Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn các tổ hợp tác đăng ký hoạt động với Ủy ban Nhân dân xã, phường, và tạo điều kiện để các tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, có định hướng phát triển lâu dài thành các hợp tác xã.
Phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ IV (2010-2015) của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ngày 13/8, ông Trương Tấn Sang đề nghị trong nhiệm kỳ 2010-2015, đối với việc phát triển khu vực kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cần củng cố và phát triển các tổ hợp tác đa dạng trong các lĩnh vực, ở mọi địa bàn có khả năng và điều kiện.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tập trung rà soát, đánh giá, có giải pháp tổ chức lại, đổi mới, củng cố các hợp tác xã yếu kém; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các hợp tác xã đã có tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, đồng thời tăng cường tuyên truyền vận động, hướng dẫn, tạo điều kiện cho thành lập hợp tác xã mới ở mọi ngành, lĩnh vực, địa bàn.
Việc phát triển hợp tác xã ở lĩnh vực mới, như hợp tác xã nhà ở, y tế, môi trường, hợp tác xã cung cấp các dịch vụ xã hội... cũng cần được khuyến khích.
Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cho rằng để làm tốt những nhiệm vụ này, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các địa phương; tăng cường tuyên truyền các quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, về vai trò của kinh tế tập thể đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước bổ sung, hoàn thiện chủ trương, đường lối, luật pháp, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tập thể...
Báo cáo tổng kết tình hình khu vực hợp tác xã và kết quả hoạt động của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ III (2005-2010) nêu rõ khu vực hợp tác xã đã có những chuyển biến tích cực, quan trọng, rõ nét cả về số lượng, cơ cấu, năng lực và chất lượng hoạt động.
Cả nước hiện có trên 360.000 tổ hợp tác, tăng 20% so với năm 2005; trên 18.000 hợp tác xã và 53 liên hợp hợp tác xã, trong đó có 8.500 hợp tác xã chuyển đổi và 9.744 hợp tác xã thành lập mới; tăng gần 13% so với năm 2005.
Các hợp tác xã cũ về cơ bản đã chuyển đổi xong, từng bước được củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động. Số hợp tác xã thành lập mới trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục tăng, đa dạng về đối tượng tham gia, lĩnh vực hoạt động, quy mô và phạm vi đầu tư sản xuất, kinh doanh...
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ IV (2010-2015) gồm 135 ủy viên.
Ông Đào Xuân Cần, Ủy viên Trung ương Đảng được bầu giữ chức Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ mới./.
Phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ IV (2010-2015) của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ngày 13/8, ông Trương Tấn Sang đề nghị trong nhiệm kỳ 2010-2015, đối với việc phát triển khu vực kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cần củng cố và phát triển các tổ hợp tác đa dạng trong các lĩnh vực, ở mọi địa bàn có khả năng và điều kiện.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tập trung rà soát, đánh giá, có giải pháp tổ chức lại, đổi mới, củng cố các hợp tác xã yếu kém; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các hợp tác xã đã có tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, đồng thời tăng cường tuyên truyền vận động, hướng dẫn, tạo điều kiện cho thành lập hợp tác xã mới ở mọi ngành, lĩnh vực, địa bàn.
Việc phát triển hợp tác xã ở lĩnh vực mới, như hợp tác xã nhà ở, y tế, môi trường, hợp tác xã cung cấp các dịch vụ xã hội... cũng cần được khuyến khích.
Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cho rằng để làm tốt những nhiệm vụ này, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các địa phương; tăng cường tuyên truyền các quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, về vai trò của kinh tế tập thể đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước bổ sung, hoàn thiện chủ trương, đường lối, luật pháp, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tập thể...
Báo cáo tổng kết tình hình khu vực hợp tác xã và kết quả hoạt động của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ III (2005-2010) nêu rõ khu vực hợp tác xã đã có những chuyển biến tích cực, quan trọng, rõ nét cả về số lượng, cơ cấu, năng lực và chất lượng hoạt động.
Cả nước hiện có trên 360.000 tổ hợp tác, tăng 20% so với năm 2005; trên 18.000 hợp tác xã và 53 liên hợp hợp tác xã, trong đó có 8.500 hợp tác xã chuyển đổi và 9.744 hợp tác xã thành lập mới; tăng gần 13% so với năm 2005.
Các hợp tác xã cũ về cơ bản đã chuyển đổi xong, từng bước được củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động. Số hợp tác xã thành lập mới trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục tăng, đa dạng về đối tượng tham gia, lĩnh vực hoạt động, quy mô và phạm vi đầu tư sản xuất, kinh doanh...
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ IV (2010-2015) gồm 135 ủy viên.
Ông Đào Xuân Cần, Ủy viên Trung ương Đảng được bầu giữ chức Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ mới./.
Hồng Quảng (TTXVN/Vietnam+)