Hội thảo tổng kết dự án "Nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai cho cộng đồng vùng cao Việt Nam" đã diễn ra ngày 25/10, tại Hà Nội.
Đại diện các tỉnh, huyện, xã vùng cao thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai nặng nề Kon Tum, Nghệ An, Lào Cai; đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Giám đốc vùng châu Á của Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế (CECI), bà Kathleen Mc Lauglin và các cơ quan hữu quan đã tham dự.
Kết quả dự án là sự đóng góp quan trọng vào thực hiện Đề án 1002 của Chính phủ về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, đồng bào dân tộc thiểu số vùng dự án vể cách thức quản lý rủi ro thiên tai một cách bài bản.
Điểm nổi bật được đánh giá là thành công nhất của dự án là việc nâng cao ý thức đồng bào vùng cao trong xây dựng kế hoạch phòng tránh thiên tai ngay tại mỗi thôn bản. Bà con đã chủ động tham gia xây dựng kế hoạch phòng ngừa, từ đó đi đến sự chủ động trong công tác này. Các mô hình và phương pháp tiếp cận quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng đã góp thay đổi tư duy của người dân.
Ông Nguyễn Văn Sửu, Chủ tịch xã Châu Đình huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho biết người trong thôn của dự án đã tự xây dựng được bản đồ phòng chống thiên tai cũng như biết chủ động điều chỉnh các cấp độ nguy hiểm của biển báo nguy cơ thiên tai để cộng đồng thôn nắm được.
Nếu so với trước khi có dự án, người dân hoàn toàn thụ động thì giờ đây từ trẻ em đến các cụ già đã có những kinh nghiệm ứng phó mỗi khi lũ về hay bão đến. Từ những phương pháp đã học được, Châu Đình sẽ tiếp tục phát huy những kinh nghiệm này sang xã bạn cũng như duy trì những lợi ích mà dự án đã mang lại.
Thực hiện từ tháng 6/2010-10/2011, với sự hướng dẫn của Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế (CECI), Trung tâm nghiên cứu và phát triển Pháp (ACTED), sự tài trợ của Chương trình giảm nhẹ thiên tai của cơ quan viện trợ nhân đạo châu Âu (DIPECHO), dự án đã hình thành nên sự phối hợp của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã cũng như lãnh đạo các thôn, bản của huyện Kon Rẫy, Tu mơ rông (Kon Tum) và Quỳ Hợp (Nghệ An).
Với kinh phí trị giá khoảng 6 tỷ đồng (199.250 euro), dự án đã sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua 3 lĩnh vực hoạt động gồm: giáo dục và nâng cao nhận thức; thiết lập và thực hiện hệ thống cảnh báo sớm kỹ thuật thấp và hệ thống truyền thông đơn giản; thông qua việc hoàn thành đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng để lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho từng thôn, bản./.
Đại diện các tỉnh, huyện, xã vùng cao thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai nặng nề Kon Tum, Nghệ An, Lào Cai; đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Giám đốc vùng châu Á của Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế (CECI), bà Kathleen Mc Lauglin và các cơ quan hữu quan đã tham dự.
Kết quả dự án là sự đóng góp quan trọng vào thực hiện Đề án 1002 của Chính phủ về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, đồng bào dân tộc thiểu số vùng dự án vể cách thức quản lý rủi ro thiên tai một cách bài bản.
Điểm nổi bật được đánh giá là thành công nhất của dự án là việc nâng cao ý thức đồng bào vùng cao trong xây dựng kế hoạch phòng tránh thiên tai ngay tại mỗi thôn bản. Bà con đã chủ động tham gia xây dựng kế hoạch phòng ngừa, từ đó đi đến sự chủ động trong công tác này. Các mô hình và phương pháp tiếp cận quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng đã góp thay đổi tư duy của người dân.
Ông Nguyễn Văn Sửu, Chủ tịch xã Châu Đình huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho biết người trong thôn của dự án đã tự xây dựng được bản đồ phòng chống thiên tai cũng như biết chủ động điều chỉnh các cấp độ nguy hiểm của biển báo nguy cơ thiên tai để cộng đồng thôn nắm được.
Nếu so với trước khi có dự án, người dân hoàn toàn thụ động thì giờ đây từ trẻ em đến các cụ già đã có những kinh nghiệm ứng phó mỗi khi lũ về hay bão đến. Từ những phương pháp đã học được, Châu Đình sẽ tiếp tục phát huy những kinh nghiệm này sang xã bạn cũng như duy trì những lợi ích mà dự án đã mang lại.
Thực hiện từ tháng 6/2010-10/2011, với sự hướng dẫn của Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế (CECI), Trung tâm nghiên cứu và phát triển Pháp (ACTED), sự tài trợ của Chương trình giảm nhẹ thiên tai của cơ quan viện trợ nhân đạo châu Âu (DIPECHO), dự án đã hình thành nên sự phối hợp của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã cũng như lãnh đạo các thôn, bản của huyện Kon Rẫy, Tu mơ rông (Kon Tum) và Quỳ Hợp (Nghệ An).
Với kinh phí trị giá khoảng 6 tỷ đồng (199.250 euro), dự án đã sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua 3 lĩnh vực hoạt động gồm: giáo dục và nâng cao nhận thức; thiết lập và thực hiện hệ thống cảnh báo sớm kỹ thuật thấp và hệ thống truyền thông đơn giản; thông qua việc hoàn thành đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng để lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho từng thôn, bản./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)