Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, lãnh thổ Malaysia gồm hai phần chính Tây Mã Lai là phần Nam bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp Thái Lan, phía Nam giáp Singapore; Đông Mã Lai là phần Bắc đảo, phía Bắc giáp Brunei, phía Nam giáp Indonesia.
Malaysia có diện tích 330.307 km2, với số dân 28.180.000 người. Đất nước này được mệnh danh là “thiên đường nhiệt đới” với khí hậu ấm áp, ẩm ướt quanh năm, nhiệt độ ban ngày khoảng 30 độ C và khoảng 22 độ C vào ban đêm.
Nơi đây vừa có những thành phố hiện đại với hệ thống dịch vụ cao cấp, những tòa nhà chọc trời, lại vừa giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, với những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, huyền bí, đậm chất Á Đông.
Người dân Malaysia nổi tiếng với tính thân thiện và lòng hiếu khách.
Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, chủ yếu là người Hoa, Ấn Độ và người Mã Lai bản địa. Sự pha trộn từ nhiều nền văn hóa khác nhau đã tạo cho văn hóa Malaysia một sự độc đáo riêng biệt.
Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức, đồng thời người dân nơi đây cũng sử dụng rộng rãi tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mađarin và tiếng Tamin.
Người ta còn gọi Malaysia là đất nước đạo Hồi vì đạo Hồi được xem như quốc đạo, và đặc biệt Malaysia còn thể hiện rõ nét những điểm văn hóa tiêu biểu của một quốc gia Hồi giáo.
Tuy nhiên, các tín ngưỡng khác như đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hinđu… cũng được tự do truyền bá.
Văn hóa Đạo Hồi
Hơn 60% dân số Malaysia theo đạo Hồi, vì thế nền văn hóa chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Hồi giáo. Người Malaysia đa số không uống rượu và không ăn thịt lợn (những điều cấm kị của đạo Hồi).
Họ chỉ ăn những thức ăn được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi và những món ăn gọi chung là Halal (những món ăn không phù hợp với tín ngưỡng thì gọi là Haram).
Ngày thứ sáu được xem là một ngày linh thiêng đối với người Hồi giáo, vào ngày này, giờ nghỉ trưa thường được kéo dài hơn và đàn ông Hồi giáo thường đến cầu nguyện tại những nhà thờ gần nơi làm việc hoặc nơi ở.
Ở Malaysia, phụ nữ theo đạo Hồi ăn mặc rất kín đáo và giản dị, luôn che đầu bằng một cái khăn choàng gọi là “Tudung”.
Tháng ăn kiêng Ramadan và lễ hội Hari Raya Aidilfitri
Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 theo lịch của đạo Hồi, đây là tháng lễ quan trọng đối với tất cả tín đồ Hồi giáo. Tháng Ramadan được thống nhất bắt đầu vào ngày 16-9 dương lịch hàng năm cho toàn thể cộng đồng Hồi giáo trên thế giới.
Trong tháng lễ này, tất cả các tín đồ Hồi giáo thường xuyên đọc kinh Koran và kiêng trừ mọi hành vi xấu. Vào cuối ngày, thường là sau 7 giờ tối, các gia đình Hồi giáo sẽ tổ chức một buổi tiệc thịnh soạn, và họ mời cả những người không theo đạo Hồi đến dùng bữa chung.
Ngày cuối cùng của tháng Ramadan là lễ hội Hari Raya Aidilfitri. Người dân Malaysia bắt đầu ngày lễ này bằng việc đi nhà thờ, cầu nguyện và xin tha thứ, sau đó họ tổ chức tiệc, mời bà con, bạn bè đến cùng thưởng thức những món ăn truyền thống.
Trang phục và giao tiếp
Phụ nữ Malaysia thường mặc áo dài tay bằng vải hoa, nam giới mặc áo sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Vì thế, những du khách đến Malaysia được khuyến cáo nên chọn lựa những trang phục lịch sự, kín đáo, đặc biệt khi đến những nơi thờ tự.
Khi đến thăm các gia đình ở Malaysia, nên để giày dép phía ngoài trước khi vào nhà và không nên từ chối khi được mời bánh ngọt, vì nếu từ chối sẽ bị cho là mất lịch sự.
Người dân Malaysia khi cho hoặc nhận tiền, quà thường dùng tay phải vì dùng tay trái bị xem là không sạch sẽ.
Khi gặp nhau, người Malaysia có thói quen sờ vào lòng bàn tay, sau đó chắp tay lại, họ rất kiêng kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Trong giao tiếp, họ thường bàn luận về công việc buôn bán, thành tựu xã hội, lịch sử, bóng đá…
Thủ đô Kuala Lumpur
Kuala Lumpur là thủ đô của Malaysia đồng thời là thành phố lớn nhất thuộc bán đảo Malaysia, bang Selangor, được thành lập năm 1857. Thành phố nằm tại hợp lưu sông Gombak và sông Klang với tên gọi Kuala Lumpur, có nghĩa là “hợp lưu sông bùn lầy”.
Năm 1957 , Kuala Lumpur được chọn làm thủ đô của Liên bang Malaya và tiếp tục là thủ đô của Liên bang Malaysia từ năm 1963. Cho đến nay, Kuala Lumpur giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, tiền tệ, thương mại và văn hóa của Malaysia.
Kuala Lumpur là một thành phố hiện đại với những tòa cao ốc chọc trời, kiến trúc độc đáo nổi tiếng thế giới như tòa tháp đôi cao nhất thế giới Petronas Twin Towers, hay như công trình kiến trúc đồ sộ mới được thực hiện gần đây là trung tâm mua sắm Berjaya Times Square.
Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur đạt tiêu chuẩn quốc tế, cùng với những phương tiện giao thông hiện đại và hệ thống dịch vụ cao, hiệu quả, và những trung tâm mua sắm sang trọng, tất cả đã làm cho Kuala Lumpur không thua gì những thành phố hiện đại bậc nhất ở châu Âu.
Bên cạnh đó, Kuala Lumpur vẫn giữ được những bản sắc văn hóa lâu đời của các dân tộc Trung Hoa, Mã Lai, Ấn Độ, và các dân tộc miền Đông Mã Lai, Thái, Indonesia, Sikh và cộng đồng lớn của những người xa xứ. Đây là những dân tộc có truyền thống văn hóa, lễ hội, ẩm thực độc đáo, mang những sắc màu riêng tuy nhiên lại có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau.
Tại Kuala Lumpur thường xuyên có những lễ hội truyền thống tưng bừng, náo nhiệt và những buổi trình diễn văn hóa nghệ thuật độc đáo kết hợp cả phong cách truyền thống và đương đại. Giữa một thành phố hiện đại vẫn có thể cảm nhận được sự huyền bí, quyến rũ và khung cảnh lãng mạn của phương Đông./.
Malaysia có diện tích 330.307 km2, với số dân 28.180.000 người. Đất nước này được mệnh danh là “thiên đường nhiệt đới” với khí hậu ấm áp, ẩm ướt quanh năm, nhiệt độ ban ngày khoảng 30 độ C và khoảng 22 độ C vào ban đêm.
Nơi đây vừa có những thành phố hiện đại với hệ thống dịch vụ cao cấp, những tòa nhà chọc trời, lại vừa giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, với những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, huyền bí, đậm chất Á Đông.
Người dân Malaysia nổi tiếng với tính thân thiện và lòng hiếu khách.
Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, chủ yếu là người Hoa, Ấn Độ và người Mã Lai bản địa. Sự pha trộn từ nhiều nền văn hóa khác nhau đã tạo cho văn hóa Malaysia một sự độc đáo riêng biệt.
Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức, đồng thời người dân nơi đây cũng sử dụng rộng rãi tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mađarin và tiếng Tamin.
Người ta còn gọi Malaysia là đất nước đạo Hồi vì đạo Hồi được xem như quốc đạo, và đặc biệt Malaysia còn thể hiện rõ nét những điểm văn hóa tiêu biểu của một quốc gia Hồi giáo.
Tuy nhiên, các tín ngưỡng khác như đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hinđu… cũng được tự do truyền bá.
Văn hóa Đạo Hồi
Hơn 60% dân số Malaysia theo đạo Hồi, vì thế nền văn hóa chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Hồi giáo. Người Malaysia đa số không uống rượu và không ăn thịt lợn (những điều cấm kị của đạo Hồi).
Họ chỉ ăn những thức ăn được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi và những món ăn gọi chung là Halal (những món ăn không phù hợp với tín ngưỡng thì gọi là Haram).
Ngày thứ sáu được xem là một ngày linh thiêng đối với người Hồi giáo, vào ngày này, giờ nghỉ trưa thường được kéo dài hơn và đàn ông Hồi giáo thường đến cầu nguyện tại những nhà thờ gần nơi làm việc hoặc nơi ở.
Ở Malaysia, phụ nữ theo đạo Hồi ăn mặc rất kín đáo và giản dị, luôn che đầu bằng một cái khăn choàng gọi là “Tudung”.
Tháng ăn kiêng Ramadan và lễ hội Hari Raya Aidilfitri
Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 theo lịch của đạo Hồi, đây là tháng lễ quan trọng đối với tất cả tín đồ Hồi giáo. Tháng Ramadan được thống nhất bắt đầu vào ngày 16-9 dương lịch hàng năm cho toàn thể cộng đồng Hồi giáo trên thế giới.
Trong tháng lễ này, tất cả các tín đồ Hồi giáo thường xuyên đọc kinh Koran và kiêng trừ mọi hành vi xấu. Vào cuối ngày, thường là sau 7 giờ tối, các gia đình Hồi giáo sẽ tổ chức một buổi tiệc thịnh soạn, và họ mời cả những người không theo đạo Hồi đến dùng bữa chung.
Ngày cuối cùng của tháng Ramadan là lễ hội Hari Raya Aidilfitri. Người dân Malaysia bắt đầu ngày lễ này bằng việc đi nhà thờ, cầu nguyện và xin tha thứ, sau đó họ tổ chức tiệc, mời bà con, bạn bè đến cùng thưởng thức những món ăn truyền thống.
Trang phục và giao tiếp
Phụ nữ Malaysia thường mặc áo dài tay bằng vải hoa, nam giới mặc áo sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Vì thế, những du khách đến Malaysia được khuyến cáo nên chọn lựa những trang phục lịch sự, kín đáo, đặc biệt khi đến những nơi thờ tự.
Khi đến thăm các gia đình ở Malaysia, nên để giày dép phía ngoài trước khi vào nhà và không nên từ chối khi được mời bánh ngọt, vì nếu từ chối sẽ bị cho là mất lịch sự.
Người dân Malaysia khi cho hoặc nhận tiền, quà thường dùng tay phải vì dùng tay trái bị xem là không sạch sẽ.
Khi gặp nhau, người Malaysia có thói quen sờ vào lòng bàn tay, sau đó chắp tay lại, họ rất kiêng kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Trong giao tiếp, họ thường bàn luận về công việc buôn bán, thành tựu xã hội, lịch sử, bóng đá…
Thủ đô Kuala Lumpur
Kuala Lumpur là thủ đô của Malaysia đồng thời là thành phố lớn nhất thuộc bán đảo Malaysia, bang Selangor, được thành lập năm 1857. Thành phố nằm tại hợp lưu sông Gombak và sông Klang với tên gọi Kuala Lumpur, có nghĩa là “hợp lưu sông bùn lầy”.
Năm 1957 , Kuala Lumpur được chọn làm thủ đô của Liên bang Malaya và tiếp tục là thủ đô của Liên bang Malaysia từ năm 1963. Cho đến nay, Kuala Lumpur giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, tiền tệ, thương mại và văn hóa của Malaysia.
Kuala Lumpur là một thành phố hiện đại với những tòa cao ốc chọc trời, kiến trúc độc đáo nổi tiếng thế giới như tòa tháp đôi cao nhất thế giới Petronas Twin Towers, hay như công trình kiến trúc đồ sộ mới được thực hiện gần đây là trung tâm mua sắm Berjaya Times Square.
Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur đạt tiêu chuẩn quốc tế, cùng với những phương tiện giao thông hiện đại và hệ thống dịch vụ cao, hiệu quả, và những trung tâm mua sắm sang trọng, tất cả đã làm cho Kuala Lumpur không thua gì những thành phố hiện đại bậc nhất ở châu Âu.
Bên cạnh đó, Kuala Lumpur vẫn giữ được những bản sắc văn hóa lâu đời của các dân tộc Trung Hoa, Mã Lai, Ấn Độ, và các dân tộc miền Đông Mã Lai, Thái, Indonesia, Sikh và cộng đồng lớn của những người xa xứ. Đây là những dân tộc có truyền thống văn hóa, lễ hội, ẩm thực độc đáo, mang những sắc màu riêng tuy nhiên lại có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau.
Tại Kuala Lumpur thường xuyên có những lễ hội truyền thống tưng bừng, náo nhiệt và những buổi trình diễn văn hóa nghệ thuật độc đáo kết hợp cả phong cách truyền thống và đương đại. Giữa một thành phố hiện đại vẫn có thể cảm nhận được sự huyền bí, quyến rũ và khung cảnh lãng mạn của phương Đông./.
Ngọc Quyên (TTXVN)