu cử sắp tới.
Ông Phạm Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định báo cáo với đoàn về tình hình triển khai công tác bầu cử từ ngày 15/2 đến ngày 8/3/2011.
Đến nay, tỉnh Nam Định đã thành lập tổng cộng 211 ủy ban bầu cử ở ba cấp với tổng số 2.331 thành viên và 29 ban chỉ đạo bầu cử ở 9 huyện và 90 phường với tổng số 363 thành viên. Ủy ban bầu cử tỉnh đã dự kiến ba đơn vị bầu cử Quốc hội khóa XIII và mỗi đơn vị được bầu ba đại biểu.
Căn cứ vào dân số của tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định dự kiến và đã trình Chính phủ phê duyệt số lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 là 67 đại biểu, được bầu ở 20 đơn vị bầu cử. Theo quy định của pháp luật và dân số có mặt đến 31/12/2010 của 209 xã, thị trấn của tỉnh Nam Định, số đại biểu Hội đồng Nhân dân xã, thị trấn được bầu là 5.628 đại biểu.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của tỉnh đã thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII đang cư trú và làm việc tại Nam Định là 16 đại biểu, trong đó số lượng đại biểu giới thiệu ứng cử là 15 người, số đại biểu tự ứng cử là 1 người.
Về cơ cấu, đại biểu nữ chiếm tỷ lệ 37,5%, đại biểu trẻ tuổi chiếm 18,7%, đại biểu là người ngoài Đảng chiếm 6,25%. Số lượng hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh là 130 người, trong đó có 1 người tự ứng cử. Về cơ cấu, số lượng đại biểu nữ là 49 người (37,69%), đại biểu tôn giáo là 2 người (1,54%), đại biểu trẻ tuổi là 20 người (15,4%), đại biểu tôn giáo và ngoài Đảng là 23 nguời (17,69%). Số lượng hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân xã, thị trấn là 10.088 người, trong đó đại biểu nữ là 3.200 người (31,72%), đại biểu trẻ tuổi là 1.863 người (18,47%), đại biểu ngoài Đảng là 2.920 người (28,95%).
Tại buổi làm việc, Ủy ban bầu cử tỉnh đã đề nghị Hội đồng bầu cử Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, điều chỉnh theo hướng tăng số lượng thành viên của ban bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã từ 7-9 thành viên như hiện nay lên 11 thành viên để phù hợp với số tối thiểu của thành viên Tổ bầu cử (từ 11-21 thành viên), để Ban bầu cử kiêm nhiệm vụ của Tổ bầu cử./.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)