Mặc dù gặp không ít khó khăn từ nhiều yếu tố khách quan, song năm 2010 ngành thép Việt Nam không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước mà còn xuất khẩu và trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, những vấn đề bộc lộ trong quy hoạch, thu hút đầu tư đang cần sự hiệu chỉnh để ngành thép có bước phát triển hiệu quả và bền vững hơn.
Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường cho biết, mặc dù trong năm 2010, ngành thép đã tăng trưởng cao hơn dự kiến, nhưng nếu tính đến nhu cầu hiện tại, những dự án thép đã và đang xây dựng vẫn bộc lộ những vấn đề cần phải xem xét, hiệu chỉnh lại.
Đó là, sự phân cấp cho các địa phương được quyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án thép trong những năm qua không được giám sát chặt chẽ, dẫn đến cấp phép quá nhiều, phá vỡ cân đối về số lượng và chủng loại sản phẩm thép, phá vỡ những điều kiện cân đối để bảo đảm cho dự án thép được thực hiện bền vững như cân đối nguyên liệu, cung cấp điện, nước, giao thông vận tải, đất đai và môi trường sinh thái.
Tiếp theo, việc lựa chọn đối tác đầu tư, đặc biệt là những dự án đầu tư lớn của nước ngoài với số vốn đầu tư nhiều tỷ USD chưa được bàn thảo kỹ trong các cơ quan quản lý cấp trên, chưa tham khảo chuyên gia tư vấn dẫn đến lựa chọn đối tác chưa “chuẩn.”
Đã có một số dự án phải thu hồi giấy phép vì đối tác không có khả năng thực hiện. Ngoài ra, một số dự án liên hợp do nước ngoài đầu tư với quy mô lớn sản xuất thép tấm cuộn cán nóng và cuộn cán nguội đã có chủ trương và giấy phép đầu tư nhưng chậm triển khai vì nhiều lý do.
Dự án thép tấm của Công ty GuangLian (Đài Loan) ở Dung Quất, đầu tư 3 tỷ USD, sản xuất thép dẹt (tấm, HRC, CRC) công suất 5 triệu tấn/năm, đến tháng 5/2010 xin điều chỉnh giấy phép đầu tư nâng công suất lên 7 triệu tấn/năm với tổng mức đầu tư lên 4,5 tỷ USD, nhưng cho đến nay, vẫn chưa thể triển khai được.
Dự án thép Liên hợp của Tập Đoàn Formosa (Đài Loan) ở khu công nghiệp Vũng áng (Hà Tĩnh) công suất giai đoạn 1 là 7,5 triệu tấn/năm, giai đoạn 2 là 7,5 triệu tấn/năm. Đây là dự án lớn nhất được đầu tư vào Việt Nam đã được cấp giấy phép và khởi công xây dựng năm 2008, nhưng đến nay mới đang xây cảng biển, đập chắn sóng, san lấp mặt bằng và một số công trình phụ trợ...
Theo Chủ tịch Phạm Chí Cường, bất cập của ngành thép trong thời gian qua chính là sự phát triển không theo quy hoạch ngành đã tạo ra phản ứng dây chuyền, phá vỡ cân đối quy hoạch của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là ngành điện. Chính việc này đã khiến ngành điện phải kiến nghị Chính phủ và Bộ Công Thương yêu cầu ngành thép phải tự bảo đảm cung cấp điện, nhất là đối với các dự án thép ngoài quy hoạch.
Ông Cường nhận định, đây cũng là ý kiến hợp lý, góp phần chấn chỉnh việc cấp phép đầu tư tuỳ tiện, không tính toán các điều kiện để bảo đảm ngành thép phát triển bền vững. Hơn nữa, các dự án thép thường chiếm diện tích đất rất lớn, đặc biệt là các dự án liên hợp thường chiếm gần 1.000-2.000 ha, gây nhiều khó khăn trong việc đền bù đất nông nghiệp và tái định cư cho người dân.B
ên cạnh đó, do được phân cấp, địa phương nào cũng muốn thu hút đầu tư, phát triển nên đã “dễ dàng” chấp nhận các dự án mà không lường hết những khó khăn. Mặt khác, nhiều địa phương không lựa chọn kỹ đối tác nước ngoài nên khi có những biến động kinh tế thế giới, đối tác không đủ tiềm lực về tài chính đã kéo dài tiến độ, thậm chí là dừng việc thực hiện dự án. Chính vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải yêu cầu các địa phương rà soát và có biện pháp thu hồi giấy phép đầu tư nếu lý do chậm chễ của đối tác không chính đáng.
Ngoài ra, công nghệ và môi trường cũng là một vấn đề mà nhiều quốc gia đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngay các dự án liên hợp sản xuất thép công suất 5-10 triệu tấn/năm cũng chưa có hội đồng chuyên gia thẩm định nên khi thực thi mới bộc lộ những điều bất cập.
Cũng theo ông Phạm Chí Cường, theo lộ trình, hàng rào thuế quan bảo vệ ngành thép trong vài năm tới sẽ phải giảm dần. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, ngành thép cũng như các nhà quản lý cần phải có những biện pháp chấn chỉnh mạnh mẽ hơn để ngành thép phát triển hiệu quả và bền vững./.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, những vấn đề bộc lộ trong quy hoạch, thu hút đầu tư đang cần sự hiệu chỉnh để ngành thép có bước phát triển hiệu quả và bền vững hơn.
Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường cho biết, mặc dù trong năm 2010, ngành thép đã tăng trưởng cao hơn dự kiến, nhưng nếu tính đến nhu cầu hiện tại, những dự án thép đã và đang xây dựng vẫn bộc lộ những vấn đề cần phải xem xét, hiệu chỉnh lại.
Đó là, sự phân cấp cho các địa phương được quyền cấp giấy phép đầu tư cho các dự án thép trong những năm qua không được giám sát chặt chẽ, dẫn đến cấp phép quá nhiều, phá vỡ cân đối về số lượng và chủng loại sản phẩm thép, phá vỡ những điều kiện cân đối để bảo đảm cho dự án thép được thực hiện bền vững như cân đối nguyên liệu, cung cấp điện, nước, giao thông vận tải, đất đai và môi trường sinh thái.
Tiếp theo, việc lựa chọn đối tác đầu tư, đặc biệt là những dự án đầu tư lớn của nước ngoài với số vốn đầu tư nhiều tỷ USD chưa được bàn thảo kỹ trong các cơ quan quản lý cấp trên, chưa tham khảo chuyên gia tư vấn dẫn đến lựa chọn đối tác chưa “chuẩn.”
Đã có một số dự án phải thu hồi giấy phép vì đối tác không có khả năng thực hiện. Ngoài ra, một số dự án liên hợp do nước ngoài đầu tư với quy mô lớn sản xuất thép tấm cuộn cán nóng và cuộn cán nguội đã có chủ trương và giấy phép đầu tư nhưng chậm triển khai vì nhiều lý do.
Dự án thép tấm của Công ty GuangLian (Đài Loan) ở Dung Quất, đầu tư 3 tỷ USD, sản xuất thép dẹt (tấm, HRC, CRC) công suất 5 triệu tấn/năm, đến tháng 5/2010 xin điều chỉnh giấy phép đầu tư nâng công suất lên 7 triệu tấn/năm với tổng mức đầu tư lên 4,5 tỷ USD, nhưng cho đến nay, vẫn chưa thể triển khai được.
Dự án thép Liên hợp của Tập Đoàn Formosa (Đài Loan) ở khu công nghiệp Vũng áng (Hà Tĩnh) công suất giai đoạn 1 là 7,5 triệu tấn/năm, giai đoạn 2 là 7,5 triệu tấn/năm. Đây là dự án lớn nhất được đầu tư vào Việt Nam đã được cấp giấy phép và khởi công xây dựng năm 2008, nhưng đến nay mới đang xây cảng biển, đập chắn sóng, san lấp mặt bằng và một số công trình phụ trợ...
Theo Chủ tịch Phạm Chí Cường, bất cập của ngành thép trong thời gian qua chính là sự phát triển không theo quy hoạch ngành đã tạo ra phản ứng dây chuyền, phá vỡ cân đối quy hoạch của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là ngành điện. Chính việc này đã khiến ngành điện phải kiến nghị Chính phủ và Bộ Công Thương yêu cầu ngành thép phải tự bảo đảm cung cấp điện, nhất là đối với các dự án thép ngoài quy hoạch.
Ông Cường nhận định, đây cũng là ý kiến hợp lý, góp phần chấn chỉnh việc cấp phép đầu tư tuỳ tiện, không tính toán các điều kiện để bảo đảm ngành thép phát triển bền vững. Hơn nữa, các dự án thép thường chiếm diện tích đất rất lớn, đặc biệt là các dự án liên hợp thường chiếm gần 1.000-2.000 ha, gây nhiều khó khăn trong việc đền bù đất nông nghiệp và tái định cư cho người dân.B
ên cạnh đó, do được phân cấp, địa phương nào cũng muốn thu hút đầu tư, phát triển nên đã “dễ dàng” chấp nhận các dự án mà không lường hết những khó khăn. Mặt khác, nhiều địa phương không lựa chọn kỹ đối tác nước ngoài nên khi có những biến động kinh tế thế giới, đối tác không đủ tiềm lực về tài chính đã kéo dài tiến độ, thậm chí là dừng việc thực hiện dự án. Chính vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải yêu cầu các địa phương rà soát và có biện pháp thu hồi giấy phép đầu tư nếu lý do chậm chễ của đối tác không chính đáng.
Ngoài ra, công nghệ và môi trường cũng là một vấn đề mà nhiều quốc gia đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngay các dự án liên hợp sản xuất thép công suất 5-10 triệu tấn/năm cũng chưa có hội đồng chuyên gia thẩm định nên khi thực thi mới bộc lộ những điều bất cập.
Cũng theo ông Phạm Chí Cường, theo lộ trình, hàng rào thuế quan bảo vệ ngành thép trong vài năm tới sẽ phải giảm dần. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, ngành thép cũng như các nhà quản lý cần phải có những biện pháp chấn chỉnh mạnh mẽ hơn để ngành thép phát triển hiệu quả và bền vững./.
Văn Xuyên (TTXVN/Vietnam+)