Làm việc tại Phòng Dự báo Khí tượng hạn ngắn đã được gần bốn năm, chàng chuyên viên trẻ Nguyễn Đức Thành bảo, nhiệm vụ dự báo thời tiết trong mười ngày Đại lễ 1.000 năm Thăng Long sắp tới anh được giao còn… căng hơn trực bão.
Đó cũng là tâm sự chung của nhiều nhân viên ngành khí tượng, khi mà việc dự báo thời tiết trong ngày Đại lễ đòi hỏi độ chính xác cao nhất có thể tại các điểm, để Ban tổ chức Đại lễ kịp thời điều chỉnh chương trình.
“Lỡ hẹn” cùng Đại lễ
Trong căn phòng nhỏ tại tầng 3 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Nguyễn Đức Thành lịch sự xin lỗi rồi bảo khách ngồi đợi trong lúc anh đang dở công việc. Những bàn máy tính kê san sát, ánh mắt của những chuyên viên Phòng Dự báo Khí tượng hạn ngắn không rời khỏi màn hình, hình ảnh vệ tinh… để đưa ra những dự báo cho bản tin chiều…
Một lát sau, nghe chừng công việc đã ngớt, Thành kể rằng nhiệm vụ dự báo thời tiết trong 10 ngày diễn ra Đại lễ đã được lãnh đạo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quán triệt tới từng cán bộ, chuyên viên. Bởi thế, mỗi người đều ý thức được tầm quan trọng của việc dự báo thật chính xác thời tiết tại các khu vực diễn ra những sự kiện quan trọng.
“Ngoài nhiệm vụ công việc, thì đây cũng là một trong những điều mà một chuyên viên ngành khí tượng có thể đóng góp cho sự kiện ngàn năm có một của đất nước,” Thành nói.
Rồi Thành bảo, là “dân Hà Nội gốc” nhưng anh sẽ không thể góp mặt vào các cuộc vui cùng bạn bè, hay đến những điểm diễn ra sự kiện lớn của Thủ đô. Công việc đã được giao khiến Thành không thể sắp xếp thời gian theo ý mình. Cả phòng có 17 người, chia nhau ca kíp để làm việc nên trong 10 ngày tới, Thành chỉ có 3 buổi được nghỉ để tham gia trực tiếp cùng các sự kiện của Đại lễ.
Làm nghề khí tượng, việc ăn, ngủ tại phòng làm việc để trực dự báo là chuyện “thường ngày ở huyện.” Trong những ngày sắp tới, việc trực thời tiết liên tục để đưa ra bản tin dự báo sẽ rất căng thẳng, đòi hỏi phải cập nhật thông tin thường xuyên từ các trạm ra đa, 85 trạm khí tượng mặt đất (từ Bắc Trung bộ trở ra). Bởi vậy, các chuyên viên sẽ không có nhiều thời gian để lướt web hay… xem truyền hình chương trình Đại lễ.
Cùng phòng với Thành, chị Lê Thị Loan (sinh năm 1974) cho biết, mình sẽ chẳng thể đi xem các chương trình của Đại lễ. Được nghỉ 3 ngày như Thành, song nhà có con nhỏ nên chị phải tranh thủ thu xếp việc nhà. Đến Thứ Bảy và Chủ Nhật, con cái và chồng chị được nghỉ thì chị lại phải trực đến sáng Chủ Nhật mới về. Thức cả đêm Thứ Bảy, nên chị bảo sẽ phải nghỉ ngơi lấy sức. “Tôi sẽ tranh thủ theo dõi Đại lễ qua tivi vậy,” chị Loan nói.
Với những người làm công tác dự báo có trụ sở ở khu vực Hà Nội đã vậy, ở các trạm khí tượng mặt đất, trạm radar đặt khắp các khu vực khác thì việc theo dõi Đại lễ qua tivi là chuyện đương nhiên. Tất cả họ đều phải trực 24/24 giờ nhằm đảm bảo thông tin về thời tiết được cập nhật liên tục về các phòng Dự báo, để đưa ra những bản tin có độ chuẩn xác cao và có thời gian sớm nhất.
Căng hơn trực bão
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay, để phục vụ Đại lễ, đơn vị này đã đầu tư hơn 6 tỷ đồng vào việc lắp đặt thêm 15 trạm đo mưa tự động tại các quận nội thành Hà Nội và máy đo của các trạm lưu không trực tuyến; tăng cường quan trắc thám không vô tuyến, khí tượng mặt đất… với cường độ gấp đôi ngày thường để có thông tin phục vụ công tác dự báo.
Bên cạnh đó, các cán bộ của ngành khí tượng sẽ trực suốt ngày đêm để cập nhật những thông tin thời tiết sớm nhất. Tại các phòng dự báo đều có lãnh đạo phòng trực cả ngày và đêm để đưa ra quyết định khi có diễn biến bất thường của thời tiết. Việc trực này cũng áp dụng với lãnh đạo của Trung tâm.
“Việc trực thời tiết phục vụ Đại lễ phải áp dụng như khi có bão, thậm chí còn căng hơn trực bão,” ông Đức nhấn mạnh.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương thì cho hay, từ ngày 1-10/10, đơn vị này sẽ tiến hành dự báo thời tiết hạn ngắn, mỗi ngày 4 bản tin. Tại mỗi bản tin đều có nhận định cụ thể cho các điểm diễn ra hoạt động kỷ niệm…
Đặc biệt, Trung tâm này sẽ sản xuất những bản tin dự báo cực ngắn khi thời tiết có dấu hiệu bất thường để báo tới Ban tổ chức Đại lễ kịp thời có những thay đổi phù hợp. Ông Tăng cho rằng, với lực lượng cán bộ và máy móc đã đầu tư, có thể dự báo sớm khi có thời tiết bất thường khoảng 30 phút tới 1 giờ.
Ông Đức bảo, trong thời tiết giao mùa phức tạp, khó dự báo thời tiết như hiện nay, việc đảm bảo độ chính xác là không hề dễ dàng, kể cả với những người có thâm niên công tác hàng vài chục năm.
Vất vả là vậy, song những người làm khí tượng rất tự hào và sẽ nỗ lực hết sức mình để góp công sức vào ngày Đại lễ. Cho dù, họ có phải chịu thiệt một chút bởi suốt ngày “ngồi đất, ngắm trời kể chuyện nắng mưa” chứ không được liên tục tới các điểm diễn ra sự kiện trọng đại của dân tộc./.
Đó cũng là tâm sự chung của nhiều nhân viên ngành khí tượng, khi mà việc dự báo thời tiết trong ngày Đại lễ đòi hỏi độ chính xác cao nhất có thể tại các điểm, để Ban tổ chức Đại lễ kịp thời điều chỉnh chương trình.
“Lỡ hẹn” cùng Đại lễ
Trong căn phòng nhỏ tại tầng 3 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Nguyễn Đức Thành lịch sự xin lỗi rồi bảo khách ngồi đợi trong lúc anh đang dở công việc. Những bàn máy tính kê san sát, ánh mắt của những chuyên viên Phòng Dự báo Khí tượng hạn ngắn không rời khỏi màn hình, hình ảnh vệ tinh… để đưa ra những dự báo cho bản tin chiều…
Một lát sau, nghe chừng công việc đã ngớt, Thành kể rằng nhiệm vụ dự báo thời tiết trong 10 ngày diễn ra Đại lễ đã được lãnh đạo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quán triệt tới từng cán bộ, chuyên viên. Bởi thế, mỗi người đều ý thức được tầm quan trọng của việc dự báo thật chính xác thời tiết tại các khu vực diễn ra những sự kiện quan trọng.
“Ngoài nhiệm vụ công việc, thì đây cũng là một trong những điều mà một chuyên viên ngành khí tượng có thể đóng góp cho sự kiện ngàn năm có một của đất nước,” Thành nói.
Rồi Thành bảo, là “dân Hà Nội gốc” nhưng anh sẽ không thể góp mặt vào các cuộc vui cùng bạn bè, hay đến những điểm diễn ra sự kiện lớn của Thủ đô. Công việc đã được giao khiến Thành không thể sắp xếp thời gian theo ý mình. Cả phòng có 17 người, chia nhau ca kíp để làm việc nên trong 10 ngày tới, Thành chỉ có 3 buổi được nghỉ để tham gia trực tiếp cùng các sự kiện của Đại lễ.
Làm nghề khí tượng, việc ăn, ngủ tại phòng làm việc để trực dự báo là chuyện “thường ngày ở huyện.” Trong những ngày sắp tới, việc trực thời tiết liên tục để đưa ra bản tin dự báo sẽ rất căng thẳng, đòi hỏi phải cập nhật thông tin thường xuyên từ các trạm ra đa, 85 trạm khí tượng mặt đất (từ Bắc Trung bộ trở ra). Bởi vậy, các chuyên viên sẽ không có nhiều thời gian để lướt web hay… xem truyền hình chương trình Đại lễ.
Cùng phòng với Thành, chị Lê Thị Loan (sinh năm 1974) cho biết, mình sẽ chẳng thể đi xem các chương trình của Đại lễ. Được nghỉ 3 ngày như Thành, song nhà có con nhỏ nên chị phải tranh thủ thu xếp việc nhà. Đến Thứ Bảy và Chủ Nhật, con cái và chồng chị được nghỉ thì chị lại phải trực đến sáng Chủ Nhật mới về. Thức cả đêm Thứ Bảy, nên chị bảo sẽ phải nghỉ ngơi lấy sức. “Tôi sẽ tranh thủ theo dõi Đại lễ qua tivi vậy,” chị Loan nói.
Với những người làm công tác dự báo có trụ sở ở khu vực Hà Nội đã vậy, ở các trạm khí tượng mặt đất, trạm radar đặt khắp các khu vực khác thì việc theo dõi Đại lễ qua tivi là chuyện đương nhiên. Tất cả họ đều phải trực 24/24 giờ nhằm đảm bảo thông tin về thời tiết được cập nhật liên tục về các phòng Dự báo, để đưa ra những bản tin có độ chuẩn xác cao và có thời gian sớm nhất.
Căng hơn trực bão
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay, để phục vụ Đại lễ, đơn vị này đã đầu tư hơn 6 tỷ đồng vào việc lắp đặt thêm 15 trạm đo mưa tự động tại các quận nội thành Hà Nội và máy đo của các trạm lưu không trực tuyến; tăng cường quan trắc thám không vô tuyến, khí tượng mặt đất… với cường độ gấp đôi ngày thường để có thông tin phục vụ công tác dự báo.
Bên cạnh đó, các cán bộ của ngành khí tượng sẽ trực suốt ngày đêm để cập nhật những thông tin thời tiết sớm nhất. Tại các phòng dự báo đều có lãnh đạo phòng trực cả ngày và đêm để đưa ra quyết định khi có diễn biến bất thường của thời tiết. Việc trực này cũng áp dụng với lãnh đạo của Trung tâm.
“Việc trực thời tiết phục vụ Đại lễ phải áp dụng như khi có bão, thậm chí còn căng hơn trực bão,” ông Đức nhấn mạnh.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương thì cho hay, từ ngày 1-10/10, đơn vị này sẽ tiến hành dự báo thời tiết hạn ngắn, mỗi ngày 4 bản tin. Tại mỗi bản tin đều có nhận định cụ thể cho các điểm diễn ra hoạt động kỷ niệm…
Đặc biệt, Trung tâm này sẽ sản xuất những bản tin dự báo cực ngắn khi thời tiết có dấu hiệu bất thường để báo tới Ban tổ chức Đại lễ kịp thời có những thay đổi phù hợp. Ông Tăng cho rằng, với lực lượng cán bộ và máy móc đã đầu tư, có thể dự báo sớm khi có thời tiết bất thường khoảng 30 phút tới 1 giờ.
Ông Đức bảo, trong thời tiết giao mùa phức tạp, khó dự báo thời tiết như hiện nay, việc đảm bảo độ chính xác là không hề dễ dàng, kể cả với những người có thâm niên công tác hàng vài chục năm.
Vất vả là vậy, song những người làm khí tượng rất tự hào và sẽ nỗ lực hết sức mình để góp công sức vào ngày Đại lễ. Cho dù, họ có phải chịu thiệt một chút bởi suốt ngày “ngồi đất, ngắm trời kể chuyện nắng mưa” chứ không được liên tục tới các điểm diễn ra sự kiện trọng đại của dân tộc./.
Trung Hiền (Vietnam+)