Ngày 12/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đọc báo cáo đề dẫn, đồng thời gợi mở 16 nội dung quan trọng trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần lấy ý kiến đóng góp và tập trung thảo luận.
Bộ trưởng gợi ý: Dự thảo đã quy định rõ định hướng chính sách phát triển cho từng lĩnh vực tài nguyên và môi trường hay chưa? Quy định như Dự thảo đã bảo đảm bao quát hết các loại tài nguyên, có cần bổ sung các quy định để quản lý các loại tài nguyên khác nữa hay không? như tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản…
Nhiều ý kiến tham gia tại hội nghị đều thống nhất cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã quy định rõ định hướng chính sách phát triển cho từng lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Dự thảo tiếp tục khẳng định tính tất yếu của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, coi đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước.
Các nội dung của Dự thảo liên quan đến bảo vệ môi trường đã bảo đảm phù hợp với các chính sách, định hướng mang tính quốc gia, quốc tế về vấn đề môi trường. Trong đó quy định của Dự thảo về nhiệm vụ cụ thể và chế độ trách nhiệm của Chính phủ đã đề cao, phát huy vai trò, trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý đối với ngành, lĩnh vực.
Về khoản 3 Điều 58 Dự thảo cần được ghi nhận, bổ sung nội dung: Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội, Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường về đất và các tài sản gắn liền với đất theo thời giá thị trường…
Những góp ý và đóng góp ý kiến tại Hội nghị sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo thành văn bản gửi tới Ủy ban sửa đổi Hiến pháp một cách trung thực, đầy đủ.
Trước đó, Bộ cũng đã tổ chức lấy ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại 34 đơn vị trực thuộc Bộ./.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đọc báo cáo đề dẫn, đồng thời gợi mở 16 nội dung quan trọng trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần lấy ý kiến đóng góp và tập trung thảo luận.
Bộ trưởng gợi ý: Dự thảo đã quy định rõ định hướng chính sách phát triển cho từng lĩnh vực tài nguyên và môi trường hay chưa? Quy định như Dự thảo đã bảo đảm bao quát hết các loại tài nguyên, có cần bổ sung các quy định để quản lý các loại tài nguyên khác nữa hay không? như tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản…
Nhiều ý kiến tham gia tại hội nghị đều thống nhất cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã quy định rõ định hướng chính sách phát triển cho từng lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Dự thảo tiếp tục khẳng định tính tất yếu của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, coi đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước.
Các nội dung của Dự thảo liên quan đến bảo vệ môi trường đã bảo đảm phù hợp với các chính sách, định hướng mang tính quốc gia, quốc tế về vấn đề môi trường. Trong đó quy định của Dự thảo về nhiệm vụ cụ thể và chế độ trách nhiệm của Chính phủ đã đề cao, phát huy vai trò, trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý đối với ngành, lĩnh vực.
Về khoản 3 Điều 58 Dự thảo cần được ghi nhận, bổ sung nội dung: Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội, Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường về đất và các tài sản gắn liền với đất theo thời giá thị trường…
Những góp ý và đóng góp ý kiến tại Hội nghị sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo thành văn bản gửi tới Ủy ban sửa đổi Hiến pháp một cách trung thực, đầy đủ.
Trước đó, Bộ cũng đã tổ chức lấy ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại 34 đơn vị trực thuộc Bộ./.
Văn Hào (TTXVN)