Theo báo cáo của Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC), chỉ số quản lý mua hàng chế tạo của Canada trong tháng 8/2011 đã tăng lên 54,9%, so với mức 53,1% của tháng Bảy, trong khi chỉ số tương tự tại một số nền kinh tế lớn khác lại giảm.
RBC cho biết ngành chế tạo của Canada đạt mức tăng trưởng trong cả sản lượng lẫn đơn đặt hàng mới trong tháng 8/2011, nhờ nhu cầu lớn hơn và có thêm các khách hàng mới. Kết quả là các công ty đang phải tuyển thêm người để đáp ứng lượng công việc tăng lên.
Trong khi đó, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của thế giới đang trong xu hướng sụt giảm, với PMI tại khu vực đồng euro giảm xuống 49%.
Camilla Sutton, nhà chiến lược tiền tệ tại Ngân hàng Scotiabank (Canada) nhận xét rằng kinh tế toàn cầu đang trong trạng thái tương đối mong manh, và mức tăng trưởng thấp hơn dự báo là một nguy cơ lớn đối với các nền kinh tế châu Âu do việc này làm phức tạp thêm các biện pháp khắc khổ và đe dọa khả năng đứng vững của các dự báo hiện nay.
PMI tháng 8/2011 của Trung Quốc là 50,9%, cho thấy mặc dù chỉ số PMI vẫn tăng, nhưng nhu cầu đã giảm trong những tháng đầu năm nay. Trước đó, Viện quản lý cung của Mỹ thông báo chỉ số hoạt động nhà máy của Mỹ trong tháng 8/2011 giảm xuống 50,6%, so với 50,9% của tháng Bảy.
Cùng với chỉ số PMI, nghiên cứu của RBC theo dõi những thay đổi về sản lượng, đơn đặt hàng mới, tỷ lệ thất nghiệp, kho hàng dự trữ, giá hàng hóa và thời gian cung cấp. Số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng Tám tăng nhanh nhất kể từ tháng Tư, với mức tăng đơn đặt hàng từ nước ngoài, nhất là từ Mỹ.
Các công ty đang phải rút các kho hàng dự trữ để đáp ứng các đơn đặt hàng trong tháng thứ 2 liên tiếp và cũng tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu mới, tạo thêm việc làm để đáp ứng các mục tiêu sản xuất.
Báo cáo của RBC cho hay tỷ lệ việc làm trong khu vực chế tạo đã tăng ở mức nhanh nhất trong vòng ba tháng qua. Khoảng 22% số công ty được điều tra đã tăng thêm nhân viên, trong khi 9% số công ty buộc phải giảm nhân công./.
RBC cho biết ngành chế tạo của Canada đạt mức tăng trưởng trong cả sản lượng lẫn đơn đặt hàng mới trong tháng 8/2011, nhờ nhu cầu lớn hơn và có thêm các khách hàng mới. Kết quả là các công ty đang phải tuyển thêm người để đáp ứng lượng công việc tăng lên.
Trong khi đó, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của thế giới đang trong xu hướng sụt giảm, với PMI tại khu vực đồng euro giảm xuống 49%.
Camilla Sutton, nhà chiến lược tiền tệ tại Ngân hàng Scotiabank (Canada) nhận xét rằng kinh tế toàn cầu đang trong trạng thái tương đối mong manh, và mức tăng trưởng thấp hơn dự báo là một nguy cơ lớn đối với các nền kinh tế châu Âu do việc này làm phức tạp thêm các biện pháp khắc khổ và đe dọa khả năng đứng vững của các dự báo hiện nay.
PMI tháng 8/2011 của Trung Quốc là 50,9%, cho thấy mặc dù chỉ số PMI vẫn tăng, nhưng nhu cầu đã giảm trong những tháng đầu năm nay. Trước đó, Viện quản lý cung của Mỹ thông báo chỉ số hoạt động nhà máy của Mỹ trong tháng 8/2011 giảm xuống 50,6%, so với 50,9% của tháng Bảy.
Cùng với chỉ số PMI, nghiên cứu của RBC theo dõi những thay đổi về sản lượng, đơn đặt hàng mới, tỷ lệ thất nghiệp, kho hàng dự trữ, giá hàng hóa và thời gian cung cấp. Số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng Tám tăng nhanh nhất kể từ tháng Tư, với mức tăng đơn đặt hàng từ nước ngoài, nhất là từ Mỹ.
Các công ty đang phải rút các kho hàng dự trữ để đáp ứng các đơn đặt hàng trong tháng thứ 2 liên tiếp và cũng tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu mới, tạo thêm việc làm để đáp ứng các mục tiêu sản xuất.
Báo cáo của RBC cho hay tỷ lệ việc làm trong khu vực chế tạo đã tăng ở mức nhanh nhất trong vòng ba tháng qua. Khoảng 22% số công ty được điều tra đã tăng thêm nhân viên, trong khi 9% số công ty buộc phải giảm nhân công./.
Thanh Hoa (TTXVN/Vietnam+)