Hiện nay, nhiều ngân hàng “nội” và “ngoại” đang đua nhau phát hành thẻ tín dụng. Theo các ngân hàng, thẻ tín dụng là thị trường của tương lai.
Để cạnh tranh thị phần, nhiều ngân hàng không chỉ áp dụng các chương trình mở thẻ tín dụng miễn phí mà còn tiếp thị trực tiếp đến từng khách hàng.
Đua nhau phát hành thẻ
Ông Hồ Anh Ngọc, Giám đốc khu vực phía Nam, kiêm Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Techcombank Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2010, Techcombank dự kiến sẽ nâng số lượng thẻ tín dụng phát hành lên 23.000 thẻ và hiện nay ngân hàng đã phát hành khoảng 20.000 thẻ tín dụng.
Trong "cuộc đua" phát hành thẻ, nhiều ngân hàng “nội” khác như Vietcombank, Eximbank, ACB… cũng đang có hàng loạt chương trình để phát triển thẻ và khuyến khích chi tiêu bằng thẻ tín dụng.
Chỉ từ 27/8-30/9, Eximbank có đến hai chương trình dành cho khách hàng tham quan Singapore có chi tiêu bằng thẻ Visa như: Tặng quà (cho khách hàng chi tiêu tối thiểu 500 USD/3 ngày) và chụp hình lưu niệm… đối với các khách hàng dùng ẩm thực (chỉ cần chi tiêu 50 USD).
Bà Phí Thị Phượng, Trưởng phòng quản lý thẻ Eximbank cho hay, từ đầu năm đến nay, Eximbank phát hành 4.000 thẻ tín dụng, nâng tổng số thẻ đã phát hành lên 30.000 thẻ.
Không riêng gì ngân hàng “nội”, các ngân hàng “ngoại” như HSBC, ANZ… cũng chạy đua cạnh tranh thị phần bán lẻ thông qua việc mời chào trên các trang web công cộng, gửi email và gọi điện thoại trực tiếp đến khách hàng đã và chưa mở tài khoản.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn kết hợp với các trung tâm thương mại, siêu thị lớn thực hiện chương trình giảm giá 10% hoặc tặng hóa đơn 100.000 đồng trở lên cho những khách hàng trả tiền qua thẻ tín dụng như Visa, Master Card, Credit Card...
Vẫn còn bất tiện khi dùng thẻ
Anh Hoàng Long, nhân viên một công ty vận tải ở quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trong tháng Tám, một nhân viên tư vấn ngân hàng ANZ đã gửi email và gọi điện thoại mời anh mở thẻ tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, do mức lương hàng tháng trả qua tài khoản chưa đến 5 triệu đồng nên anh không thể đáp ứng được điều kiện của các ngân hàng để mở thẻ tín dụng.
Theo như lời tư vấn của các nhân viên ngân hàng, thẻ tín dụng (Visa Credit) là loại thẻ khách hàng được quyền chi tiêu trước, trả tiền sau với hạn mức do ngân hàng quy định đối với từng chủ thẻ. Theo đó, khách hàng khi sử dụng thẻ này sẽ được phép chi quá số tiền trong tài khoản của mình. Trong vòng 45 ngày, nếu khách hàng không trả lại số tiền nợ trên sẽ bị tính lãi suất vay...
Đại diện một ngân hàng cho biết, ngoài chi phí về phát hành thẻ, phí “nuôi” thẻ hàng năm, khách hàng phải quan tâm nhất đến “lãi suất” khi “vay” tiền qua thẻ tín dụng. Có ngân hàng lãi suất chỉ khoảng 1,5%/tháng, nhưng có ngân hàng lên gần 1,9%/tháng.
Ngoài ra, thẻ tín dụng còn dùng để thanh toán quốc tế bằng ngoại tệ nên khách hàng cũng cần quan tâm đến phí chuyển đổi tiền mà các ngân hàng quy định. Chẳng hạn, với thẻ tín dụng của HSBC, sau 45 ngày vay, khách hàng sẽ phải trả lãi khoảng 1,87%/tháng, còn lãi suất của Techcombank khoảng 1,6%/tháng.
Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng có thể đáp ứng được điều kiện của ngân hàng để mở thẻ. Bởi theo quy định, khách hàng phải có mức lương chuyển khoản qua ngân hàng từ 8 triệu đồng/tháng trở lên mới có thể mở thẻ.
Chị Hải Duyên - một khách hàng thân thiết với Ngân hàng Techcombank cho biết: “Mới đây, tôi vừa bị móc túi, mất hết giấy tờ và các loại thẻ ngân hàng. Nhưng 'đau' nhất là mất gần 20 triệu đồng trong thẻ Visa.”
Theo chị Hải Duyên, muốn thanh toán các mặt hàng cần mua, chỉ cần cà thẻ và chữ ký là được, không cần mật khẩu như các loại thẻ ATM thông thường khác. Chính vì sự tiện dụng đó, nhiều kẻ xấu sau khi ăn cắp thẻ Visa, chỉ cần giả chữ ký là có thể cà thẻ để mua sắm bất cứ thứ gì mà không sợ ngân hàng phát hiện.
Ngoài sự bất tiện trên, nhiều người vẫn chưa có thói quen sử dụng thẻ tiêu dùng do vẫn thích sử dụng tiền “tươi” hơn qua chuyển khoản. Mặt khác, nhiều điểm mua sắm vẫn chưa lắp đặt hệ thống POS nên chưa tạo được hiệu quả thói quen tiêu dùng bằng thẻ tín dụng.
Đặc biệt, các ngân hàng vẫn chưa xây dựng được hệ thống quản lý thẻ tín dụng để kiểm tra sự xác thực của cá nhân, để khi bị mất thẻ không coi việc “cầm thẻ là... cầm nợ.” Do đó, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà sử dụng loại thẻ này./.
Để cạnh tranh thị phần, nhiều ngân hàng không chỉ áp dụng các chương trình mở thẻ tín dụng miễn phí mà còn tiếp thị trực tiếp đến từng khách hàng.
Đua nhau phát hành thẻ
Ông Hồ Anh Ngọc, Giám đốc khu vực phía Nam, kiêm Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Techcombank Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2010, Techcombank dự kiến sẽ nâng số lượng thẻ tín dụng phát hành lên 23.000 thẻ và hiện nay ngân hàng đã phát hành khoảng 20.000 thẻ tín dụng.
Trong "cuộc đua" phát hành thẻ, nhiều ngân hàng “nội” khác như Vietcombank, Eximbank, ACB… cũng đang có hàng loạt chương trình để phát triển thẻ và khuyến khích chi tiêu bằng thẻ tín dụng.
Chỉ từ 27/8-30/9, Eximbank có đến hai chương trình dành cho khách hàng tham quan Singapore có chi tiêu bằng thẻ Visa như: Tặng quà (cho khách hàng chi tiêu tối thiểu 500 USD/3 ngày) và chụp hình lưu niệm… đối với các khách hàng dùng ẩm thực (chỉ cần chi tiêu 50 USD).
Bà Phí Thị Phượng, Trưởng phòng quản lý thẻ Eximbank cho hay, từ đầu năm đến nay, Eximbank phát hành 4.000 thẻ tín dụng, nâng tổng số thẻ đã phát hành lên 30.000 thẻ.
Không riêng gì ngân hàng “nội”, các ngân hàng “ngoại” như HSBC, ANZ… cũng chạy đua cạnh tranh thị phần bán lẻ thông qua việc mời chào trên các trang web công cộng, gửi email và gọi điện thoại trực tiếp đến khách hàng đã và chưa mở tài khoản.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn kết hợp với các trung tâm thương mại, siêu thị lớn thực hiện chương trình giảm giá 10% hoặc tặng hóa đơn 100.000 đồng trở lên cho những khách hàng trả tiền qua thẻ tín dụng như Visa, Master Card, Credit Card...
Vẫn còn bất tiện khi dùng thẻ
Anh Hoàng Long, nhân viên một công ty vận tải ở quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trong tháng Tám, một nhân viên tư vấn ngân hàng ANZ đã gửi email và gọi điện thoại mời anh mở thẻ tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, do mức lương hàng tháng trả qua tài khoản chưa đến 5 triệu đồng nên anh không thể đáp ứng được điều kiện của các ngân hàng để mở thẻ tín dụng.
Theo như lời tư vấn của các nhân viên ngân hàng, thẻ tín dụng (Visa Credit) là loại thẻ khách hàng được quyền chi tiêu trước, trả tiền sau với hạn mức do ngân hàng quy định đối với từng chủ thẻ. Theo đó, khách hàng khi sử dụng thẻ này sẽ được phép chi quá số tiền trong tài khoản của mình. Trong vòng 45 ngày, nếu khách hàng không trả lại số tiền nợ trên sẽ bị tính lãi suất vay...
Đại diện một ngân hàng cho biết, ngoài chi phí về phát hành thẻ, phí “nuôi” thẻ hàng năm, khách hàng phải quan tâm nhất đến “lãi suất” khi “vay” tiền qua thẻ tín dụng. Có ngân hàng lãi suất chỉ khoảng 1,5%/tháng, nhưng có ngân hàng lên gần 1,9%/tháng.
Ngoài ra, thẻ tín dụng còn dùng để thanh toán quốc tế bằng ngoại tệ nên khách hàng cũng cần quan tâm đến phí chuyển đổi tiền mà các ngân hàng quy định. Chẳng hạn, với thẻ tín dụng của HSBC, sau 45 ngày vay, khách hàng sẽ phải trả lãi khoảng 1,87%/tháng, còn lãi suất của Techcombank khoảng 1,6%/tháng.
Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng có thể đáp ứng được điều kiện của ngân hàng để mở thẻ. Bởi theo quy định, khách hàng phải có mức lương chuyển khoản qua ngân hàng từ 8 triệu đồng/tháng trở lên mới có thể mở thẻ.
Chị Hải Duyên - một khách hàng thân thiết với Ngân hàng Techcombank cho biết: “Mới đây, tôi vừa bị móc túi, mất hết giấy tờ và các loại thẻ ngân hàng. Nhưng 'đau' nhất là mất gần 20 triệu đồng trong thẻ Visa.”
Theo chị Hải Duyên, muốn thanh toán các mặt hàng cần mua, chỉ cần cà thẻ và chữ ký là được, không cần mật khẩu như các loại thẻ ATM thông thường khác. Chính vì sự tiện dụng đó, nhiều kẻ xấu sau khi ăn cắp thẻ Visa, chỉ cần giả chữ ký là có thể cà thẻ để mua sắm bất cứ thứ gì mà không sợ ngân hàng phát hiện.
Ngoài sự bất tiện trên, nhiều người vẫn chưa có thói quen sử dụng thẻ tiêu dùng do vẫn thích sử dụng tiền “tươi” hơn qua chuyển khoản. Mặt khác, nhiều điểm mua sắm vẫn chưa lắp đặt hệ thống POS nên chưa tạo được hiệu quả thói quen tiêu dùng bằng thẻ tín dụng.
Đặc biệt, các ngân hàng vẫn chưa xây dựng được hệ thống quản lý thẻ tín dụng để kiểm tra sự xác thực của cá nhân, để khi bị mất thẻ không coi việc “cầm thẻ là... cầm nợ.” Do đó, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà sử dụng loại thẻ này./.
Hải Yên (Báo Tin Tức/Vietnam+)