Dân tộc Pa Dí có trên 2.000 nhân khẩu, với nhiều tên gọi khác nhau như Pa Dí, Tày đen. Người Nùng gọi người Pa Dí là Phù Táng, Phù Tay, Tẳng, Tày đăm...
Người Pa Dí sống tập trung ở các xã Tung Chung Phố, Lùng Vai (Mường Khương, Lào Cai). Tương truyền, xa xưa người Pa Dí sinh ra cuộc sống khó khăn, vất vả. Vì không muốn sống xa con cháu, nên tất cả gia đình, họ hàng cùng chung sống trong một mái nhà lớn.
Sau này, khi con cháu quá đông, ăn ở chật chội, phải cho con cái ra ở riêng. Để thể hiện ý thức nhớ về cội nguồn, dòng tộc, người Pa Dí lấy hình tượng mái nhà sáng tạo ra chiếc khăn (mũ) truyền thống của dân tộc mình.
Khăn của phụ nữ Pa Dí được làm khá cầu kỳ từ nguyên liệu vải chàm tự dệt. Để tạo cho mũ có độ cứng, màu sắc bóng đẹp, người Pa Dí sử dụng kỹ thuật hồ vải, thông qua các loại nhựa cây rừng, tạo cho vải có độ cứng, bền, sau đó ghép vải thành hình mái nhà.
Bên dưới phần khăn hình mái nhà còn có một chiếc khăn dùng để quấn đầu, phía trước khăn ôm lấy trán là mảnh vải được đính các hạt bạc trắng hình quả núi, phía sau khăn là những khuôn bạc hình chữ nhật đính vào nhau tạo thành hình cây cối, chim muông, khi đội khăn làm nổi bật khuôn mặt người thiếu nữ.
Trước khi đội khăn, người phụ nữ búi tóc cao lên đỉnh đầu cùng một khuôn gỗ nhỏ có cuốn vải, sau đó đội phần trên của khăn lên. Phần dưới mũ được quấn sát trán để cho tóc và phần trên của khăn thêm chặt, khăn không bị xô lệch. Đây là nét trang trí đầu tóc độc đáo nhất của phụ nữ Pa Dí.
Với chất liệu vải tự dệt, màu chủ đạo là xanh chàm, điểm màu xanh lá mạ và màu đen, áo phụ nữ Pa Dí may ngắn kiểu xẻ nách, cúc cài bên phải, thân áo ôm sát vòng eo, điểm nổi bật là mảng trang trí hoa văn bằng những chiếc cúc bạc nhỏ xíu đính liền nhau tạo thành đường chéo từ cổ áo xuống ngang hông. Cổ áo và cổ tay áo đều được đính những hạt bạc tượng trưng cho hạt ngô, hạt thóc sát vào nhau theo hình tam giác hay hình cây thông.
Chiếc váy của phụ nữ Pa Dí dài đến mắt cá chân thiết kế gần giống váy của người Thái. Choàng ra ngoài váy là chiếc tạp dề cùng màu, nẹp và gấu tạp dề có đường viền màu trắng, hoà với khoanh vải màu trang trí ở tay áo, tạo sự hài hoà cân đối, nét duyên dáng của người phụ nữ. Đây là sự khác biệt căn bản so với bộ nữ phục Tày, Nùng cùng nhóm.
Hình ảnh núi đá nhấp nhô, những nương ngô vàng rực, bông hoa chuối rừng đỏ tươi, những đàn cá bơi lượn tung tăng, thác nước tung bọt trắng xóa tất cả như hòa quyện vào thiên nhiên, núi rừng, thể hiện tình cảm gắn bó của người Pa Dí thông qua hình tượng hoa văn trên đồ trang sức. Sự kết hợp hài hòa giữa sắc màu trên nền xanh chàm của bộ váy áo nổi bật lên những chiếc vòng cổ, vòng tay, khuyên tai óng ánh ánh bạc làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi.
Trang sức trên bộ nữ phục của người Pa Dí gồm một đôi khuyên tai, một chiếc vòng cổ (gần giống dây xà tích của người Tày) và hai đôi vòng tay. Chất liệu được khảm từ bạc trắng, qua đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân khảm bạc đã tạo ra hoa văn trên đồ trang sức với những đường nét tinh tế, khắc họa hình tượng thế giới động, thực vật phong phú, quen thuộc gần gũi với cuộc sống, lao động hàng ngày của đồng bào vùng cao.
Đồ trang sức cũng được đặc biệt chú trọng trong trang phục cô dâu của phụ nữ Pa Dí. Ngày cưới, mẹ chồng may tặng cô dâu hai bộ quần áo, hai đôi vòng tay, một đôi vòng cổ, một đôi khuyên tai và một đôi giày vải.
Người Pa Dí quan niệm khi về nhà chồng, mẹ chồng tặng cho nàng dâu những món đồ trang sức cũng giống như của hồi môn của mẹ đẻ tặng cho con gái trước khi về nhà chồng. Vì vậy, cô gái luôn phải đeo đôi trên người (hai đôi khuyên tai, hai chiếc vòng cổ và bốn đôi vòng đeo tay), không được đeo lẻ một chiếc.
Người Pa Dí cho rằng, ngày về nhà chồng, đồ trang sức trên người cô dâu đều có đôi, mẹ chồng tặng đồ trang sức cho cô dâu có ý mong muốn cho đôi vợ chồng trẻ luôn có đôi, có lứa, sống hạnh phúc, gắn bó không bao giờ chia lìa, tình yêu của họ bền vững thủy chung trọn đời./.
Người Pa Dí sống tập trung ở các xã Tung Chung Phố, Lùng Vai (Mường Khương, Lào Cai). Tương truyền, xa xưa người Pa Dí sinh ra cuộc sống khó khăn, vất vả. Vì không muốn sống xa con cháu, nên tất cả gia đình, họ hàng cùng chung sống trong một mái nhà lớn.
Sau này, khi con cháu quá đông, ăn ở chật chội, phải cho con cái ra ở riêng. Để thể hiện ý thức nhớ về cội nguồn, dòng tộc, người Pa Dí lấy hình tượng mái nhà sáng tạo ra chiếc khăn (mũ) truyền thống của dân tộc mình.
Khăn của phụ nữ Pa Dí được làm khá cầu kỳ từ nguyên liệu vải chàm tự dệt. Để tạo cho mũ có độ cứng, màu sắc bóng đẹp, người Pa Dí sử dụng kỹ thuật hồ vải, thông qua các loại nhựa cây rừng, tạo cho vải có độ cứng, bền, sau đó ghép vải thành hình mái nhà.
Bên dưới phần khăn hình mái nhà còn có một chiếc khăn dùng để quấn đầu, phía trước khăn ôm lấy trán là mảnh vải được đính các hạt bạc trắng hình quả núi, phía sau khăn là những khuôn bạc hình chữ nhật đính vào nhau tạo thành hình cây cối, chim muông, khi đội khăn làm nổi bật khuôn mặt người thiếu nữ.
Trước khi đội khăn, người phụ nữ búi tóc cao lên đỉnh đầu cùng một khuôn gỗ nhỏ có cuốn vải, sau đó đội phần trên của khăn lên. Phần dưới mũ được quấn sát trán để cho tóc và phần trên của khăn thêm chặt, khăn không bị xô lệch. Đây là nét trang trí đầu tóc độc đáo nhất của phụ nữ Pa Dí.
Với chất liệu vải tự dệt, màu chủ đạo là xanh chàm, điểm màu xanh lá mạ và màu đen, áo phụ nữ Pa Dí may ngắn kiểu xẻ nách, cúc cài bên phải, thân áo ôm sát vòng eo, điểm nổi bật là mảng trang trí hoa văn bằng những chiếc cúc bạc nhỏ xíu đính liền nhau tạo thành đường chéo từ cổ áo xuống ngang hông. Cổ áo và cổ tay áo đều được đính những hạt bạc tượng trưng cho hạt ngô, hạt thóc sát vào nhau theo hình tam giác hay hình cây thông.
Chiếc váy của phụ nữ Pa Dí dài đến mắt cá chân thiết kế gần giống váy của người Thái. Choàng ra ngoài váy là chiếc tạp dề cùng màu, nẹp và gấu tạp dề có đường viền màu trắng, hoà với khoanh vải màu trang trí ở tay áo, tạo sự hài hoà cân đối, nét duyên dáng của người phụ nữ. Đây là sự khác biệt căn bản so với bộ nữ phục Tày, Nùng cùng nhóm.
Hình ảnh núi đá nhấp nhô, những nương ngô vàng rực, bông hoa chuối rừng đỏ tươi, những đàn cá bơi lượn tung tăng, thác nước tung bọt trắng xóa tất cả như hòa quyện vào thiên nhiên, núi rừng, thể hiện tình cảm gắn bó của người Pa Dí thông qua hình tượng hoa văn trên đồ trang sức. Sự kết hợp hài hòa giữa sắc màu trên nền xanh chàm của bộ váy áo nổi bật lên những chiếc vòng cổ, vòng tay, khuyên tai óng ánh ánh bạc làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi.
Trang sức trên bộ nữ phục của người Pa Dí gồm một đôi khuyên tai, một chiếc vòng cổ (gần giống dây xà tích của người Tày) và hai đôi vòng tay. Chất liệu được khảm từ bạc trắng, qua đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân khảm bạc đã tạo ra hoa văn trên đồ trang sức với những đường nét tinh tế, khắc họa hình tượng thế giới động, thực vật phong phú, quen thuộc gần gũi với cuộc sống, lao động hàng ngày của đồng bào vùng cao.
Đồ trang sức cũng được đặc biệt chú trọng trong trang phục cô dâu của phụ nữ Pa Dí. Ngày cưới, mẹ chồng may tặng cô dâu hai bộ quần áo, hai đôi vòng tay, một đôi vòng cổ, một đôi khuyên tai và một đôi giày vải.
Người Pa Dí quan niệm khi về nhà chồng, mẹ chồng tặng cho nàng dâu những món đồ trang sức cũng giống như của hồi môn của mẹ đẻ tặng cho con gái trước khi về nhà chồng. Vì vậy, cô gái luôn phải đeo đôi trên người (hai đôi khuyên tai, hai chiếc vòng cổ và bốn đôi vòng đeo tay), không được đeo lẻ một chiếc.
Người Pa Dí cho rằng, ngày về nhà chồng, đồ trang sức trên người cô dâu đều có đôi, mẹ chồng tặng đồ trang sức cho cô dâu có ý mong muốn cho đôi vợ chồng trẻ luôn có đôi, có lứa, sống hạnh phúc, gắn bó không bao giờ chia lìa, tình yêu của họ bền vững thủy chung trọn đời./.
Hương Thu (TTXVN/Vietnam+)