Thêm một dấu hiệu cho thấy phản ứng tích cực của cộng đồng quốc tế đối với tiến trình cải cách tại Myanmar, ngày 26/4, Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo sẽ mở văn phòng đại diện tại quốc gia Đông Nam Á này vào đầu tháng Sáu năm nay.
Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, bà Pamela Cox, cho biết văn phòng đại diện sẽ được đặt tại thành phố Yangon, hoạt động dưới sự điều hành của một người bản địa và có nhiệm vụ thu thập các dữ liệu kinh tế cần thiết để xây dựng một chương trình viện trợ mới, phù hợp với quốc gia Đông Nam Á này.
Bà Cox nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu của WB tại Myanmar là giúp đỡ người dân nước này thông qua các chiến lược phối hợp cùng chính quyền sở tại nhằm cải thiện đời sống của người dân cũng như hỗ trợ nước này đối phó với các thách thức trong quá trình phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Cox cũng lưu ý các chương trình viện trợ của WB sẽ không thể bắt đầu một khi Myanmar chưa thể thanh toán các khoản nợ đọng, gồm 393 triệu USD nợ WB và hơn 500 triệu USD nợ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức tài chính khác. Theo bà, một trong những ưu tiên hàng đầu của WB hiện nay là cân nhắc các giải pháp tốt nhất giúp Myanmar giải quyết các món nợ nói trên.
Dự kiến, trong tháng Sáu tới, bà Cox sẽ tới Myanmar cùng một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tư nhân của WB, đánh giá hình hình và thảo luận với giới chức nước này "những việc cần làm."
Quyết định của WB mở văn phòng tại Myanmar được đưa ra sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hồi đầu tháng tuyên bố sẽ nới lỏng một số lệnh cấm vận đối với quốc gia Đông Nam Á này, bao gồm một số qui định về tài chính, đầu tư và đi lại. Một số nước như Na Uy và Australia cũng đã quyết định dỡ bỏ các biện pháp cấm vận kinh tế đối với Myanmar.
Năm 1987, WB đã ngừng hoàn toàn chương trình viện trợ kinh tế cho Myanmar sau khi nước này không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ./.
Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, bà Pamela Cox, cho biết văn phòng đại diện sẽ được đặt tại thành phố Yangon, hoạt động dưới sự điều hành của một người bản địa và có nhiệm vụ thu thập các dữ liệu kinh tế cần thiết để xây dựng một chương trình viện trợ mới, phù hợp với quốc gia Đông Nam Á này.
Bà Cox nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu của WB tại Myanmar là giúp đỡ người dân nước này thông qua các chiến lược phối hợp cùng chính quyền sở tại nhằm cải thiện đời sống của người dân cũng như hỗ trợ nước này đối phó với các thách thức trong quá trình phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Cox cũng lưu ý các chương trình viện trợ của WB sẽ không thể bắt đầu một khi Myanmar chưa thể thanh toán các khoản nợ đọng, gồm 393 triệu USD nợ WB và hơn 500 triệu USD nợ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức tài chính khác. Theo bà, một trong những ưu tiên hàng đầu của WB hiện nay là cân nhắc các giải pháp tốt nhất giúp Myanmar giải quyết các món nợ nói trên.
Dự kiến, trong tháng Sáu tới, bà Cox sẽ tới Myanmar cùng một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tư nhân của WB, đánh giá hình hình và thảo luận với giới chức nước này "những việc cần làm."
Quyết định của WB mở văn phòng tại Myanmar được đưa ra sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hồi đầu tháng tuyên bố sẽ nới lỏng một số lệnh cấm vận đối với quốc gia Đông Nam Á này, bao gồm một số qui định về tài chính, đầu tư và đi lại. Một số nước như Na Uy và Australia cũng đã quyết định dỡ bỏ các biện pháp cấm vận kinh tế đối với Myanmar.
Năm 1987, WB đã ngừng hoàn toàn chương trình viện trợ kinh tế cho Myanmar sau khi nước này không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ./.
(TTXVN)