Ngày 13/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng tham dự buổi làm việc có ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; cùng lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành Trung ương.
Ông Đặng Vũ Minh, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội) báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó nêu rõ, Liên hiệp Hội đã sớm xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị; luôn quan tâm làm tốt công tác đoàn kết, tập hợp, động viên trí thức, giáo dục chính trị tư tưởng, tích cực triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các tổ chức thành viên; củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể, quan tâm phát triển đảng viên trẻ.
Liên hiệp Hội luôn chú trọng nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp, tập hợp các nhà khoa học, trí thức tiêu biểu tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với nhiều đề án, chính sách lớn của đất nước như: Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxite tại Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030; Xây dựng các nhà máy điện hạt nhân; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020...
Bên cạnh đó, Liên hiệp Hội đã đẩy mạnh hoạt động thông tin, phổ biến kiến thức, góp phần nâng cao dân trí; tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, y tế, phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, hệ thống cơ cấu tổ chức, bộ máy bộc lộ nhiều điểm bất cập, phát triển nhanh về số lượng, nhưng nang lực, hiệu quả hoạt động còn hạn chế, tỷ lệ tập hợp trí thức, đặc biệt là trí trẻ, trí thức Việt kiều còn thấp, chỉ khoảng 1/3 số lượng trí thức cả nước.
Báo cáo của Giáo sư Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, được thành lập năm 1975, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện có 32 Viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành, với hơn 2.500 cán bộ, trong đó có hơn 1.100 đảng viên sinh hoạt tại 58 tổ chức cơ sở Đảng.
Là cơ sở khoa học công nghệ đa ngành, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam dẫn đầu cả nước về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao như: nano, sinh học, vật liệu mới, vệ tinh viễn thám, vũ trụ; ứng dụng thành công các kết quả nghiên cứu về công nghệ gen, tế bào động-thực vật, công nghệ vi sinh tạo ra nhiều sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.
Nhiều kết quả nghiên cứu của Viện được ứng dụng rộng rãi, thiết thực góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường. Viện cũng đã thực hiện nhiều nhiệm vụ cấp Nhà nước về điều tra, nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu có giá trị trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội; tư vấn, phản biện cho nhiều chương trình, dự án, chủ trương, quyết sách của Nhà nước.
Tại các cuộc làm việc, các nhà khoa học đều bày tỏ mong muốn được làm việc, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế; đội ngũ cán bộ có nguy cơ hẫng hụt, khó thu hút cán bộ trẻ - giỏi vào làm việc do điều kiện, môi trường làm việc còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp.
Nhiều ý kiến đề nghị Nhà nước tăng đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, tạo môi trường làm việc, nghiên cứu thuận lợi, có cơ chế chính sách thỏa đáng thu hút nhân tài; tin tưởng và đặt hàng các nhiệm vụ, chương trình lớn... để các nhà khoa học được đóng góp thực sự bằng lao động sáng tạo của mình, được “đánh trận thật”, bằng những chương trình nghiên cứu mang lại hiệu quả thiết thực cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Đại diện các ban, bộ, ngành đã đi sâu phân tích, trao đi đổi lại về từng vấn đề cụ thể mà các nhà khoa học nêu như: tháo gỡ vướng mắc về cơ chế tài chính, cơ chế chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là đối với đội ngũ trí thức trẻ; tạo cơ chế thuận lợi để các nhà khoa học chủ động tham mưu, tư vấn, phản biện những vấn đề lớn về đường lối, chính sách phát triển đất nước, nhất là về khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, các đề án, chương trình quan trọng quốc gia; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học gắn với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, để ngày càng có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng có ảnh hưởng lớn đối với xã hội, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.
Kết luận các buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ cảm ơn và trân trọng những ý kiến tâm huyết của các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp khoa học nước nhà; khẳng định Đảng, Nhà nước luôn hết sức coi trọng và quan tâm chăm lo phát triển khoa học công nghệ, cũng như đội ngũ trí thức, cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đầu tư phát triển đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong các thành tựu to lớn mà toàn Đảng, toàn dân đã đạt được trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, có sự đóng góp quan trọng của các nhà khoa học, của đội ngũ trí thức. Để đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, cần phát huy cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức. Đảng, Nhà nước luôn trân trọng, lắng nghe ý kiến tham vấn của các nhà khoa học, nhằm làm lợi cho quốc gia, dân tộc.
Tổng Bí thư ghi nhận những nỗ lực cố gắng của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong việc triển khai các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW, gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; đồng thời chia sẻ với các nhà khoa học về những khó khăn trong cuộc sống cũng như điều kiện, phương tiện làm việc, nghiên cứu.
Tổng Bí thư mong muốn, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cần nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tập hợp, đoàn kết, phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức, để xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu mạnh, trường tồn.
Tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen thuộc Viện Công nghệ Sinh học; thăm Viện Khoa học Vật liệu./.
Cùng tham dự buổi làm việc có ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; cùng lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành Trung ương.
Ông Đặng Vũ Minh, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội) báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó nêu rõ, Liên hiệp Hội đã sớm xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị; luôn quan tâm làm tốt công tác đoàn kết, tập hợp, động viên trí thức, giáo dục chính trị tư tưởng, tích cực triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các tổ chức thành viên; củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể, quan tâm phát triển đảng viên trẻ.
Liên hiệp Hội luôn chú trọng nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp, tập hợp các nhà khoa học, trí thức tiêu biểu tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với nhiều đề án, chính sách lớn của đất nước như: Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxite tại Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030; Xây dựng các nhà máy điện hạt nhân; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020...
Bên cạnh đó, Liên hiệp Hội đã đẩy mạnh hoạt động thông tin, phổ biến kiến thức, góp phần nâng cao dân trí; tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, y tế, phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, hệ thống cơ cấu tổ chức, bộ máy bộc lộ nhiều điểm bất cập, phát triển nhanh về số lượng, nhưng nang lực, hiệu quả hoạt động còn hạn chế, tỷ lệ tập hợp trí thức, đặc biệt là trí trẻ, trí thức Việt kiều còn thấp, chỉ khoảng 1/3 số lượng trí thức cả nước.
Báo cáo của Giáo sư Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, được thành lập năm 1975, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện có 32 Viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành, với hơn 2.500 cán bộ, trong đó có hơn 1.100 đảng viên sinh hoạt tại 58 tổ chức cơ sở Đảng.
Là cơ sở khoa học công nghệ đa ngành, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam dẫn đầu cả nước về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao như: nano, sinh học, vật liệu mới, vệ tinh viễn thám, vũ trụ; ứng dụng thành công các kết quả nghiên cứu về công nghệ gen, tế bào động-thực vật, công nghệ vi sinh tạo ra nhiều sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.
Nhiều kết quả nghiên cứu của Viện được ứng dụng rộng rãi, thiết thực góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường. Viện cũng đã thực hiện nhiều nhiệm vụ cấp Nhà nước về điều tra, nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu có giá trị trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội; tư vấn, phản biện cho nhiều chương trình, dự án, chủ trương, quyết sách của Nhà nước.
Tại các cuộc làm việc, các nhà khoa học đều bày tỏ mong muốn được làm việc, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế; đội ngũ cán bộ có nguy cơ hẫng hụt, khó thu hút cán bộ trẻ - giỏi vào làm việc do điều kiện, môi trường làm việc còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp.
Nhiều ý kiến đề nghị Nhà nước tăng đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, tạo môi trường làm việc, nghiên cứu thuận lợi, có cơ chế chính sách thỏa đáng thu hút nhân tài; tin tưởng và đặt hàng các nhiệm vụ, chương trình lớn... để các nhà khoa học được đóng góp thực sự bằng lao động sáng tạo của mình, được “đánh trận thật”, bằng những chương trình nghiên cứu mang lại hiệu quả thiết thực cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Đại diện các ban, bộ, ngành đã đi sâu phân tích, trao đi đổi lại về từng vấn đề cụ thể mà các nhà khoa học nêu như: tháo gỡ vướng mắc về cơ chế tài chính, cơ chế chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là đối với đội ngũ trí thức trẻ; tạo cơ chế thuận lợi để các nhà khoa học chủ động tham mưu, tư vấn, phản biện những vấn đề lớn về đường lối, chính sách phát triển đất nước, nhất là về khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, các đề án, chương trình quan trọng quốc gia; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học gắn với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, để ngày càng có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng có ảnh hưởng lớn đối với xã hội, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.
Kết luận các buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ cảm ơn và trân trọng những ý kiến tâm huyết của các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp khoa học nước nhà; khẳng định Đảng, Nhà nước luôn hết sức coi trọng và quan tâm chăm lo phát triển khoa học công nghệ, cũng như đội ngũ trí thức, cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đầu tư phát triển đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong các thành tựu to lớn mà toàn Đảng, toàn dân đã đạt được trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, có sự đóng góp quan trọng của các nhà khoa học, của đội ngũ trí thức. Để đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, cần phát huy cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức. Đảng, Nhà nước luôn trân trọng, lắng nghe ý kiến tham vấn của các nhà khoa học, nhằm làm lợi cho quốc gia, dân tộc.
Tổng Bí thư ghi nhận những nỗ lực cố gắng của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong việc triển khai các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW, gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; đồng thời chia sẻ với các nhà khoa học về những khó khăn trong cuộc sống cũng như điều kiện, phương tiện làm việc, nghiên cứu.
Tổng Bí thư mong muốn, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cần nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tập hợp, đoàn kết, phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức, để xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu mạnh, trường tồn.
Tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen thuộc Viện Công nghệ Sinh học; thăm Viện Khoa học Vật liệu./.
Nguyễn Thị Sự (Vietnam+)