Mặc dù, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã đồng thuận sẽ giảm lãi suất từ ngày 15/10, nhưng chỉ có một vài ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động VND xuống 11%/năm như cam kết với hiệp hội trước đó.
Hầu hết trong số họ đều than rằng đồng thuận thì phải hạ, dù việc huy động vốn vẫn đang gặp nhiều rào cản.
Đồng thuận hạ lãi suất
Đi đầu trong việc hạ lãi suất là Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB), với thông báo hạ lãi suất huy động từ chiều 14/10, áp dụng từ ngày 15/10.
Theo thông báo đó, mức lãi suất huy động VND giảm từ 11,2%/năm xuống còn cao nhất là 11%/năm, áp dụng cho sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi kỳ hạn 36 tháng nhưng ACB có thêm chương trình tặng lãi suất.
Một lãnh đạo của ACB cho biết việc giảm lãi suất là theo "tiếng gọi" của Hiệp hội, thực tế việc huy động vốn đang có sự cạnh tranh quyết liệt, nhiều ngân hàng đang tung ra các chiêu khuyến mãi để giữ khách và thu hút thêm tiền gửi.
Đại diện các ngân hàng lớn khác như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (VCB) cũng cho phóng viên Thông tấn xã Việt Nam biết sẽ giảm lãi suất huy động theo đúng như cam kết với Hiệp hội ngân hàng.
Theo ông Trần Xuân Quảng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt, "nếu quyết tâm giảm lãi suất sẽ giúp cân bằng lợi ích từ ba phía, người gửi tiền, ngân hàng và người vay vốn. Trong bối cảnh hiện nay, nếu lãi suất huy động giảm xuống 11%/năm thì lãi suất vẫn thực dương và quyền lợi các bên vẫn được đảm bảo."
Tuy nhiên, một lãnh đạo của VCB lại cho rằng: "Chúng tôi đã cam kết với Hiệp hội ngân hàng sẽ giảm lãi suất nên VCB nhất định sẽ thực hiện, nhưng việc huy động vốn của các ngân hàng trong thời điểm hiện tại đang gặp nhiều khó khăn do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao trong tháng Chín vừa qua."
Cùng quan điểm trên, ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết Eximbank đồng thuận với chủ trương hạ lãi suất của Hiệp hội ngân hàng. Nếu tất cả các ngân hàng đồng thuận hạ lãi suất huy động, lãi suất cho vay sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, chỉ số CPI những tháng cuối năm có thể tăng cao sẽ là một trở ngại lớn đối với việc giảm lãi suất.
"Việc hạ lãi suất là do cam kết giữa các thành viên với nhau, nếu ngân hàng nào không hạ lãi suất thì cũng không có chế tài để xử lý. Có chăng, chỉ ảnh hưởng tới uy tín của chính ngân hàng đó," lãnh đạo của VCB cho biết thêm.
Thực tế, để đề phòng mất khách trong đợt hạ lãi suất này, nhiều ngân hàng đã tung ra các chương trình khuyến mãi từ đầu tháng 10 này. Trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank) tung ra chương trình khuyến mãi tiết kiệm hấp dẫn "Đông ấm-Xuân vui" tặng quà cho khách hàng và khách còn có cơ hội trúng các giải thưởng giá trị cao; Eximbank với chương trình "Phong cách doanh nhân, nhận quà đẳng cấp" dành cho các doanh nghiệp với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 3,6 tỷ đồng; Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VietABank) tặng tiền mặt, tặng lãi suất cho khách hàng gửi tiền.
Còn các "ông lớn" như BIDV, Vietinbank cũng đang có các chương trình khuyến mãi lớn còn hiệu lực.
Theo ông Trần Xuân Quảng, đang có một số "rào cản" để giảm lãi suất huy động. Đó là, nhu cầu tín dụng cuối năm thường tăng và bản thân mỗi ngân hàng phải phấn đấu đạt chỉ tiêu đã đề ra, cố gắng đảm bảo thị phần, giữ khách hàng... Vì vậy, họ phải tăng cường huy động vốn.
Ba yếu tố tác động tới lãi suất
Các ngân hàng cho biết việc giảm lãi suất có thể thực hiện được nếu các ngân hàng cùng quyết tâm và đồng thuận.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc giảm lãi suất đang vấp phải ba vấn đề lớn. Thứ nhất, Thông tư 13 về tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, gây ra một vài trở ngại cho các ngân hàng trong khả năng chi trả. Thứ hai, giá vàng, giá ngoại tệ vừa qua tăng vùn vụt. Do vậy, nhiều người thích đầu tư vào hai kênh này hơn là gửi tiền ngân hàng. Thứ ba, CPI tăng cao trong tháng Chín vừa qua, người dân lo ngại gửi tiền dài hạn sẽ bị mất giá trị. Do vậy, họ chỉ gửi kỳ hạn ngắn để chủ động rút tiền đầu tư.
Theo bà Cao Thị Thúy Nga, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Quân đội (MBbank), MBbank hưởng ứng lời kêu gọi của Hiệp hội ngân hàng. Tuy nhiên, giảm lãi suất huy động vào thời điểm cuối năm sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc huy động vốn. Vì đây cũng là thời điểm doanh nghiệp cần nhiều vốn nhất và bản thân các ngân hàng cũng phải đáp ứng các quy định của Thông tư 13."
Còn theo một lãnh đạo của BIDV, mức lãi suất huy động của các ngân hàng niêm yết là 11%/năm (như theo đồng thuận), nhưng cộng với các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng… thì mức lãi suất huy động thực sự lên tới trên 12%/năm. Hơn nữa, các ngân hàng cũng tốn kém thêm tiền để thực hiện quảng bá các chương trình khuyến mãi.
Theo bà Nga, việc giảm lãi suất cần có sự đồng thuận cao từ phía các ngân hàng, nếu không sẽ chẳng giảm được lãi suất, mà còn dẫn tới cuộc chạy đua khuyến mãi giữa các ngân hàng.
"Chính vì khó giảm lãi suất huy động nên lãi suất đầu ra cũng chưa thể hạ sâu được, hiện BIDV là một trong những ngân hàng cho vay với lãi suất thấp nhất với lãi suất cho doanh nghiệp vay là trên 13,5%/năm, lãi suất vay tiêu dùng trên 14,5%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động đã khoảng 12%/năm, trừ đi các khoản chi phí, dự phòng rủi ro thì khoảng cách giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra chênh lệch không đáng kể", lãnh đạo của BIDV cho biết thêm.
Việc giảm lãi suất của các ngân hàng có thể thực hiện được theo mệnh lệnh hành chính, nhưng kéo theo đó có thể là "cuộc đua ngầm" khuyến mãi. Đó sẽ là thách thức không nhỏ cho những nỗ lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc giảm lãi suất huy động xuống 10%/năm, lãi suất cho vay xuống 12%/năm như Chính phủ đã đề ra.
Hầu hết trong số họ đều than rằng đồng thuận thì phải hạ, dù việc huy động vốn vẫn đang gặp nhiều rào cản.
Đồng thuận hạ lãi suất
Đi đầu trong việc hạ lãi suất là Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB), với thông báo hạ lãi suất huy động từ chiều 14/10, áp dụng từ ngày 15/10.
Theo thông báo đó, mức lãi suất huy động VND giảm từ 11,2%/năm xuống còn cao nhất là 11%/năm, áp dụng cho sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi kỳ hạn 36 tháng nhưng ACB có thêm chương trình tặng lãi suất.
Một lãnh đạo của ACB cho biết việc giảm lãi suất là theo "tiếng gọi" của Hiệp hội, thực tế việc huy động vốn đang có sự cạnh tranh quyết liệt, nhiều ngân hàng đang tung ra các chiêu khuyến mãi để giữ khách và thu hút thêm tiền gửi.
Đại diện các ngân hàng lớn khác như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (VCB) cũng cho phóng viên Thông tấn xã Việt Nam biết sẽ giảm lãi suất huy động theo đúng như cam kết với Hiệp hội ngân hàng.
Theo ông Trần Xuân Quảng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt, "nếu quyết tâm giảm lãi suất sẽ giúp cân bằng lợi ích từ ba phía, người gửi tiền, ngân hàng và người vay vốn. Trong bối cảnh hiện nay, nếu lãi suất huy động giảm xuống 11%/năm thì lãi suất vẫn thực dương và quyền lợi các bên vẫn được đảm bảo."
Tuy nhiên, một lãnh đạo của VCB lại cho rằng: "Chúng tôi đã cam kết với Hiệp hội ngân hàng sẽ giảm lãi suất nên VCB nhất định sẽ thực hiện, nhưng việc huy động vốn của các ngân hàng trong thời điểm hiện tại đang gặp nhiều khó khăn do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao trong tháng Chín vừa qua."
Cùng quan điểm trên, ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết Eximbank đồng thuận với chủ trương hạ lãi suất của Hiệp hội ngân hàng. Nếu tất cả các ngân hàng đồng thuận hạ lãi suất huy động, lãi suất cho vay sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, chỉ số CPI những tháng cuối năm có thể tăng cao sẽ là một trở ngại lớn đối với việc giảm lãi suất.
"Việc hạ lãi suất là do cam kết giữa các thành viên với nhau, nếu ngân hàng nào không hạ lãi suất thì cũng không có chế tài để xử lý. Có chăng, chỉ ảnh hưởng tới uy tín của chính ngân hàng đó," lãnh đạo của VCB cho biết thêm.
Thực tế, để đề phòng mất khách trong đợt hạ lãi suất này, nhiều ngân hàng đã tung ra các chương trình khuyến mãi từ đầu tháng 10 này. Trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank) tung ra chương trình khuyến mãi tiết kiệm hấp dẫn "Đông ấm-Xuân vui" tặng quà cho khách hàng và khách còn có cơ hội trúng các giải thưởng giá trị cao; Eximbank với chương trình "Phong cách doanh nhân, nhận quà đẳng cấp" dành cho các doanh nghiệp với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 3,6 tỷ đồng; Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VietABank) tặng tiền mặt, tặng lãi suất cho khách hàng gửi tiền.
Còn các "ông lớn" như BIDV, Vietinbank cũng đang có các chương trình khuyến mãi lớn còn hiệu lực.
Theo ông Trần Xuân Quảng, đang có một số "rào cản" để giảm lãi suất huy động. Đó là, nhu cầu tín dụng cuối năm thường tăng và bản thân mỗi ngân hàng phải phấn đấu đạt chỉ tiêu đã đề ra, cố gắng đảm bảo thị phần, giữ khách hàng... Vì vậy, họ phải tăng cường huy động vốn.
Ba yếu tố tác động tới lãi suất
Các ngân hàng cho biết việc giảm lãi suất có thể thực hiện được nếu các ngân hàng cùng quyết tâm và đồng thuận.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc giảm lãi suất đang vấp phải ba vấn đề lớn. Thứ nhất, Thông tư 13 về tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, gây ra một vài trở ngại cho các ngân hàng trong khả năng chi trả. Thứ hai, giá vàng, giá ngoại tệ vừa qua tăng vùn vụt. Do vậy, nhiều người thích đầu tư vào hai kênh này hơn là gửi tiền ngân hàng. Thứ ba, CPI tăng cao trong tháng Chín vừa qua, người dân lo ngại gửi tiền dài hạn sẽ bị mất giá trị. Do vậy, họ chỉ gửi kỳ hạn ngắn để chủ động rút tiền đầu tư.
Theo bà Cao Thị Thúy Nga, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Quân đội (MBbank), MBbank hưởng ứng lời kêu gọi của Hiệp hội ngân hàng. Tuy nhiên, giảm lãi suất huy động vào thời điểm cuối năm sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc huy động vốn. Vì đây cũng là thời điểm doanh nghiệp cần nhiều vốn nhất và bản thân các ngân hàng cũng phải đáp ứng các quy định của Thông tư 13."
Còn theo một lãnh đạo của BIDV, mức lãi suất huy động của các ngân hàng niêm yết là 11%/năm (như theo đồng thuận), nhưng cộng với các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng… thì mức lãi suất huy động thực sự lên tới trên 12%/năm. Hơn nữa, các ngân hàng cũng tốn kém thêm tiền để thực hiện quảng bá các chương trình khuyến mãi.
Theo bà Nga, việc giảm lãi suất cần có sự đồng thuận cao từ phía các ngân hàng, nếu không sẽ chẳng giảm được lãi suất, mà còn dẫn tới cuộc chạy đua khuyến mãi giữa các ngân hàng.
"Chính vì khó giảm lãi suất huy động nên lãi suất đầu ra cũng chưa thể hạ sâu được, hiện BIDV là một trong những ngân hàng cho vay với lãi suất thấp nhất với lãi suất cho doanh nghiệp vay là trên 13,5%/năm, lãi suất vay tiêu dùng trên 14,5%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động đã khoảng 12%/năm, trừ đi các khoản chi phí, dự phòng rủi ro thì khoảng cách giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra chênh lệch không đáng kể", lãnh đạo của BIDV cho biết thêm.
Việc giảm lãi suất của các ngân hàng có thể thực hiện được theo mệnh lệnh hành chính, nhưng kéo theo đó có thể là "cuộc đua ngầm" khuyến mãi. Đó sẽ là thách thức không nhỏ cho những nỗ lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc giảm lãi suất huy động xuống 10%/năm, lãi suất cho vay xuống 12%/năm như Chính phủ đã đề ra.
Ngày 1/10, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có văn bản gửi tới các ngân hàng thành viên đề nghị giảm lãi suất huy động và cho vay kể từ ngày 15/10. Theo đó, đề nghị các hội viên đồng thuận giảm lãi suất huy động tiền đồng từ mức trần 11,2%/năm hiện nay xuống không quá 11,0%/năm. |
.
Hữu Vinh (Báo Tin Tức/Vietnam+)